Mối quan hệ giữa các quyển thạch quyển và khí quyển


MỞ ĐẦU

Chuyên đề mối quan hệ giữa các quyển thạch quyển và khí quyển được thực hiện dựa trên những tài liệu tham khảo và nguồn internet nhằm cập nhập về một lĩnh vực của khoa học Trái Đất. Hàng ngày chúng ta sống trong môi trường , chịu những tác động vô hình hay hữu hình của các quyển nhưng chúng ta không hề hay biết. Đặc biệt là các tác động qua lại giữa thạch quyển và khí quyển. Ngoài ra bài tiểu luận còn giúp các bạn sinh viên xác định rõ các khái niệm cơ bản về Khoa học Trái đất, đối tượng và phương  pháp  nghiên cứu cũng như các ứng dụng của Khoa học Trái đất. Mô tả về vị trí của Trái đất trong Hệ Mặt trời, hình dạng, các tính chất vật lý - hóa học, cấu tạo, nguồn gốc và tuổi của Trái đất.Trình bày về thành phần, tính chất các hợp phần của Trái đất và giải thích các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong các quyển cũng như các quy luật tương tác giữa các quyển của Trái đất. Áp dụng kiến thức để hiểu về tương tác giữa hoạt động của con người và các quá trình động lực đang diễn ra trên Trái đất.  Ứng dụng các kiến thức này để hỗ trợ nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu chuyên môn chính.
Xuất phát từ những lý do trên nhóm đã lựa chọn chủ đề tiểu luận : “ Mối quan hệ giữa các quyển thạch quyển và khí quyển  từ đó có thể chứng minh và giải thích các hiện tượng đã, đang sẽ sảy ra giữa hai quyển này tương tác lẫn nhau và nó có tác động như thế nào đến Trái Đất.


        1.1. Giới thiệu về khoa học Trái Đất 

1.1.1. Lịch sử hình thành

Các nhà khoa học Trái Đất chuyên nghiên cứu các dự án khoa học liên quan đến Trái Đất với mục đích cơ bản nhằm hiểu được sự tồn tại của thế giới xung quanh. Gần đây ngành Khoa học Trái đất đã có một chỗ đứng quan trọng trong giáo dục. Ngành học này ra đời vào những thập niên 50 và 60, khi các trường học tại New York và liên bang Pensylvania quyết định tổ chức các lớp học Khoa học Trái đất, bao gồm các môn Khí tượng học, Khoa học không gian, Khoa học địa chất và Địa lý. Trong những năm qua, việc nghiên cứu của ngành Khoa học Trái đất đã trở nên phổ biến trong cộng đồng sinh viên và ngày càng cần thiết hơn. Chính tình hình suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới đã khiến ngành học này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

1.1.2. Khái niệm

Khoa học Trái Đất hay Các Khoa học về Trái Đất (tên tiếng Anh là “Geosciences” hay “Earth Sciences”) là ngành khoa học đa lĩnh vực bao gồm tất cả các khoa học liên quan đến hành tinh Trái Đất. Đối tượng của Khoa học Trái Đất bao gồm địa quyển (trên mặt đất và sâu trong lòng đất, đồng thời được chọn làm trọng tâm), khí quyển, sinh quyển, thủy quyển và mối tương tác với quyển nhân sinh. Các môn khoa học cơ bản như Vật Lý, Toán Học, Hóa Học và Sinh Học và Tin học… được tích hợp trong nghiên cứu Khoa Học Trái Đất nhằm xây dựng một sự hiểu biết định lượng về các yếu tố chính (hay còn gọi là quyển) của Trái Đất và sự tương tác giữa chúng. 

1.1.3. Vị  trí của ngành khoa học Trái Đát so với các ngành khoa học khác

Một số ngành thuộc Khoa Học Trái Đất được đầu tư và khuyến khích phát tiển tương đối cao như các ngành thăm dò và khai thác khoáng sản, dầu khí, ngành công nghệ môi trường...
Đối với các nước luôn bị đe dọa bởi thiên tai như Nhật Bản, Hoa Kỳ thì việc đầu tư cho ngành Khoa học Trái đất được đưa lên rất cao vì ứng dụng thực tiễn của nó trong việc dự báo, phòng chống và giảm thiểu thiên tai như động đất, núi lửa, bão lụt, sóng thần...
Tại Việt Nam, ứng dụng của Khoa học Trái Đất vào thăm dò dầu khí và khoáng sản đang được đặt lên hàng đầu, tiếp sau đó là các ứng dụng trong việc dự báo bão lụt, hạn hán và một số các ứng dụng quan trọng khác trong việc sử dụng và qui hoạch đất đai trong nông nghiệp... Ở Việt nam, các nhà nghiên cứu Khoa Học Trái Đất có thể làm các công việc nghiên cứu lý thuyết đến áp dụng thực tiễn ví dụ như nghiên cứu lịch sử phát triển của một vùng đất, khai thác thăm dò tài nguyên, dự báo về những thay đổi của tự nhiên trong tương lai hay có thể tham gia vào các hoạt động quản lí và hoạch định chính sách đất đai. Đặc biệt là khả năng hợp tác cùng nghiên cứu với các nhà nghiên cứu Khoa học Trái đất trên toàn thế giới đã giúp cho các nhà nghiên cứu Khoa Học Trái Đất ở Việt Nam có nhiều cơ hội làm việc và cộng tác hơn. Trong thời điểm đang thực thi công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển bền vững , thì việc sử dụng chất xám của các nhà nghiên cứu Khoa học trái đất đang rất cần thiết để phát triển và xây dựng đất nước. 

1.1.4. Các ngành khoa học thuộc KHTĐ

Các ngành khoa học trái đất rất đa dạng, về mặt lý thuyết lẫn ứng dụng nhằm xây dựng một sự hiểu biết định lượng về các yếu tố chính (hay còn gọi là các quyển) của Trái Đất và sự tương tác giữa chúng.
 Khí quyển học: Khí quyển học là ngành khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc và hành vi của khí quyển, hỗn hợp dạng khí xung quanh Trái Đất và chịu sức hút của Trái Đất, các quá trình vận động của khí quyển cũng như tương tác qua lại của khí quyển và các quyển khác như địa quyển, thủy quyển…
Địa chất học: Địa chất học là khoa học nghiên cứu hành tinh Trái Đất, các thành phần vật chất cấu tạo nên nó, các quá trình hình thành, biến đổi của các vật chất trong đó: đá, khoáng vật, sông suối, thung lũng, núi, khí hậu, sự sống... dưới góc độ các quá trình biến đổi vật lý, hóa học, sinh học. Đồng thời, Địa chất học nghiên cứu lịch sử phát triển của Trái Đất.
 Môi trường học: Là ngành khoa học nghiên cứu các yếu tố xung quanh một thành phần cụ thể của Trái Đất và mối tương tác, ảnh hưởng qua lại (tất cả các thành phần xung quanh vật thể đó) thông thường đề cập đến phần vỏ trên cùng của Trái Đất, nơi chịu tác động mạnh nhất từ con người.
 Địa vật lý: Địa vật lý là phương pháp nghiên cứu gián tiếp vô cùng hiệu quả cấu trúc sâu lẫn nông của Trái Đất thông qua các phép đo đạc vật lý và các mô hình toán học để khám phá và minh giải cấu trúc và động lực của Quả Đất rắn cùng với lớp vỏ lưu quyển bao quanh nó..
 Địa Lý: Địa lý học là khoa học nghiên cứu tất cả các yếu tố bề mặt Trái Đất bao gồm các yếu tố tự nhiên và cả các yếu tố xã hội: sự tập trung và phân dị của các diện tích bề mặt; ảnh hưởng qua lại của các yếu tố nhân sinh đối với môi trường... Khoa học Địa lý tự nhiên và khoa học Địa chất cùng nghiên cứu về Trái Đất. Tuy nhiên, Khoa học Địa lý đề cập chủ yếu đến các yếu tố hình học của bề mặt Trái Đất trong khi Khoa Học Địa chất quan tâm nhiều hơn đến thành phần vật chất.
 Hải dương học: Là môn khoa học nghiên cứu về động lực các dòng biển, sóng biển, mối tương tác giữa biển và các lục địa, hệ sinh thái biển…. Nghiên cứu sự liên quan mật thiết giữa sự vận động của các đại dương với sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

1.1.5. Ứng dụng của KHTĐ

Sử dụng tài nguyên: Đánh giá, khai thác và giữ gìn các nguồn tài nguyên: đánh giá trữ lượng, chất lượng và khai thác khoáng sản, bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch, phát triển du lịch sinh thái, sử dụng tài nguyên trong các lĩnh vực công nghệ… Phát triển bền vững: Đánh giá, quản lý, quy hoạch và đưa ra các giải pháp phát triển bền vững: các vấn đề về môi trường, quy hoạch đô thị và nông thôn, xây dựng các công trình nhân sinh... Hạn chế rủi ro: Dự báo, đánh giá các hiểm họa thiên nhiên: động đất, núi lửa, bão lụt… cũng như những rủi ro do hậu quả của hành vi nhân sinh: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí... Và nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về Trái Đất

1.1.6. Một số thành tựu đạt được

Vẽ lại bức tranh thế giới cổ đại: Khoa Học Trái Đất mô tả quá trình hình thành và vận động của vỏ trái đất từ cách đây 4-5 tỉ năm cho đến cấu tạo bình ổn hiện nay chứng minh sự hội tụ và di chuyển các mảng thạch quyển là nguyên nhân dẫn đến quá trình hình thành các hoạt động tạo núi, tạo sông, phát sinh núi lửa, động đất… Thế giới cổ đại đã từng có những loài sinh vật nào từng tồn tại - các nhà Cổ sinh vật học đã, đang và sẽ trả lời qua việc nghiên cứu các hóa thạch (hóa đá của các sinh vật). Các nền văn minh của con người đều phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, điều kiện sinh thái mà phát triển hoặc suy thoái, vì vậy, các kết quả nghiên cứu cổ sinh thái khí hậu đã làm sáng tỏ bức tranh tiến hóa của con người.
Nghiên cứu & Dự báo sự biến đổi của khí hậu: Biến đổi khí hậu, sự ấm dần lên của Trái Đất và ô nhiễm môi trường đang là những chủ đề thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Các nhà khoa học Trái Đất đang nỗ lực để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, dự báo xu thế biến đối để giúp con người kịp thời ứng phó với biến đổi khắc nghiệt của thiên nhiên.
Nghiên cứu và dự báo thiên tai: Việc lắp đặt và phân tích các thông tin thu nhận từ hàng trăm trạm địa chấn đặt khắp nơi trên thế giới đã giúp con người ngày càng hiểu rõ hơn về nguyên nhân của những thiên tai khủng khiếp như động đất, núi lửa và sóng thần. Kết hợp với việc phân tích các dữ liệu từ các nguồn đo đạc và quan trắc Trái Đất khác như GPS (hệ thống định vị toàn cầu), địa hóa... con người đang cố gắng tăng dần khả năng dự đoán chính xác thiên tai, từ đó đưa ra các biện pháp dự phòng thích hợp để hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và của. Thăm dò tài nguyên & khoáng sản: Các chuyên ngành KHTĐ như địa vật lý, địa hóa và địa chất được sử dụng rất rộng rãi trong việc thăm dò tài nguyên và khoáng sản. Các phương pháp địa vật lý như địa chấn khúc xạ và phản xạ, các phương pháp từ và trọng lực... là công cụ đắc lực giúp con người tìm ra các nguồn nguyên liệu cơ bản như dầu khí, than đá, các khoáng sản như vàng, đồng, đá quý... trên đất liền cũng như ngoài khơi.
Khảo sát, quy hoạch công trình, du lịch sinh thái: Tại mọi nơi từ đồi núi, đồng bằng hay trên biển, đại dương, mọi hoạt động của con người đều dựa trên nền tảng hạ tầng cơ sở. Hơn ai hết những người nghiên cứu, làm việc trong các ngành Khoa học Trái Đất hiểu rõ tính chất và đặc điểm của môi trường để từ đó vạch ra được những kế hoạch phát triển mang tính khoa học và bền vững. Từ việc xây dựng các công trình nhà ở, nhà máy, thủy điện, đê sông, đê biển, hải cảng, bến tàu, giàn khoan dầu, ống dẫn dưới lòng biển…, đến việc quy hoạch vùng khai thác nước ngọt, khai thác thủy sản, vùng du lịch và bảo tồn sinh thái …
GIS: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System, viết tắt là GIS) sử dụng các ứng dụng của tin học để tích hợp, phân tích, minh họa dữ liệu; nhận dạng mối quan hệ, mô hình, xu hướng và tìm ra các giải pháp giải quyết một vấn đề nào đó. Hệ thống GIS được thiết kế nhằm nhập dữ liệu, cất giữ, cập nhật, quản lý, tính toán, phân tích và hiển thị kết quả ở dạng địa lý hay là các bản đồ kết quả. Viễn Thám: Công nghệ Viễn thám (Remote Sensing RS) giúp thu thập và phân tích các thông tin về môi trường và bề mặt Trái Đất thông qua các ảnh số thu thập được từ các vệ tinh, máy bay, các cảm biến mặt đất. Dữ liệu thu thập được từ các thiết bị trên thường được lưu trữ dưới dạng số, hoặc thể hiện năng lượng bức xạ hoặc phản xạ của vật thể trên bề mặt Trái Đất hoặc năng lượng bức xạ hoặc phản xạ của tầng khí quyển; hoặc thể hiện tín hiệu được truyền từ vệ tinh sau đó phản xạ lại. 

1.2. Vai trò của khoa học Trái Đất

Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm những đặc điểm chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch sử hình thành và phát triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến Trái đất, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh hội những kiến thức cơ bản về vị trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc điểm của các quyển trên trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và sinh quyển, cũng như các quy luật vận động của các quyển trên và hệ quả của chúng là sự phân đới tự nhiên trên Trái đất. Người học cũng được trang bị kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển sự sống cũng như tác động của con người lên Trái đất và môi trường sống, những vấn đề mới nhất về biến đổi khí hậu, các tai biến thiên nhiên và các giải pháp ứng phó, thích ứng.

2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập số liệu là một việc quan trọng với mục đích để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết, hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thhu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn để xây dựng coq sở luận cứ cứ để chứng minh giả thuyết.
Tìm kiếm các tài liệu liên quan nhất tới nội dụng bài tiểu luận , đưa ra chứng cứ, lý lẽ thuyết phục và đáng tin cậy.
Thu thập tài liệu tổng hợp về Khoa học Trái Đất, Thạch Quyển và Khí Quyển qua các tài liệu:
- Giáo trình Khoa Học Trái Đất (Lưu Đức Hải –Trần Nghi)
- Giáo trình cơ sở địa lý tự nhiên (Nguyễn Vi Dân)
- Giáo trình Khoa học môi trường (Lê Văn Khoa)

2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Đây là phương pháp điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra các sinh viên các lớp ĐH5QM qua đó tiếp nhận , khai thác thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài tiểu luận. Là một loạt các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để phỏng vấn người trả lời. Số liệu thu thập được bằng cách người điều tra và ghi chép trực tiếp vào phiếu hỏi. Hình thức đặt câu hỏi có câu hỏi dóng , câu hỏi mở  nhằm mục đích đưa ra thông tin cho người được phỏng vấn để dễ tiếp ận nhất .
Để điều tra tiểu luận, nhóm đã thực hiện:
Điều tra khảo sát tại 3 lớp ĐH5QM
-     Hình thức: Phiếu điều tra;
-     Đối tượng: Sinh viên ĐH5QM
-     Nội dung: 15 câu hỏi, Liên quan đến đề tài;
-     Số lượng: 15 phiếu/lớp , tổng số 45 phiếu
-     Mục đích: đánh giá sự hiểu biết của sinh viên về khí quyển, thạch quyển và mối quan hệ giữa khí quyển và thạch quyển.

2.3. Phương pháp khảo sát thực địa

   Phương pháp này giúp quan sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan trong quá trình nghiên cứu và bổ xung những nội dung , thông tin mà các nghiên cứu mà trên các tài liệu, các báo cáo chưa phản ảnh hết được.
Quan sát, tìm hiểu sự hình thành của một số loại đá ngoài tự nhiên tại Bãi đá Sông Hồng và Rừng quốc gia Ba Vì.

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

   Là một trong các bước cơ bản của quá trình nghiên cứu, bao gồm việc xác định các vấn đề nghiên cứu , thu thập số liệu, xử lý số liệu và báo cáo kết quả . Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu hanh chóng và chính xác hơn. Để có cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thấp số liệu phải xác định trước các yêu câu phân tích để  có thể thu thập và đo lường đúng số liệu như mong muốn.
- Xử lý phân tích số liệu từ phiếu điều tra bằng các phần mềm Microsoft Office Excel, phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ

3.1. Giới thiệu về thạch quyển

  Thạch quyển là lớp vỏ ngoài cùng của Trái đất ,bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của manti.








Vật liệu tạo thạch quyển có đặc điểm vừa rắn chắc vừa mềm dẻo. Nói đúng hơn, các đá tạo nên thạch quyển có khả năng chịu áp lực cao tới vài trăm bar mà không bị chảy dẻo. Chiều dày thạch quyển đạt tới  100km, chúng nằm dưới quyển nước và quyển khí và nằm trên quyển mềm{4}
  Theo lý thuyết kiến tạo mảng, thạch quyền gồm vỏ và tầng Mantia, bị vỡ ra thành 12 mảng di chuyển chậm theo phương nằm ngang trên bề mặt Trái Đất. Sự di chuyển của các mảng thực hiện trên nền Quyển mềm nằm ngay dưới thạch quyển. Ranh giới của các mảng này có thể là phân kỳ, hội tụ hoặc biến đổi. Tại ranh giới phân kỳ, ví dụ tại sống núi giữa Đại Tây Dương, nơi hai mảng tiếp xúc có xu hướng tách giãn ra xa nhau thạch quyển mới sẽ được hình thành bằng dung nham của hoạt động núi lửa. Tại ranh giới hội tụ, ví dụ vùng núi Hymalaya, hai mảng chuyển động ngược chiều nhau làm cho một trong hai mảng chúi xuống dưới. Tại ranh giới biến đổi, các mảng trươt qua nhau dọc theo ranh giới.
  Hàm lượng của 8 nguyên tố hóa học phổ biến chiếm 99% trọng lượng vỏ Trái Đất được trình bày trong bảng 3.1.Nếu cộng thêm với 4 nguyên tố nữa là H, Ti, C, Cl thì dãy 12 nguyên tố đó chiếm 99.67% trọng lượng vỏTrái Đất. Còn 80 Nguyên tố hóa học tự nhiên còn lại của bảng tuần hoàn,  chỉ chiếm 0.33% trọng lượng vỏ Trái Đất. Cấu trúc Trái Đất và các quá trình hóa lý phức tạp xảy ra trong lòng Trái Đất vẫn còn đang chứa đựng nhiều điều bí ẩn với con người {1}
Nguyên tố
% trọng lượng so toàn vỏ
% thể tích so với toàn vỏ
O
46.6
93.77
Si
27.72
0.86
Al
8.13
0.47
Fe
5.0
0.43
Mg
2.09
0.29
Ca
3.63
1.03
Na
2.83
1.32
K
2.59
1.83

a. Khoáng vật
Khoáng vật là một hợp chất hóa học tự nhiên thường ở dạng rắn. Chúng tồn tại trong vỏ Trái Đất khi riêng rẽ, đơn độc, sông phổ biến nhất là thanh những tổ hợp đông đúc cộng sinh với nhau gọi là đá.
Trong vỏ Trái Đất có khoảng 3000 khoáng vật khác nhau. Hầu như chúng ở trạng thái rắn, ngoại trừ thủy ngân là ở trạng thái lỏng.
Có thể nói khoáng vật là “tếbào” cấu thành vỏ Trái Đất. Chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với Trái Đất và đời sống con người. Hiện nay, khoảng 10% khoáng vật của vỏ Trái Đất được con người khai thác, sử dụng trong hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và đời sống hằng ngày. {4}
Các khoáng vật có nhiều về số lượng và rất khác nhau về thành phần hóa học và các tính chất vật lý. Theo thành phần hóa học người ra chia khoáng vật thành 8 lớp:
1.                      Lớp nguyên tố tự nhiên: Au, Ag, Cu…
2.                      Lớp Sunphua: PbS, ZnS, CuFeS­2, HgS…
3.                      Lớp oxit: SiO­2, Fe23, Al­23
4.                      Lớp halogen: NaCl, KCl, CaF2
5.                      Lớp sunphat: BaSO4, CaSO4.2H2O…
6.                      Lớp photphat: apatit, photphric…
7.                      Lớp silicat: K­2O.3Al2O3.6SiO2.2H2O…
8.                      Lớp cacbonat: CaCO3, Na2­CO3.10H­­2­O…
b. Thành phần thạch học trong thạch quyển
  Đá là một thể địa chất, bao gồm tập hợp của một hay nhiều khoáng vật được tạo thành trong một điều kiện địa chất nột hoặc ngoài sinh nhất định trong lịch sử phát triển của vỏ thạch quyển {4}
Vỏ Trái Đấy có 3 loại đá cơ bản:
- Đá magma: do đông cứng hoặc kết tinh của dung thể silicat nóng chảy.
- Đá trầm tích: là sản phẩm bở rởi hoặc gắn kết của vật liệu trầm tích do phong hóa đá gốc, hoạt động của sinh vật và núi lửa, lắng đọng trong đáy biển, đại dương…
- Đá biến chất: là sản phẩm biến đổi của đá trầm tích và đá magma trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao do hoạt động địa chất nội sinh
,

3.2. Giới thiệu về khí quyển

3.2.1. Cấu trúc của khí quyển

Khí quyển chính là lớp khí bao quanh Trái Đất, mở rộng ra khoảng không gian xung quanh và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó bao gồm những chất khí như nitơ (chiếm 78,1% thể tích), là oxi khoảng 20,9%, ngoài ra nó còn là các chất khí khác như agon, cácbon điôxít, là hơi nước… Khí quyển Trái Đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó bảo vệ sự sống Trái Đất bằng cách hấp thụ các tia bức xạ cực tím độc hại của Mặt Trời và cân bằng sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất. Khí quyển không đồng nhất theo cả phương ngang lần phương thẳng đứng. Tuy nhiên sự khác biệt thể hiện rõ nét hơn theo phương thẳng đứng, đặc biệt là sự khác biệt về chế độ nhiệt. Ngoài ra còn có sự khác biệt theo khí áp, tính ion hóa.
Theo phương thẳng đứng có thể chia khí quyển thành 5 tầng : đối lưu, bình lưu, trung lưu, nhiệt quyển và ngoại tuyến
Tầng đối lưu nằm ở độ cao 10-15km dưới cùng của khí quyển, tập trung 4/5 khối lượng không khí của khí quyển. Đặc điểm chính của tầng đối lưu là giảm nhiệt độ theo chiều cao, trung bình ͌   0,6 °C /100m ; xáo trộn mạnh theo chiều thẳng đứng ( đối lưu) , đặc biệt là có sự chao đổi với mặt đệm ; trong tầng này tập trung hầu như toàn bộ lượng hơi nước của khí quyển , ở đây cũng sảy ra các quá trình thời tiết chủ yếu Độ cao tầng đối lưu thay đổi phụ thuộc vào vĩ độ, thời gian, tính chất cả mặt đệm. Tính trung bình năm , độ cao tầng đối lưu ở cực khoảng 9km, ở miền ôn đới khoảng  10-12km , ở miền nhiệt và xích đạo khoảng 16-17km . Lớp không khí dưới cùng của tầng đối lưu với chiều dài từ vài mét đến vài chục mét tiếp xúc trực tiếp với mặt đất là lớp không khi sát đất. Do ở sát mặt đất ,nên quá trình vật lý sảy ra trong lớp này rất đặc biệt. Tại đây sự biến đổi nhiệt độ trong quá trình ngày đêm đặc biệt rõ nét, nhiệt độ ban ngày giảm nhanh theo chiều cao, ban đêm nhiệt độ tăng theo chiều cao do mặt đất bị phản xạ mất nhiệt nên có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí. Tầng từ mặt đất cao từ 1-1,5km gọi là tầng ma sát, trong tầng này gió yếu so với tầng trên, càng gần mặt đất gió càng yếu.
Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu ở độ cao 50-60km. Đặc trưng của tầng này là nhiệt độ trung bình tăng theo chiều cao. Lớp chuyển tiếp giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu gọi là đỉnh tầng đối lưu ( đối lưu hạn ) . Phần dưởi tầng đối lưu ít nhiều có tính đẳng nhiệt. Song từ độ cao khoảng 25km nhiệt độ trong tầng bình lưu bắt đầu tăng nhanh theo chiều cao tới độ cao khoảng 50km thì nhiệt độ đạt giá trị cực đại. Sự tăng nhiệt độ ở đây là do quá trình hấp thụ bức xạ Mặt trời của ozon tại các độ cao này. Do nhiệt độ tăng theo chiều cao nên  loạn lưu ở đây say ra rất yếu và chuyển động không khí chủ yếu sảy ra theo chiều ngang cũng vì vậy tầng này được gọi là tầng bình lưu. Lượng hơi nước trong tầng bình lưu rất nhỏ. Trong tầng bình lưu, ở độ cao từ 18-25km có mặt một lượng lớn khí ozon tạo nên tầng “ tầng ozon” có vai trò hấp thụ phần lớn tia tử ngoại ngăn không cho chúng xuyên tới bề mặt trái đất. Vai trò bảo vê sự sống của tầng ozon có ý nghĩa đặc biệt đối với loài người và các sinh vật trên Trái Đất.
Tầng trung lưu nằm trên tầng bình lưu cho tới độ cao khoảng 80km .Trong tầng trung gian này chế độ nhiệt thay đổi từ chế độ nhiệt giảm dần theo độ cao ở phần sát với tầng bình lưu dần sang chế độ tăng dần theo chiều cao ở phần tiếp xúc trên. Do nhiệt độ giảm nhanh theo chiều cao, nên trong tầng khí quyển giữa hiện tượng loạn lưu phát triển mạnh.
Tầng nhiệt quyển nằm ở độ cao từ 50-500km, có bề dày lớn nhất, nhiệt độ trong tầng này tăng liên tục theo độ cao và phụ thuộc trực tiếp vào bức xạ của Mặt trời. Trong tầng này sảy ra quá trình hấp thụ bức xạ Mặt trời của phần tử oxi để phân ly thành nguyên tử oxi .
Tầng ngoại quyển nằm ở độ cao hơn 500km , kéo dài tới 2000km .Nhiệt độ của tầng ngoại tuyến không thay đổi theo chiều cao hoặc chút ít . Trong tầng này tốc độ chuyển động của các hạt khí, nhất là các hạt nhẹ có thể đạt tốc độ rất lớn do không khí ở độ cao này rất loãng , do đó sảy ra hiện tượng các chất khí bay khỏi khí quyển vào không gian vũ trụ. Phần lớn các phân tử trong tầng này tồn tại dưới dạng ion , trong một số trường hợp người ta còn gọi phần thấp của tầng này là tầng ion.

3.2.2. Thành phần và nguồn gốc của khí quyển

Khí quyển cấu tạo bởi hỗn hợp một số khí gọi là không khí. Ngoài ra trong khí quyển còn có các loại chất lỏng và chất rắn ở trạng thái lơ lửng . Khối lượng của các hạt này nhỏ so với toàn bộ khối lượng của khí quyển. Ở mặt đất không khí khí quyển chủ yếu là không khí ẩm, tức là ngoài các loại khí khác còn có nước ở trạng thái hơi. Khác với thành phần khí khác, lượng hơi nước trong không khí biến đổi rất lớn , đó là do trong điều kiện khí quyển, hơi nước có thể chuyển sang trạng thái rắn hay lỏng ngược lai nó thâm nhập vào khí quyển do quá trình bốc hơi từ mặt đất và mặt biển. Không khí chứa hơi nước này chưa bão hòa hơi nước được gọi là không khí khô.
Bầu khí quyển ngày nay đôi khi vẫn được gọi là "bầu khí quyển thứ ba" trong sự so sánh về thành phần hóa học so với hai bầu khí quyển trước đây. Bầu khí quyển nguyên thủy chủ yếu là helihiđrô; nhiệt (từ lớp vỏ Trái Đất khi đó vẫn nóng chảy và từ Mặt Trời) đã làm tiêu tan bầu khí quyển này.
Khoảng 3,5 tỷ năm trước, bề mặt Trái Đất nguội dần đi để tạo thành lớp vỏ, chủ yếu là các núi lửa phun trào nham thạch, điôxít cacbonamôniắc. Đây là "bầu khí quyển thứ hai"; nó chứa chủ yếu là CO2 và hơi nước, với một ít nitơ nhưng vẫn chưa có ôxy. Bầu khí quyển thứ hai này có thể tích khoảng ~100 lần khí quyển hiện nay. Nhìn chung, người ta tin rằng hiệu ứng nhà kính, sinh ra bởi mật độ cao của điôxít cacbon đã giữ cho Trái Đất không bị đóng băng.
Trong vài tỷ năm tiếp theo, hơi nước ngưng tụ để tạo thành mưa và các đại dương để hòa tan điôxít cacbon. Khoảng 50% điôxít cacbon có lẽ đã bị hấp thụ bởi các đại dương. Một trong những dạng vi khuẩn có mặt sớm nhất trên Trái Đất là vi khuẩn lam. Các chứng cứ hóa thạch đã chỉ ra rằng các vi khuẩn này có mặt khoảng 3,3 tỷ năm trước và là những sinh vật sinh sống bằng quang hợp để sản xuất ra ôxy. Chúng là những sinh vật đầu tiên chuyển đổi khí quyển từ trạng thái không ôxy sang trạng thái có ôxy.
Cây cối quang hợp tạo ra nhiều sự tiến hóa và chuyển đổi được nhiều hơn điôxít cacbon thành ôxy. Theo thời gian, lượng cacbon dư thừa tạo thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày nay cũng như đá trầm tích nhất là đá vôi và các lớp động vật. Ôxy được giải phóng tương tác với amôniắc để tạo ra nitơ; ngoài ra vi khuẩn cũng có thể chuyển đổi amôniắc thành nitơ.
Khi cây cối xuất hiện nhiều hơn thì lượng ôxy tăng lên một cách đáng kể (trong khi lượng điôxít cacbon giảm đi). Đầu tiên ôxy tương tác với các nguyên tố khác như sắt chẳng hạn, nhưng cuối cùng chúng tích tụ trong khí quyển — là kết quả của sự tiêu hủy hàng loạt cũng như các tiến hóa trong một thời gian dài. Với sự xuất hiện của lớp ôzôn, các loại hình sinh vật sống được bảo vệ tốt hơn trước bức xạ tử ngoại. Bầu khí quyển chứa ôxy-nitơ này là "bầu khí quyển thứ ba".

3.3. Mối quan hệ thạch quyển và khí quyển

Trái đất của chúng ta hình thanh cách đây khoảng 4.5 đến 5 tỉ năm. Khi đó, khí quyển sơ sinh rất nghèo nàn, không có hơi nước, oxi và nhiều khí khác như bây giờ mà chỉ cóc hủ yếu là H, He và bụi vũ trụ. Quá trình địa chất xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất (Hoạt động địa chất nội sinh: chuyển động kiến tạo, hoạt động núi lửa và động đất) đã làm thoát ra từ Mantia nhiều loại khí như: HBr, HI, HCl, HF, S, SO2, H2S, CH­4, CO2­, CO và hơi nước… Có thể nói, hoạt động kiến tạo các mảng thạch quyển là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
  Bên cạnh đó, quá trình phong hóa vật lý và hóa học là một trong những hoạt động địa chất ngoại sinh xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất như nắng, mưa, nhiệt độ khí quyển, hoạt động của khí O­2, CO2 và nước. Kết quả là phá hủy đá gốc theo phương thức vật lý và hóa học, biến đá  thành những vật liệu mới (vụn cơ học) và vật liệu keo (dung dịch thật) được các dòng chảy cuốn đi và lắng đọng ở các vị trí khác nhau từ sườn tích, lũ tích, bãi bồi, long sông, châu thổ và biển. {4}
a. Các vòng đai nhiệt
Quy luật cơ bản của phân bố nhiệt trên Trái Đất là tính đới. Chí tuyến và các vòng cực không thể coi là giới hạn tự nhiên, bời sự phân bố nhiệt độ không chỉ do hình dạng và vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời quyết định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: sự phân bố của lục địa và biến, các dòng biển nóng và lạnh…
Vòng đai nhiệt là cơ sở của các vòng đai khí hậu. Trong mỗi vòng đai, nhiệt độ đa dạng do phụ thuộc vào mặt đệm. Trên lục địa, địa hình ảnh hưởng nhiều đến chế độ nhiệt. Ở mỗi vòng đai, nhiệt độ biến đổi trong phạm vi 100m theo chiều cao không giống nhau. Gradien nhiệt nằm dưới 1km của tầng đối lưu biến đổi từ 00 ở trên mặt băng hà châu Nam cực, tới 0.80C ở hoang mạc chí tuyến vào mùa hè. Nhiệt độ biến thiên theo chiều cao là nguyên nhân hình thành đai cao của khí hậu.

Để hiểu quy luật của hệ thống khí hậu cần phải chú ý đến sự tác động qua lại giữa khí quyển với thủy quyển và lục địa {1}
Qua đây có thể nhận thấy thạch quyển làm thay đổi tính chất vật lý của khí quyển và cụ thể ở đây là nhiệt độ.
b. Nước trong khí quyển
          Khí quyển của Trái Đất chứa khoảng 11.000km3 hơi nước. Nước tồn tại trong khí quyển chủ yếu do bốc hơi từ bề mặt Trái Đất (bốc hơi vật lý). Quá trình bốc hơi vật lý là các phân tử nước có vận tốc nhanh, thắng được lực liên kết, thoát khỏi mặt nước bay vào không khí. Bốc hơi phụ thuộc vào độ thiếu ẩm và tốc độ gió. Quá trình bốc hơi làm mất nhiệt. Bốc hơi trên đại dương ở mọi vĩ đỗ đều lớn hơn trên lục địa và giảm từ xích đạo đến cực, phù hợp với hướng giảm của nhiệt độ. Hơi nước trong khí quyển ngưng kết, được các dòng không khí đưa đi và rồi lại rơi xuống bề mặt Trái Đất. Nước thực hiện một chu trình liên tục nhờ tồn tại ba trạng thái (rắn, lỏng và hơi ) được chuyển liên tục từ nơi này đến nơi khác{1}
c. Sol khí
Sol khí là một thành phần quan trọng khác của khí quyển Trái Đất, đó là các hạt bụi và các hạt lơ lửng. Đường kính của sol khí dao động từ 10-6 đến 10-1 mm, tương ứng với kích thước các phân tử cho tới kích thước của các hạt bụi lắng. Các hạt này sinh ra trong các quá trình tự nhiên của nhân tạo của Trái Đất và chính các hạt sol khí có kích thước xấp xỉ µm là nguyên nhân làm giảm độ trong suốt của khí quyển Trái Đất và là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời tiết và khí hậu.
   










Sol khí là một trong những thành phần của khí quyển mà thể hiện rõ ràng mối tác động từ thạch quyển và khí quyển. Sol khí có nguồn gốc một phần từ thạch quyển và nó làm thay đổi độ bụi và các hạt lơ lửng trong không khí. Ngoài ra chúng còn là nguyên nhân gây ô nhiễm khí quyển, làm mất cân bằng sinh thái và là nguồn gốc gây ra sương mù, cản trở phản xạ của tia mặt trời.
d. Chế độ nhiệt, hoàn lưu khí quyển
Dòng nhiệt từ Mặt Trời phân bố không đồng đều trên bề mặt Trái Đất. Do chuyển động tự quay quanh Mặt Trời, trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm và biến đổi mùa. Do ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt theo những góc độ khác nhau, cho nên lượng nhiệt của các khu vực trên Trái Đất hấp thụ được cũng khác nhau. Tất cả các hiện tượng trên làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất thay đổi theo chu ký ngày đêm, theo mùa và giữa các vùng có vĩ độ khác nhau.
          Bề mặt Trái Đất tiếp nhận nhiều NLMT bị nung nóng lên, kéo theo sự nóng lên của toàn bộ khối khí nằm trên, làm giảm áp suất không khí ở các lớp sát mặt đất. Dòng khí nóng trở nên nhẹ hơn không khí xung quanh, hướng lên các tầng cao của khí quyển. Không khí ở các vùng lạnh hơn có xu hướng chuyển tới khu vực nóng để thay thế cho khống khí nóng bay đi. Kết quả là xuất hiện sự chuyển dịch của các khối không khí dưới dạng gió. Quá trình trên diễn ra liên tục, theo xu hướng san bằng sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất không khí ở các đới khí hậu ứng với các khu vực cục bộ trên Trái Đất. Không khí nóng, khi bay lên trên hoặc chuyển động ngang, mang theo nhiều hơi nước tạo ra mưa. Do vậy, quá trình hoàn lưu của khí quyển luôn đi kèm với chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên {3}
Các hoàn lưu của khí quyển dưới dạng gió có thể phân biệt theo quy mô địa phương (gió bờ ri, gió phơn, gió núi- thung lũng) hoặc hoàn lưu quy mô toàn cầu (gió tín phong, gió tây…)
Gió phơn là loại gió nóng thổi từ trên phía núi cao xuống dưới chân núi. Gió phơn có thể xuất hiện ở bất kỳ hệ thống núi cao nào, khi các dòng không khí phải vượt qua đường phân thủy của dãy núi. Khi hai bên dãy núi cao có sự chênh lệch về áp suất không khí, thì xuất hiện gió chuyển động phía áp suất cao về nơi thấp hơn. Ở sườn đón gió, dòng không khí đi lên sẽ lạnh dần đi cùng với quá trình ngững kết hơi nước để tạo thành mưa. Các dòng không khí khi vượt qua sống núi cao đã trở nên khô và lạnh, sẽ tiếp tục hướng xuống chân núi. Trong quá trình hạ thấp độ cao, dòng không khí khô sẽ liên tục nóng lên để tạo thành gió phơn. Loại gió tây ở các tỉnh miền Trung Việt Nam vào mùa hè có thể xem là gió phơn.
Gió núi – thung lũng có chu kỳ hoạt động ngày đêm đặc trưng. Ban ngày gió thổi từ trung tâm thung lũng theo các sườn núi đi lên. Ban đêm thổi từ đỉnh núi xuống các thung lũng và khu vực đồng bằng. Nguyên nhân tạo ra loại gió này là sự chênh lệch nhiệt độ ở cùng độ cao của không khí ở sườn núi và trên thúng lũng. Qúa trình hình thành nhiệt, chế độ hoàn lưu khí quyển thể hiện mối tác động từ thạch quyển đến khí quyển biểu hiện ở việc thay đổi nhiệt độ, lượng mưa.
e. Các loại khí hậu trên Trái Đất
Khí hậu trên Trái Đất được chia thành nhiều loại và phân bố thành đới theo vĩ độ. Trong các đới lại có những khí hậu bờ đông, bờ tây, khí hậu hải dương và lục địa.
Các yếu tố nhiệt độ, khí áp, gió, độ ẩm, mưa ở mỗi nơi trên Trái Đất kết hợp với nhau thành khí hậu của nơi ấy.

Trong một số khu vực, khí hậu có đới tính, ta thấy có những nét khác nhau khá lớn giữa bờ Tây và bờ Đông các lục địa, những nét ấy là do tuần hoàn của nước và của khí quyển đem đến làm phát sinh các loại khí hậu phi đới tính, bất chấp sự phân bố các yếu tố khí hậu theo vĩ độ, chẳng hạn như khí hậu gió mùa, khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu ôn đới hải dương. Mỗi khí hậu phi đới tính lại tùy theo khu vực gần hay xa đại dương mà có các kiểu khí hậu đại dương hay lục địa. Khí hậu các vùng cũng là một trong những biểu hiện của sự tác động của thạch quyển đến khí quyển. Mỗi dạng địa hình ở các khu vực khác nhau lại thể hiện một kiểu hí hậu khác nhau trên Trái Đất.

3.3.2. Tác động giữa khí quyển đến thạch quyển

a.      Khí quyển làm thay đổi hình dạng của thạch quyển
Tác động của khí quyển đến thạch quyển làm thay đỏi hình dạng được thể hiện ở các quá trình phong hóa.. Phong hóa là quá trình phá hủy đá gốc dưới tác dụng của các yếu tố vật lý, hóa học ( nhiệt độ , nước, O2, CO2 …) và hoạt động của các sinh vật trong điều kiện bình thường trên bề mặt Trái Đất. Mặc dù các thành phần của Khí quyển chỉ chiếm một phần các yếu tố dẫn đến quá trình phong hóa xong nếu không có các yếu tố này quá trình phong hóa không thể diễn ra được. Có 3 loại phong hóa và ứng với đó là các yếu tố trong khí quyển tác động lên làm biến đổi thạch quyển.
Ø Phong hóa vật lý
Phong hóa vật lý là quá trình phá hủy đá gốc bằng phương thức vật lý tiếp theo quá trình phá hủy kiến tạo và không hề làm thay đổi thành phần khoáng vật, thành phần hóa học của đá. Kết quả của quá trình phong hóa vật lý là biến các khối đá lớn thành những tập hợp mảnh vụn có kích thước từ nhỏ đến lớn. Trong phong hóa vật lý có rất nhiều yếu tố , trước tiên phải kể đến phong hóa do nhiệt độ.
Phong hóa nhiệt thê hiện rõ rệt nhất trong những vùng hoang mạc khô nóng với sự chênh lệch lớn vể nhiệt độ giữa ngày và đêm. Tại những vùng này, lượng mưa rất thấp, nhiệt độ ban ngàv có thê lên tới 70 - 80°c nhưng ban đêm có thể xuống tới -40°C. Do quá trình truyền nhiệt được thực hiện tử ngoài vào bên trong khối đá, nên vào ban ngày các lớp ngoài của khối đá được nung nóng và giãn nở ra, còn phần bên trong vẫn còn nguội lạnh. Vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, lớp ngoài của đá bị co lại. Trải qua một thời gian dài, lớp ngoài của khối đá bị bong ra tạo nên hiện tượng phong hóa bóc vỏ . Sự dao động nhiệt cũng làm cho các khoáng vật tạo đá bị co giãn liên tục. Do hệ sô giãn nở nhiệt của các khoáng vặt khác nhau, nên dẩn dẩn liên kết cơ học giữa chủng bị phá vờ, khe nứt xuât hiện, càng ngày càng rộng và ăn sâu vào bên trong khối đá. Kết qủa là khối đá bị nứt vỡ ra, ban đâu là những tảng lớn, tiếp đến là những dăm cục nhỏ hơn và cuối cùng là cát, bột. Trong một khối đá lớn ẩn chứa vô số khe nứt kiến tạo rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy,tuy nhiên đó chính là tiền đề để phong hóa vật lý phát triển mạnh mẽ khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Qúa trình đó rất dễ nhận thấy ở các vùng có khí hậu khắc nhiệt như ở Trung Á và các miền sa mạc.
Hình 3.3. Hiện tượng vết nứt trên đá do nhiệt độ
 Theo Clarke, hệ sô giãn nở của các khoáng vật tạo đá rât khác nhau, ví dụ hệ số giãn nở của thạch anh là 3 1 0 . 1 0 orthoclas - 170.10'6, hornblend - 284.ÌO*6 và calcit - 200.10 '’. Do vậy, các đá có thành phẩn đa khoáng dễ bị phá huy hơn các đá thành phần đơn khoáng. Ngay trong cùng một khoáng vật, hệ số giãn nở cùng không đổng nhất theo các phương khác nhau. Ví dụ, trong các khoáng vật thạch anh và calcit, hệ sô giàn nà theo phương vuông góc vái trục bậc ba thường cao hơn khoang 2 lần theo phương song song với trục đó. Do đỏ, các đá đơn khoáng nhu quartzit, đá hoa, v.v... dề bị nứt vỡ, dập nát do tác dụng phong hóa do nhiệt. Màu sắc khoáng vật cũng là một yếu tố quan trọng đối với phong hỏa nhiệt. Khoáng vật sâm màu như olivin, pyroxen, amphibol, biotit có khá năng hâp phụ nhiệt lớn và dê bị phá hủy hơn những khoáng vặt sáng màu hấp phụ nhiệt kém nhu thạch anh, muscovit. Cuối cùng các khối đá nguyên khối tưởng là “ bất khả sâm phạm” trở thành sản phẩm vụn nát hoàn toàn bằng phương thức vật lý {2}
Ø Phong hóa hóa học
Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy , biến đổi cả thành phần khoáng vật và thành phần hóa học của đá gốc dưới tác dụng của các yếu tố như O2 , nước, CO2 và axit hữu cơ . Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ đề cập đến các yếu tố của khí quyển bao gồm : O2 , CO2 .
Quá  trình biến đổi do O2 là quá trình biến đổi quan trong trong quá trình phong hóa. Tác dụng của oxi là quá trình oxi hóa các nguyên tố hóa trị thấp thành nguyên tố có hóa trị cao hơn, bền vững trong điều kiện trên mặt. Oxi trong không khí chiếm tới 21% và oxi hòa tan trong nước chiếm đến 30-35% , là nhân tố phong hóa quan trọng chỉ sau nước. Ví dụ :
2FeS2 +4H2O +7O2 -> 2FeSO4.H2O + 2H2SO4
Trong môi trường giàu nước , sunfat sắt được ngậm nhiều nước hơn:
            2FeSO4.H2O + 4H2O ó 2FeSO4.5H2O và
            FeSO4.5H2O + 4H2O ó FeSO4.7H2O
            4FeSO4.5H2O + 2H2SO4 + O2  ó 2Fe2(SO4)3.7H2O
            4FeSO4.5H2O + H2O + O­2 ó 2Fe2(OH/SO4)3.9H­2O+ H2O
Sunfat bị thỷ phân tạo thành hidroxit sắt ba:
            Fe2(SO4)3.7H2O ó 2Fe(OH)3 + H2O +3H2SO4
  Hay:  Fe2(SO4)3 +6 H2O  ó 2Fe(OH)3 + 3H2O
        Fe(OH)3 -> Fe2O3.nH2O ( limonit, gowtit) -> Fe2O3(hemantit)
Trong tự nhiên O2 chỉ phân bố trong một giới hạn nhất định. Mặt giới hạn dưới gọi là mặt giới hạn oxi hóa khử , mặt này thay đổi phụ thuộc vào tính chất của từng loại đá, địa hình, khí hậu và độ sâu của mực nước ngầm.Ví dụ vùng đầm lầy mặt giới hạn là mặt đất, còn vùng khô phá hủy kiến tạo mạnh khe nứt phát triển có thể sâu hàng kilomet. Mức độ oxi hóa khử của môi trường đối với các hợp chát được thể hiện bằng trị số thế năng oxi hóa khử ( Eh) Eh thay đổi từ +200mV đến +500m V.Trị số dương càng cao thì tính oxi hóa càng mạnh và ngược lại. Tóm lại có thể khái quát chiều hướng biến đổi do oxi hóa của các hợp chất như sau:
Sunfat -> Sunfat Fe­+2 -> Sunfat Fe+3 -> thủy phân oxi Fe+3 ngậm nước -> oxit Fe+3
Keo Hidroxit Fe­+2 -> hidroxit Fe­+3 -> oxit Fe­+3 ngậm nước -> oxit Fe­+3
Màu sắc của các sản phẩm bị oxi hóa bị biến đổi so với màu nguyên thủy như sau:
+Khoáng vật silicat có màu xám , màu lúc biến thành màu vàng , màu nâu, màu đỏ. Đó là màu đặc trưng của vỏ phong hóa laterit và mũ sắt.
+ Vật chất hưu cơ có màu xám đen và đen biến thành xám nhạt và iari phóng CO2
Tiếp đến là quá trình biến đổi do CO2 . Cùng với nước O2 và CO2 trở thành nhân tố tích cực trong quá trình phong hóa . CO2  chiếm 0,03% trong không khí, đồng thời cũng là thành phần khí hòa tan trong nước và được tạo ra từ hoạt động của sinh vật và hoạt động núi lửa. Trong môi trường nước CO2 tác dụng với nước để tạo thành axit carbonic : CO­2 + H2O -> H2CO3  . Đồng thời axit yếu bị phân ly như sau : H2CO3 ó H++HCO3- nhờ vậy nước trở nên hoạt động tích cực hơn. Khi nhiệt độ thấp nhưng áp suất cao thì hàm lượng hòa tan CO2  trong nước tăng lên và ngược lại. Sự thay đổi hàm lượng CO2 cũng làm thay đổi quá trình phá hủy khoáng vật của đá gốc và tạo khoáng vật mới. Ví dụ như :
Axit carbonic ( CO2+H2O) có khả năng ăn mòn theo phản ứng sau:
4KalSi3O8 + 2CO­2 + 4H2O -> 2K2CO3+Al4(Si)10(OH)8 + 8SiO2
Fenspatkali                                                   kaolinit      
Đối vơi carbonat , CO2 đóng vai trò khử carbonat và tạo ra carbonat mới
CaCO3 + CO2 +H2O ó Ca(HCO3)2  .
Nhìn chung khí quyển tác động đến thạch quyển chủ yếu thể hiện ở quá trình phong hóa và qua các giai đoạn như sau:
  Giai đoạn thứ nhất : Giai đoạn vỡ vụn chủ yếu là do phong hóa cơ học phá vỡ các đá mẹ thành vụn đá . Nơi khí hậu ẩm và nóng , giai đoạn này sảy ra nhanh.
Giai đoạn thứ hai : Giai đoạn Sialit thường sảy ra ở vung khí hậu khô, phong hóa hóa học là chính . Các silicat và alumosilicat bị phá hủy phân hủy thành các cation. Các kim loại kiềm và kiềm thổ kết hợp với dung dịch để tao thành môi trường kiềm . Dần hình thành một số khoáng vật trung gian của nhóm montmorilorit và một phần của nhóm hidromica , các muối CaCO3 ít tan được trở thành các trầm tích đá vôi.
Giai đoạn ba: Giai đoạn Silicat sảy ra trong môi trường nóng ẩm có tác động mạnh của khí quyển và rửa trôi nhanh . Tiếp tục sự phân hủy tách các Cation và phá hủy từng phần SiO2 chuyển từ môi trường kiềm sang môi trường axit, Khoáng vật sét trung gian bị phá hủy tạo ra kaolin. CaCO3 không còn lắng đọng nữa vì Ca bị hòa tan
Giai đoạn bốn : Xảy ra trong môi trường của khí hậu nhiệt đới , á nhiệt đới . Tiếp tục phân hủy các khoáng có trước để đi đến dạng bền vững trên bề mặt trái đất , các hydroxit của Al, Fe , Si dưới dạng keo.
Có thể nhận thấy tầm quan trọng của khí quyển trong quá trình phong hóa qua các giai đoạn trên. Khí quyển được ví như là môi trường, chất xúc tác không thể thiếu trong các quá trình {4}
b.     Khí quyển làm thay đổi bề mặt cảnh quan của thạch quyển
Tác động của khí quyển đến thạch quyển còn phải kể đến quá trình trầm tích gió . Quá trình trầm tích gió có liên quan đến hoạt động của gió trong địa lý và thời tiết , cụ thể là khả năng của gió để tạo hay thay đổi bề mặt của trái đất. Những cơn gió có thể làm xói mòn, di chuyển và làm lắng đọng vật chất, ngoài ra còn là những tác nhân hiệu quả ở những vùng mà có thảm thực vật thưa thớt , thiếu độ ẩm của đất và một lượng lớn trầm tích không ổn định. Dù rằng nước gây xói mòn mạnh hợn gió , nhưng các quá trình trầm tích gió lại khá quan trọng ở các môi trường khô cằn chẳng hạn như các hoang mạc
Hình 3.4. Một tảng đá bị xói mòn do gió
Gió làm xói mòn bề mặt Gió làm xói mòn bề mặt trái đất bằng cách thổi mòn (làm mất đi các cấu tử mịn và lỏng lẻo bởi hoạt động nhiễu loạn của gió) và bởi sự mài mòn (làm mòn đi bề mặt và ảnh hưởng bởi sự phun cát do các cát được gió đưa đi ).
Những vùng mà chịu ảnh hưởng bởi sự xói mòn dữ dội và kéo dài được gọi là vùng bị thổi mòn. Hầu hết các vùng bị thổi mòn bởi gió đều gồm có các vùng lát đá hoang mạc, đó là một bề mặt phẳng có các mảnh đá còn lại sau khi gió và nước đã làm mất đi các hạt cát mịn. Gần một nửa bề mặt các hoang mạc trên trái đất là các vùng thổi mòn đầy đá. Lớp đá này bảo vệ cho các vật chất nằm bên dưới khỏi bị thổi mòn.
Lớp phủ bóng tối màu, óng ánh thường được tìm thấy trên bề mặt của một vài tảng đá mà có bề mặt tiếp xúc với tự nhiên trong một khoảng thời gian dài. Các khoáng chất như Mangan , oxit sắt , hiroxit, và khoáng vật sét  hình thành hầu hết các lớp phủ bóng và tạo nên sự óng ánh. Lòng chảo thổi mòn (còn gọi là blowout) là các vùng trũng tạo nên bởi sự mất đi các hạt mịn bởi gió. Các lòng chảo này thường là nhỏ, nhưng đường kính đôi khi có thể lên đến vài km.
Những hạt cát được gió thổi sẽ bào mòn địa hình. Sự mài mòn bởi cát mang đi trong gió tạo nên các đường mòn và chỗ lõm. Đá bị gió cát bào mòn là những tảng đá mà bị cắt và đôi khi được đánh bóng bởi hoạt động bào mòn của gió.
Những địa hình được điêu khắc, còn được gọi là yardang, có thể cao đến 10 m và dài hàng km và là những dạng mà được tạo thành theo kiểu khí động học bởi những con gió hoang mạc.
Ngoài những  tác nhân của gió gây bào mòn bề mặt Trái Đất( thạch quyển) ngoài ra gió còn có khả năng lắng tụ . Các vật chất lắng tụ bởi gió có những manh mối về cường độ và hướng gió ở quá khứ cũng như hiện tại. Những điểm nổi bật này giúp chúng ta hiểu được khí hậu hiện tại và những gì tạo nên nó. Những khối cát lắng tụ bởi gió xuất hiện dưới dạng bãi cát, cát gợn sóng và gợn sóng. Những bãi cát thường phẳng, uốn lượn nhẹ ở bề mặt vì các hạt cát quá lớn nên không thể nhảy được. Chúng hình thành khoảng 40% các bề mặt lắng tụ bởi gió. Bãi cát Selima, chiếm khoảng 60000 km vuông ở phía Nam Ai Cập và phía bắc Sudan , là một trong những bãi cát lớn nhất thế giới. Bãi cát này phẳng lặng tuyệt đối ở một số nơi, còn ở những nơi khác, các cồn cát di chuyển liên tục. Trầm tích mà tích tụ lại bị gió thổi đến các gò, lằn gợn, hay cồn cát mà có dốc thấp ở bên phía đón gió. Phần xuôi chiều gió của cồn cát, phần khuất gió, thường là dạng dốc nằm nghiêng như tuyết lở, tương tự mặt dưới cồn cát. Cồn cát có thể có nhiều hơn một mặt bên dưới. Độ cao tối thiểu của mặt bên dưới là khoảng 30 cm {2}
c.      Khí quyển làm thay đôi tính chất thành phần của thạch quyển
Sự thay đổi tính chất thành phần của thạch quyển do khí quyển biểu hiện qua sự thay đổi độ ẩm trên bề mặt thạch quyển. Thay đổi độ ẩm của đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của khí quyển như : nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm không khí. Những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm đồng nghĩa với việc lượng mưa trung bình cao từ đó độ ẩm trong đất tại các vùng khí hậu này rất cao và ngược lại những nơi có khí hậu khô cằn độ ẩm sẽ rất thấp. Ngoài ra yếu tố nhiệt độ cũng rất quan trọng, khi nhiệt độ cao ví dụ như ở các hoang mạc thì đổ ẩm đất trên bề mặt gần như bằng không vì quá trình bốc hơi nước xảy ra rất nhanh và mạnh vì như ta đã biết độ ẩm trong đất là lượng nước có trong đất.
Ngoài ra nhờ sự cân bằng độ ẩm trong đất do khí quyển mà sự sống của các sinh vật, thực vật trong đất càng phát triển. Khi lượng sinh, động thực vật phát triển càng nhiều thì sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho đất càng cao.
d.     Khí quyển bảo vệ thạch quyên
Lớp ôzôn là một lớp của khí quyển trên bề mặt trái đất , nó nằm ở tầng bình lưu của khí quyển . Tầng ôzôn bảo vệ Trái Đất chống lại các tia cực tím của Mặt Trời và cũng được tạo ra từ Mặt Trời.  Phân tử ôzôn được cấu thành từ 3 nguyên ôxi và cấu tạo này không bền vững, tuy nhiên nó cần rất nhiều năng lượng mới được tạo thành. Khi tia cực tím đến Trái Đất và va chạm với phân tử ôxi, nó sẽ tách phân tử ôxi thành hai nguyên tử ôxi. Khi mỗi nguyên tử ôxi này gặp các phân tử ôxi khác, nó sẽ kết hợp lại và tạo thành một phân tử ôzôn.Quá trình này gọi là chu trình ôxi – ôzôn, và nó giúp chuyển năng lượng của tia cực tím thành nhiệt năng, từ đó giúp ngăn ngừa tác dụng có hại của tia cực tím đến con người. Như vậy có thể thấy tầng ôzôn có tác dụng bảo vệ thạch quyển và các thực thể trên đó

3.4. Đánh giá hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa thạch quyển và khí quyển

Qua cuộc điểu tra tại cả 3 lớp ĐH5QM nhóm đã tổng hợp phiếu điều tra và đưa ra được các kết qua như sau :


Hình 3.5 Kết quả phiếu điều tra 2
Dễ dàng nhận thấy phần lớn kết quả phiếu đều chọn thành phần của thạch quyển bao gồm phần trên của lớp Manti và lớp vỏ Trái đất ( 34 phiếu- 75,6% ) . Chỉ một phần nhỏ nghĩ rằng thạch quyển bao gồm vỏ lục địa và đại dương ( 7 phiếu- 15,6%). Còn lại các kết quả còn lại không đáng kể chỉ chiếm 8,8 % còn lại.

Tương tự như sự hiểu biết về thạch quyển thì sự hình thành của khí quyển cũng nhận được kết quả rất khả quan. 32 phiếu tương đương 71,1 % và 24 phiếu tương đương 53,3% là các kết quả cho rằng sự sinh ra của khí quyển lần lượt là từ sự thoát hơi nước và hoạt động của núi lửa. Đây chính là hai trong số các hoạt động chính tạo nên các khí trong khí quyển.

Mối quan hệ qua lại giữa thạch quyển và khí quyển là rất rõ ràng khi thể hiện trên các phiếu kết quả . Chiếm 34 phiếu tương đương 75,6% kết quả mà ta nhận được khi cho rằng thạch quyển và khi quyển có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Chỉ một số ít hiểu nhầm mối quan hệ này chỉ theo một chiều chỉ có khí quyển tác động đến thạch quyên ( 11 phiếu chiếm 24,4% ).

Tác nhân khí quyển đến thạch quyển dựa vào yếu tố sự thay đổi nhiệt độ đột ngột được coi là tác nhân chính trong việc tạo nên các vết nứt ,bong tróc bề mặt đá tại các hoang mạc chiếm 32 phiếu  với tỷ lệ tương ứng 71,1% . Nổi bật ngay sau nguyên nhân đó là hoạt động của núi lửa chiếm  15 phiếu . Kết quả cho thấy nhiều đối tượng điều tra đã chọn cả hai phương án trên. Còn lại các tác nhân khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Tác động của khí quyển đến thạch quyển không thể kể đến quá trình phong hóa. Trên đây kết quả thể hiện CO2  tham gia vào quá trình phong hóa hóa học. Chiếm tới 32 phiếu tương ứng 71,1% . Còn lại các yếu tố khác như nhiệt độ,  2 , gió không được lựa chọn cao.
Với các tỷ lệ kết quả như bảng trên đã thể hiện được tác động của thạch quyển đến khí quyển . Hầu hết các kết quả đều lựa chọn cả 3 tính chất bị thay đổi của khí quyển do thạch quyển. Tỷ lệ tương đối là ngang nhau : Hình dạng luồng khí ( 20 phiếu ) , Độ bụi ( 13 phiếu ) , Nhiệt độ ( 14 phiếu )
Qua các kết quả nhận xét trên đây có thể thấy mức độ hiểu biết cũng như kiến thức của các sinh viên các lớp ĐH5QM về mối quan hệ giữa thạch quyển và khí quyển rất tốt. Hầu hết các câu hỏi trong phiếu điều tra đều được các sinh viên trả lời đúng với tỷ lệ rất cao.





KẾT LUẬN

Bài tiểu luận : “Mối quan hệ giữa các quyên thạch quyển và khí quyển”  đã mang lại một cái nhìn tổng quát nhất về Khoa học Trái Đất và mối quan hệ tương hỗ giữa các quyển trong Trái Đất. Đặc biệt hiểu rõ mối quan hệ giữa Thạch quyển và Khí quyên. Thạch quyển và khí quyển có mối quan hệ tượng tác qua lại với nhau. Khí quyển được tạo thành từ sự thoát hơi nước và các chất khí từ các hoạt động núi lửa của thạch quyển và một phần từ thủy quyển. Khí quyển giúp duy trì sự sống trên thạch quyển, bảo vệ thạch quyển và các sinh vật, thực vật trên đó bằng tầng ôzôn làm giảm các tia tử ngoại từ Mặt Trời. Khí quyển còn tác động đến quá trình phong hóa làm thay đổi hình dạng, tính chất, thành phần của thạch quyển. Mặt khác thạch quyển lại là yếu tố quan trọng tạo nên khí quyển, do vậy nó có thể làm thay đổi tính chất của khí quyển như tính vật lý hóa học sinh học. Tính vật lý được thể hiện như sự thay đổi các luồng khí , nhiệt độ, độ bụi. Hóa học như là sự thay đổi tính chất đặc trưng của khí. Sinh vật là các loại sinh vật sống trên thạch quyển. Ngoài ra thạch quyển còn trao đổi động lượng , nhiệt lượng không khí với khí quyển, làm thay đổi khí hậu , nhiệt độ , lượng mưa.

Tổng số lượt xem trang