BÀI TẬP TÍNH TOÁN CHƯƠNG 3



3.1 Tính khối lượng Na2S2O3.5H2O cần lấy để pha 500ml dung dịch Na2S2O3 0,02N sử dụng để chuẩn độ I3- trong thí nghiệm xác định DO.Biết rằng Na = 23; S = 32; O = 16.
3.2 Tính khối lượng muối Morh (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O cần lấy để pha 500ml dung dịch Fe2+ 0,06N sử dụng để chuẩn độ K2Cr2O7 dư trong thí nghiệm xác định COD bằng phương pháp Đicromat. Biết rằng N = 14; S = 32; O = 16; H = 1; Fe = 56.
3.3 Tính khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để pha 500ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N sử dụng trong thí nghiệm xác định COD bằng phương pháp dicromat. Biết rằng K = 39; Cr = 52; O = 16.
3.4 Tính thể tích dung dịch HCl đặc (C% = 36%, d = 1,18 g/ml) cần lấy để pha 500ml dung dịch HCl 0,02N sử dụng trong thí nghiệm xác định độ kiềm. Để biết nồng độ chính xác của dung dịch đã pha cần thực hiện quá trình nào, mô tả tóm tắt quá trình đó. Biết rằng Cl = 35,5; H = 1.
3.5 Tính  khối lượng của EDTA (C10H14O8N2Na2.2H2O ) cần cân để pha 1 lít dung dịch EDTA 0,02N dùng trong thí nghiệm xác định độ cứng tổng của nước.Biết rằng N = 14; Na = 23; O = 16; H = 1; C = 12.
3.6 Tính khối lượng muối Morh (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O cần lấy để pha 500ml dung dịch chuẩn gốc có hàm lượng Fe là 100mg/l sử dụng trong thí nghiệm xác định tổng sắt bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10 phenaltrrolin. Biết rằng N = 14; S = 32; O = 16; H = 1; Fe = 56.
3.7 Tính khối lượng muối MnSO4.2H2O cần lấy để pha 100ml dung dịch chuẩn gốc có hàm lượng Mn là 100 mg/l sử dụng trong thí nghiệm xác định tổng sắt bằng phương pháp trắc quang. Biết rằng Mn = 55; S = 32; O = 16; H = 1.
3.8 Tính khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để pha 250 ml dung dịch chuẩn gốc có nồng độ Cr (VI) là 1 g/l sử dụng trong thí nghiệm xác định nồng độ Cr (VI) bằng phương pháp trắc quang. Biết rằng K = 39; Cr = 52; O = 16.
3.9 Tính khối lượng muối KH2PO4 cần để pha 500ml dung dịch chuẩn gốc có hàm lượng PO43- là 100 mg P/l sử dụng trong thí nghiệm xác định hàm lượng ion PO43- bằng phương pháp trắc quang . Biết rằng K = 39; P = 31; H = 1; O = 16.
3.10 Trong thí nghiệm xác định NO2- của một mẫu nước bằng phương pháp trắc quang, Tính khối lượng chuẩn gốc này NaNO2 cần lấy để pha 1lít dung dịch chuẩn gốc NO2- có nồng độ 100mgN/l. Từ dung dịch pha loãng ra dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ 10mgN/l, trình bày cách pha dung dịch chuẩn làm việc. Biết rằng N = 14; Na = 23; O = 16.
3.11 Trong thí nghiệm xác định NO3- của một mẫu nước bằng phương pháp trắc quang, Tính khối lượng NaNO3 cần lấy để pha 1lít dung dịch chuẩn gốc NO3- có nồng độ 100mgN/l. Từ dung dịch chuẩn gốc này pha loãng ra dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ 10mgN/l, trình bày cách pha dung dịch chuẩn làm việc. Biết rằng N = 14; Na = 23; O = 16.
3.12 Trong thí nghiệm xác định NH4+ của một mẫu nước bằng phương pháp trắc quang, Tính khối lượng NH4Cl cần lấy để pha 1lít dung dịch chuẩn gốc NH4+ có nồng độ 100mgN/l. Từ dung dịch chuẩn gốc này pha loãng ra dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ 10mgN/l, trình bày cách pha dung dịch chuẩn làm việc. Biết rằng N = 14; Cl = 35,5; O = 16.
3.13 Trong thí nghiệm xác định độ kiềm tổng của nước các số liệu thu được như sau:
- Thể tích mẫu 50 (ml)
- Thể tích dung dịch HCl 0,02N tiêu tốn là 5ml
Tính độ kiềm tổng của nước theo đơn vị milimol H+/l và mg CaCO3/l.
3.13 Trong thí nghiệm xác định độ cứng tổng của nước các số liệu thu được như sau:
- Thể tích mẫu 50 (ml)
- Thể tích dung dịch EDTA 0,02N tiêu tốn là 5ml
Tính độ cứng tổng của nước theo đơn vị mg CaCO3/l.
3.14 Trong thí nghiệm xác định COD của một mẫu nước bằng phương pháp Đicromat (Phương pháp chuẩn độ) các số liệu thu được như sau:
- Thể tích mẫu đem phân tích: 2 ml
- Thể tích dung dịch muối Morh (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O (nồng độ Fe2+ 0,06M) dùng chuẩn độ K2Cr2O7 dư: 3ml (với mẫu môi trường) và 5ml (với mẫu trắng).
Tính hàm lượng COD của mẫu nước trên.
3.15 Trong thí nghiệm xác định NH4+ của một mẫu nước bằng phương pháp chưng cất chuẩn độ các số liệu thu được như sau:
- Thể tích du ng dịch HCl tiêu tốn để chuẩn độ mẫu môi trường là 0,8 ml
- Thể tích du ng dịch HCl tiêu tốn để chuẩn độ mẫu trắng là 0,1 ml
- Nồng độ dung dịch HCl dùng để chuẩn độ là 0,02 N
- Thể tích mẫu sử dụng là 100 ml
Tính nồng độ NH4+ của mẫu nước đem phân tích.
3.16 Trong thí nghiệm xác định NO2- của một mẫu nước bằng phương pháp trắc quang đường chuẩn thu được như sau: Abs = 0,5954C + 0,0116 (Đường chuẩn được xây dựng vào bình định mức 25ml, nồng độ đường chuẩn có đơn vị là mg N/l). Trong thí nghiệm đối với mẫu môi trường hút 10ml mẫu cho vào bình định mức 25ml rồi tiến hành tạo màu như đối với đường chuẩn? Abs của mẫu môi trường đo được là 0,358, tính hàm lượng NO2- trong mẫu môi trường?
3.17 Trong thí nghiệm xác định hàm lượng tổng photpho của một mẫu nước bằng phương pháp trắc quang, phương trình đường chuẩn thu được như sau: Abs = 163,14C +0,0056 (Đường chuẩn được xây dựng vào ống nghiệm, C: nồng độ mẫu chuẩn có đơn vị là mgP/l). Trong thí nghiệm đối với mẫu môi trường hút 10ml mẫu cho vào bát sứ rồi tiến hành phá mẫu, sau khi phá mẫu xong chuyển toàn bộ mẫu vào bình định mức 50ml rồi định mức đến vạch. Hút 5ml mẫu cho vào ống nghiệm và tạo màu tương tự như đối với mẫu môi trường. Abs của mẫu môi trường đo được là 0,342, tính hàm lượng tổng P trong mẫu môi trường?
3.18 Trong thí nghiệm xác định tổng hàm lượng sắt của một mẫu nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10 phenaltrolin bằng phương pháp đường chuẩn, xây dựng được đường chuẩn có phương trình: Abs = 0,04C – 0,0079 (C: nồng độ sắt có đơn vị là mg/l). Trong thí nghiệm đối với mẫu môi trường tiến hành như sau: Lấy chính xác 50.0 ml mẫu đã axit hoá cho vào cốc chịu nhiệt, Tiến hành xử lý mẫu theo quy trình, làm nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 100 ml, thêm  4ml dung dịch Hydro xyl- amoni clorua và thêm nước tới vạch. Hút 10ml dung dịch trên cho bình định mức 25ml, thêm các thuốc thử để tạo màu như đối với đường chuẩn. Abs của mẫu môi trường đo được có giá trị là 0,156. Tính nồng độ tổng sắt trong mẫu môi trường đem phân tích.
3.19 Trong thí nghiệm xác định NO3- của một mẫu nước bằng phương pháp trắc quang đường chuẩn thu được như sau: Abs = 3,9888C + 0,009 (Đường chuẩn được xây dựng vào bình định mức 25ml, nồng độ đường chuẩn có đơn vị là mg/l). Trong thí nghiệm đối với mẫu môi trường hút 5ml mẫu cho vào bình định mức 25ml rồi tiến hành tạo màu như đối với đường chuẩn? Abs của mẫu môi trường đo được là 0,835, tính hàm lượng NO3- trong mẫu môi trường.
3.20 Trong thí nghiệm xác định NH4+ của một mẫu nước bằng phương pháp trắc quang đường chuẩn thu được như sau: Abs = 7204C + 0,0035 (Đường chuẩn được xây dựng vào bình định mức 25ml, nồng độ đường chuẩn có đơn vị là mgN/l). Trong thí nghiệm đối với mẫu môi trường hút 15ml mẫu cho vào bình định mức 25ml rồi tiến hành tạo màu như đối với đường chuẩn? Abs của mẫu môi trường đo được là 0,535. Tính hàm lượng NH4+ trong mẫu môi trường.
3.21 Quy trình phân tích xác định hàm lượng NO2 trong một mẫu khí như sau: Lấy 20ml dung dịch NaOH 0,1N hấp thụ không khí với vận tốc 1 lít/phút trong thời gian 30phút. Sau đó, chuyển toàn bộ mẫu vào bình định mức 25ml, thêm các hoá chất tạo phức màu cần thiết, định mức đến vạch và đo độ hấp thụ quang được Abs = 0,101. Thực hiện xây  dựng đường chuẩn với dung dịch chuẩn NaNO2, thu được phương trình đường chuẩn là: y = 567,08x + 0,0187 với đơn vị nồng độ dung dịch chuẩn là mgNO2/lít. Tính hàm lượng NO2 (mg/m3) trong mẫu khí trên, coi điều kiện lấy mẫu là điều kiện tiêu chuẩn.
3.22 Tính hàm lượng SO2 trong không khí biết quy trình xác định như sau: Hai ống hấp thụ mắc nối tiếp, cho vào mỗi ống 10ml dung dịch TCM. Tiến hành hấp thụ không khí trong 30 phút với tốc độ là 1lít/phút. Sau khi hấp thụ xong, chuyển toàn bộ dung dịch hấp thụ và nước tráng rửa vào bình định mức 50ml, định mức đến vạch; từ bình này lấy 15ml cho vào bình định mức 25ml, sau đó thêm các thuốc thử cần thiết, định mức đến vạch, và đem đo độ hấp thụ quang được Abs = 0,123. Cho biết: phương trình đường chuẩn là: y = 567,89x + 0,0123; Coi điều kiện khí hậu là điều kiện tiêu chuẩn; nồng độ dung dịch chuẩn tính bằng đơn vị mgSO2/lít.


Tổng số lượt xem trang