BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ 6 THÁNG ĐẦU NĂM

 

 

CÔNG TY TNHH PHÚC LỘC CƯỜNG THỊNH THI

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PHÂN TÍH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ MỚI
-----------

 

 

 

BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018

 

 

 

 

 

 

      Tỉnh Lào Cai , tháng 1 năm 2018.

 

 

 

 

MỞ ĐẦU

 Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Trong công tác bảo vệ môi trường việc giám sát chất lượng môi trường là công việc hết sức quan trọng và không thể thiếu để giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt được những diễn biến môi trường từ các hoạt động xử lý, sản xuất,…và từ đó có thể đề xuất và thực hiện những giải pháp, biện pháp nhằm hạn chế những tác động môi trường có thể có gây ra.

 Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi đã phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ phân tích kỹ thuật môi trường Công Nghệ Mới thực hiện công tác giám sát môi trường định kỳ cho Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi nhằm có đủ thông tin, số liệu tin cậy phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại trung tâm cũng như báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường theo luật định.

 Mục tiêu của báo cáo

 - Trên cơ sở công tác lấy mẫu, phân tích và so sánh với các Quy chuẩn môi trường áp dụng hiện hành, Công ty sẽ đánh giá được hiện trạng môi trường nội tại;

- Đánh giá hiện trạng môi trường tại đây thông qua các kết quả đo đạc phân tích môi trường nhằm đánh giá hiệu quả cũng như những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường đang áp dụng tại tòa nhà;

 - Báo cáo tình hình hoạt động và hiện trạng môi trường của Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi hiện nay lên cơ quan quản lý môi trường theo luật định.

 Tổ chức thực hiện

 Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi được thực hiện dưới sự tư vấn của Công ty TNHH Dịch vụ phân tích kỹ thuật môi trường Công Nghệ Mới.

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC

1.1.TÊN DỰ ÁN

Dự án khai thác, chế biến đá làm VLXD thông thường tại xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

1.2. CHỦ DỰ ÁN

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi

- Người đại diện: Đinh Văn Thường                 Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: Thôn Bản Cầm, xã Bản  Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

- Điện thoại : 0904 721 009                    Fax:                         

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5300692181 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cấp; đăng ký lần đầu ngày 16 tháng 7 năm 2015 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 09 tháng 12 năm 2015.

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

1. Vị trí địa lý

* Khai trường mỏ

Mỏ đá Bản Cầm, xã Bản Cầm thuộc địa phận xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Mỏ nằm ở thôn Bản Cầm cách đường giao thông liên thôn khoảng 150-300m về phía Tây Nam, Tây và Đông Nam. Khu vực khai trường khai thác có diện tích 3,88 ha được giới hạn bởi các điểm A, B, C, D  theo hệ toạ độ VN – 2.000, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30. Toạ độ các điểm góc được thể hiện qua bảng 1.1.

Bảng 1.1: Bảng toạ độ các điểm ranh giới khai thác

Điểm góc

Hệ tọa độ VN – 2.000, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30

Diện tích

X (m)

Y (m)

A

2490410

431577

3,88 ha

B

2490410

431775

C

2490210

431775

D

2490210

431605

Phía Bắc và Tây Bắc của khu mỏ là thôn Nậm Tang, phía Nam là thôn Na Năng. Cách khu mỏ khoảng 1,5km về phía Bắc và phía Nam là Ban quản lý dự án trồng rừng. Lân cận khu vực dự án có 3 mỏ đá cũng đang hoạt động khai thác đó là: Cách khu mỏ khoảng 131m về phía Tây có mỏ đá thôn Nậm Tang, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng do Công ty TNHH Thịnh Hoàn làm chủ đầu tư; cách khai trường mỏ 173m về phía Tây Nam và cách mặt bằng sân công nghiệp mỏ 71m về phía Tây có mỏ đá thôn Nậm Tang, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng do Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức làm chủ đầu tư; cách khu mỏ khoảng 158m về phía Đông có mỏ đá Bản Cầm, huyện Bảo Thắng do Công ty Cổ phần Phú Hà làm chủ đầu tư.

Diện tích khu vực khai thác mỏ là một khối núi đá vôi ở độ cao khoảng +170m ¸ +290 m so với mực nước biển, sườn núi có độ độ dốc 300 ¸ 450 có lớp đất phủ mỏng và thảm thực vật, phía dưới địa hình (mặt bằng chân tuyến) tương đối rộng và bằng phẳng nên khối lượng phải san gạt để đảm bảo mặt bằng phía dưới chân tuyến ít. Tầng phủ mỏng, trong khối khai thác có các khe nứt và hang karst, chính vì thế thảm thực vật kém phát triển. Trong diện tích khai trường mỏ chỉ có những cây gai, cây bụi, không có các cây gỗ lớn. Khai trường mỏ nằm trên một sườn núi đá vôi có mặt khai trường hướng về phía Tây Nam. Cả 3 phía Đông, Tây, Bắc đều có địa hình cao hơn khu vực khai trường, riêng phía Nam là mặt bằng sân công nghiệp có địa hình thấp hơn (cao trình +144m).

Mạng lưới sông suối trong vùng kém phát triển, gần khu vực khai thác và trong diện tích khai thác không có sông suối nào chảy qua chỉ có các khe cạn có nước chảy rất ít và chảy nhiều vào mùa mưa.

Trong diện tích khai thác không có dân cư sinh sống, dân cư trong vùng phân bố không đồng đều, bao gồm các dân tộc như: Kinh (chiếm tới 55,8%), H'Mông, Tày, Nùng ... Các dân tộc ở đây sống tập trung thành từng thôn, bản. Trình độ dân trí trong vùng tương đối cao, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối, tuy nhiên còn có một số thôn bản và hộ gia đình nằm rải rác, phân tán quá xa khu trung tâm xã., nghề nghiệp chính là nông nghiệp, số ít làm lâm nghiệp và buôn bán nhỏ. Trong khu vực chưa có cơ sở công nghiệp nào đáng kể.

Khoảng cách gần nhất từ khai trường mỏ đến khu dân cư sinh sống khoảng 315m về phía Đông Nam. Các hộ dân sinh sống dọc tuyến đường liên xã thuộc thôn Bản Cầm. Các hộ dân này chủ yếu là người Thái, H Mông và người kinh sinh sống, họ sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Tại khu vực trung tâm xã có trường tiểu học và trạm xá xã, có chợ và hệ thống lưới điện Quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, vì vậy thuận tiện cho việc khai thác khoáng sản sau này.

Mỏ đá Bản Cầm

 

  1. Sơ đồ vị trí khu mỏ

111

  1. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí và hiện trạng khu vực thực hiện dự án

b. Mặt bằng sân công nghiệp

Mặt bằng sân công nghiệp được bố trí bên cạnh phía Nam khai trường, trên diện tích 4,253 ha bao gồm khu chế biến, kho bãi và khu điều hành. Khu điều hành và nhà ở công nhân nằm phía Nam của măt bằng sân công nghiệp với diện tích 690 m2. Diện tích còn lại là 41.840 m2 làm khu chế biến, kho bãi và kho mìn của mỏ.

Ranh giới thuê đất Mặt bằng sân công nghiệp của dự án được giới hạn bởi các điểm 1, 2,...... 28, 29  theo hệ toạ độ VN – 2.000, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30. Toạ độ các điểm góc được thể hiện qua bảng 1.2.

Bảng 1.2: Bảng tọa độ điểm góc khu vực bãi thải và mặt bằng SCN

Tên điểm

Hệ tọa độ VN - 2000, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30

Diện tích (ha)

X (m)

Y (m)

1

2489 938,45

431 665,54

4,253

2

2489 957,15

431 683,83

3

2489 964,60

431 694,67

4

2489 963,65

431 702,83

5

2489 956,24

431 717,41

6

2489 940,13

431 743,11

7

2489 933,84

431 749,06

8

2489 940,65

431 748,85

9

2489 949,88

431 748,16

10

2489 956,35

431 736,33

11

2489 973,75

431 708,36

12

2489 980,23

431 711,30

13

2489 991,58

431 727,25

14

2489 998,77

431 735,29

15

2490 030,25

431 753,97

16

2490 057,74

431 749,52

17

2490 079,20

431 747,11

18

2490 113,21

431 738,96

19

2490 145,03

431 728,62

20

2490 150,79

431 728,66

21

2490 160,62

431 725,82

22

2490 169,77

431 718,62

23

2490 209,95

431 715,52

24

2490 210,00

431 605,00

25

2490 107,86

431 541,55

26

2490 068,75

431 549,66

27

2490 054,27

431 546,74

28

2490 007,64

431 561,32

29

2489 986,28

431 585,34

Mặt bằng sân công nghiệp khá bằng phẳng, có phía Bắc giáp với khai trường mỏ; phía Tây là sườn đồi chạy theo hướng Bắc Nam; đồi đất với các cây gỗ mọc bao quanh khu vực phía Nam; phía Đông là triền đồi thấp trải dài với các cây gai, cây bụi và một số ít người dân khai hoang trồng ngô, sắn trên đó. Sau đồi đất khu điều hành có 02 hộ dân sinh sống cách khu điều hành khoảng 70m. Mặt bằng sân công nghiệp tiếp giáp với tuyến đường liên xã về phía Nam. Chếch về phía Đông mặt bằng sân công nghiệp khoảng 100m có một số hộ dân sống dọc tuyến đường liên xã. Cụ thể các công trình trên mặt bằng sân công nghiệp như sau:

Khu điều hành được bố trí phía Nam của mặt bằng sân công nghiệp, trên cao trình +144m, tại đây công ty xây dựng hệ thống nhà văn phòng làm việc và điều hành sản xuất, nhà ở công nhân, nhà ăn và nhà vệ sinh …

Khu chế biến đá nằm phía Tây trong diện tích mặt bằng sân công nghiệp, bao gồm các công trình: trạm nghiền, bãi chứa các sản phẩm sau khi nghiền sàng, đường ôtô nội bộ, nhà kho thiết bị vật tư và nhà bảo vệ.

Bãi thải tạm của mỏ: Do khu mỏ có lớp đất phủ mỏng, lượng đất xen kẹp và lẫn bẩn vào khối đá không đáng kể. Theo tính toán trong dự án đầu tư, lượng đất đá thải được tính bằng 1% sản lượng mỏ, khoảng 6.000 m3 trong 3 năm tồn tại của mỏ (tương ứng 2.000 m3/năm). Lượng đất đá thải này sẽ được Công ty dùng một phần san lấp cải tạo đường vào mỏ, tôn tạo mặt bằng sân công nghiệp và một phần được đưa ra bãi thải tạm. Bãi thải tạm được thiết kế để chứa hết khối lượng 6.000 m3 đất đá thải trong thời gian sản xuất với diện tích 2.500 m2, chiều cao đổ thải dự kiến 3m. Cao trình nền bãi thải là +144m. Tại chân bãi thải công ty sẽ xây dựng tuyến đê chắn thải và cống thoát nước.

2. Hệ thống sông suối

Toàn bộ diện tích khai thác nằm ở địa hình dương trên mực nước địa phương, trong diện tích khai thác không có sông suối nào chảy qua chỉ có các khe cạn có nước chảy vào mùa mưa. Mạng lưới sông suối trong vùng kém phát triển, quanh khu vực khai thác chỉ có nhánh suối nhỏ bắt nguồn từ những đỉnh núi. Khe suối này được chắn bởi nhiểu đập với mục đích đi lại qua suối và giữ nước của người dân địa phương.

3. Giao thông liên lạc

Khu vực khai thác có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Khu mỏ nằm cách tuyến đường liên xã khoảng 170m (theo đường chim bay) về phía Đông Nam và 380m theo tuyến đường nối từ khu mỏ ra tuyến đường liên xã về phía Nam. Khu vực mỏ cách tuyến đường Quốc lộ 70 khoảng 2km về phía Tây Nam. Hiện tại tuyến đường liên xã đã được dải đá cấp phối, tuyến Quốc lộ 70 đã dải nhựa và tuyến đường nối từ khu mỏ ra hệ thống giao thông của khu vực cũng đã được dải đá cấp phối. Điều này rất thuận lợi trong quá trình vận chuyển đá thành phẩm đi tiêu thụ của mỏ.

Mạng lưới điện Quốc gia đã được kéo đến các thôn xóm. Nhìn chung giao thông qua khu vực rất thuận tiện cho công tác khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm khai thác.

4. Kinh tế- xã hội

Trong khu vực có vài công trình khai thác đá vật liệu xây dựng đang hoạt động. Điển hình một số mỏ gần nhất với khu vực dự án như: Cách khu mỏ khoảng 131m về phía Tây có mỏ đá thôn Nậm Tang, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng do Công ty TNHH Thịnh Hoàn làm chủ đầu tư; cách khai trường mỏ 173m về phía Tây Nam và cách mặt bằng sân công nghiệp mỏ 71m về phía Tây có mỏ đá thôn Nậm Tang, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng do Công ty Cổ phần khai khoáng Minh Đức làm chủ đầu tư; cách khu mỏ khoảng 158m về phía Đông có mỏ đá Bản Cầm, huyện Bảo Thắng do Công ty Cổ phần Phú Hà làm chủ đầu tư.

Trong diện tích khai thác không có dân cư sinh sống, dân cư trong vùng phân bố không đồng đều, bao gồm các dân tộc như: Kinh (chiếm tới 55,8%), H'Mông, Tày, Nùng ... Các dân tộc ở đây sống tập trung thành từng thôn, bản. Trình độ dân trí trong vùng tương đối cao, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối, tuy nhiên còn có một số thôn bản và hộ gia đình nằm rải rác, phân tán quá xa khu trung tâm xã., nghề nghiệp chính là nông nghiệp, số ít làm lâm nghiệp và buôn bán nhỏ. Trong khu vực chưa có cơ sở công nghiệp nào đáng kể.

Khoảng cách gần nhất từ khu mỏ đến khu dân cư sinh sống khoảng 315m về phía Đông Nam. Trong bán kính 315m đến 500m từ ranh giới mỏ có 18 hộ dân sinh sống, tất cả các hộ dân đều thuộc xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng. Các hộ dân sinh sống dọc tuyến đường liên xã thuộc thôn Bản Cầm. Các hộ dân này chủ yếu là người Thái, H Mông và người kinh sinh sống, họ sống bằng nghề trồng trọt chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Tại khu vực trung tâm xã có trường tiểu học và trạm xá xã, có chợ và hệ thống lưới điện Quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, vì vậy thuận tiện cho việc khai thác khoáng sản sau này.

          Khu vực dự án không nằm trong khu vực bảo tồn hay khu vực an ninh Quốc phòng của nhà nước cũng như của địa phương, công tác sản xuất của mỏ chủ yếu trong diện tích khu vực khai thác và khu chế biến, riêng chỉ có quá trình vận chuyển đá thành phẩm và nguyên nhiên vật liệu phục vụ khai thác được thực hiện trên tuyến đường giao thông khu vực.

1.4. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

1. Khái quát chung về dự án

a. Biên giới khai trường

          Dựa vào diện tích được cấp phép khai thác theo giấy phép số 1009/GP-UBND của UBND tỉnh Lào Cai ngày 15/4/2016, biên giới khai trường của mỏ được xác định bởi các thông số sau:

          + Biên giới xung quanh: đường biên giới được cấp phép khai thác (tương ứng với chiều dài khai thác lớn nhất 220 m, chiều rộng khai thác lớn nhất 203 m).

          + Biên giới theo chiều sâu: cost cao đáy mỏ ở mức +170m.

          b. Trữ lượng

Trên cơ sở báo thăm dò trữ lượng đã được phê duyệt, trữ lượng đá của khu mỏ như sau:

- Tổng trữ lượng địa chất cấp 121, 122 trong biên giới mỏ được phê duyệt tính từ Cos +170 trở lên là: 1.796.536 m3.

- Trữ lượng địa chất còn lại: 1.681.777 m3

- Trữ lượng được khai thác: 150.000 m3

- Độ cao khai thác từ +170m đến +290m., chiều cao tầng khai thác3m, chiều cao tầng kết thúc là 20m

          c. Công suất mỏ

Công suất đá nguyên khai của mỏ được xác định trên cơ sở:

- Trữ lượng đá vôi làm VLXD thông thường đã được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt và trong giấy phép khai thác cấp.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, năng lực hiện tại của Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi và nhu cầu của thị trường địa phương cũng như nhu cầu của thị trường các tỉnh lân cận.

- Theo giấy phép khai thác đã được UBND tỉnh cấp

          Dự án chọn công suất khai thác mỏ như sau:

          Công suất đá nguyên khối khai thác An = 45.000 m3/năm.

          e. Tuổi thọ của mỏ

Theo giấy phép khai thác khoáng sản số 1009/GP-UBND ngày 15/4/2016 do UBND tỉnh Lào Cai cấp cho Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi thì trữ lượng được phép khai thác là 150.000 m3, công suất khai thác là 45.000 m3/năm và thời gian khai thác là 3 năm (đến hết ngày 25/1/2019).

          f. Chế độ làm việc của mỏ

 Chế độ làm việc của mỏ tuân theo chế độ ban hành của Nhà nước, cụ thể quy định như sau:

          - Đối với khai trường khai thác:

                    Số ca làm việc trong ngày: 1ca;

                    Thời gian làm việc 1 ca: 8h;

                    Số ngày làm việc trong năm: 250 ngày.

          - Đối với xưởng chế biến đá, trạm đập nghiền đá vật liệu xây dựng (VLXD):

                    Số ca làm việc trong ngày: 1ca;

                    Thời gian làm việc trong ca: 8h;

                    Số ngày làm việc trong năm là 300 ngày.

          - Đối với hành chính, nghiệp vụ: 8h/ngày, số ngày làm việc trong năm là 300 ngày (sau khi trừ các ngày: nghỉ chủ nhật 52 ngày; lễ, tết 13 ngày).

g. Hiện trạng mỏ

Mỏ đá Bản Cầm, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trước đây đã được Công ty cổ phần đầu tư  xây dựng & phát triển hạ tầng VINACONEX tổ chức khai thác đá làm vật liệu xây dựng từ tháng 4 năm 2011 đến nay (Theo giấy phép khai thác, chế biến đá làm VLXD thông thường số 819/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai ngày 07 tháng 4 năm 2011). Do đó, một phần tài nguyên đá làm vật liệu xây dựng tại chân tuyến phía Tây Nam đã được tổ chức khai thác. Sau khi nhận chuyển nhượng Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi tiếp tục khai thác phần diện tích mỏ trên theo giấy phép khai thác khoáng sản số 1009/GP-UBND ngày 15/4/2016.

Các công trình phụ trợ (khu điều hành, khu sinh hoạt của công nhân, tuyến đường nội mỏ…) đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với các hạng mục như: nhà điều hành, bể nước, nhà kho, nhà ở công nhân, nhà ăn ca. Sau khi nhận chuyển nhượng, Công ty sẽ cải tạo các hạng mục công trình trên đảm bảo phục vụ quá trình khai thác mỏ.

Khu vực chế biến của mỏ đã được chủ đầu tư cũ đầu tư hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đến nay các máy móc thiết bị nghiền sàng đã han rỉ nên khi dự án đi vào hoạt động, Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi sẽ đầu tư dây chuyền mới.

Các công trình cung cấp điện, nước cũng được lắp đặt và xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Mặt bằng sân công nghiệp đã được san gạt, bãi thải tạm được bố trí bên cạnh phía Nam khu chế biến đảm bảo nhu cầu khai thác mỏ. Các công trình này Công ty sẽ thực hiện cải tạo phục vụ sau quá trình khai thác của mỏ.

Các máy móc thiết bị như: máy xúc, ô tô,... sẽ được chủ dự án đầu tư mới toàn bộ.

Các biện pháp bảo vệ môi trường cũng đã được Công ty cũ triển khai như hệ thống tưới nước dập bụi tại trạm nghiền, bể tự hoại xử lý nước sinh hoạt tại khu điều hành và nhà ở công nhân. Rác thải sinh hoạt được mỏ thu gom và mang đi thải theo quy định của địa phương, chất thải nguy hại được công ty thu gom lưu trữ tại kho chất thải nguy hại của mỏ sau đó thuê đơn vị có đủ năng lực xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật xử lý. Các công trình này sẽ được Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi thực hiện cải tạo để sử dụng lại đảm bảo phục vụ tốt trong quá trình khai thác mỏ.

IMG_1040

IMG_1042

IMG_1071

IMG_1034

Hình 1.2: Hiện trạng mỏ

1.5  Khối lượng xây dựng của dự án

a. Giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ

Do mỏ đã được khai thác từ những năm trước đây, toàn bộ công tác mở mỏ, xây dựng các công trình phụ trợ cơ bản đã được thực hiện hoàn chỉnh. Thời gian tới Công ty chỉ việc lắp đặt lại dây chuyền nghiền sàng mới thay thế dây chuyền cũ, cải tạo một số công trình phụ trợ: nhà điều hành, nhà ở công nhân, hệ thống thu gom nước thải, sân bãi... Do đó nhìn chung khối lượng xây dựng cơ bản mỏ không nhiều, không có đất đá thải phát sinh.

b. Giai đoạn khai thác mỏ

          Công tác khai thác và chế biến đá trong thời kỳ vận hành dự án được thực hiện với công suất khai thác đá nguyên khối là 45.000m3/năm (sau khi hoàn thiện hồ sơ, Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi thực hiện đầu tư máy móc thiết bị vào khai thác luôn mà không cần công tác mở mỏ). Hiện tại mỏ đã được khai thác với các tầng từ mức +170 lên tới mức +260, chiều cao một tầng khai thác là 3m. Công ty sẽ bố trí thiết bị và tiếp tục mở rộng tuyến công tác và khai thác các bờ tầng này theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và từ ngoài vào trong. Các tầng trên sẽ được mở rộng khai thác đến mức +290, sườn dốc đảm bảo độ dốc 500 ÷ 550 để đá có thể lăn từ các tầng khai thác xuống mặt bằng tiếp nhận. Tuyến công tác được thiết kế có dạng tuyến thẳng. Những lớp khấu tiếp sau sẽ được tiến hành từ trên xuống và từ ngoài vào trong, cho đến khi đạt biên giới cuối cùng. Lịch trình khai thác mỏ như bảng sau:

Bảng: 1.3: Kế hoạch khai thác hàng năm theo giấy phép khai thác khai thác khoáng sản số 1009/GP-UBND ngày 15/4/2016

STT

Năm khai thác

Công suất nguyên  khối(m3)

Công suất

nở rời (m3)

Ghi chú

1

Năm 1

45.000

63.000

 

2

Năm 2

45.000

63.000

 

3

Năm 3

33.750

47.250

9 tháng 

30

Cải tạo, phục hồi

 

 

03 tháng

31

Tổng

1.406.493

1.828.441

 

c. Giai đoạn đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường

          Trong giai đoạn này hoạt động của mỏ chủ yếu là thu dọn và thực hiện tháo dỡ các công trình, cải tạo, phục hồi môi trường. Khối lượng cũng như các tác động tới môi trường trong giai đoạn này sẽ được trình bày cụ thể trong phương án cải tạo phục hồi môi trường của dự án.

3. Các hạng mục phụ trợ khác

a. Thông tin liên lạc

Hiện nay, thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ thông tin giữa doanh nghiệp và bên ngoài mà thông tin nội bộ doanh nghiệp sản xuất cũng rất quan trọng.

Tại địa bàn khu vực hiện nay hệ thống viễn thông bao gồm cả hệ thống điện thoại cố định và di động đều đã được phủ sóng và hoạt động tốt. Do vậy, khi đầu tư hệ thống thông tin liên lạc để thuận tiện cho công tác điều hành sản xuất mỏ Công ty sẽ đầu tư xây dựng kết hợp cả hai hệ thống nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt và linh hoạt trong mọi hoạt động sản xuất.

b. Cung cấp điện

Do mỏ đã đi vào hoạt động từ những năm trước đây nên hệ thống cung cấp điện đã được đầu tư hoàn thiện. Khu mỏ đã có đường điện lưới quốc gia 35kV đi qua và đường điện của Công ty được lấy từ trạm biến áp 35/6kV được nối về máy biến ỏpTBA 6/0,4kV - 200 kVA để phục vụ khu điều hành, nhà ở công nhân và chế biến. Trạm biến áp được bố trí xây dựng phiaa Tây Nam khu chế biến.

c. Cung cấp nước

Nước phục vụ cho hoạt động của mỏ đá chủ yếu là cung cấp nước sinh hoạt cho 30 người hoạt động trên mỏ và khu chế biến. Ngoài ra còn một số lượng phục vụ cho công tác chữa cháy, tưới đường…

Nhu cầu cấp nước được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ xây dựng (Bảng 2.1, mục 2 của TCXDVN 33 - 2006) thì lượng nước cần cho 1 người là: 200¸270 l/người, ta lấy giá trị để tính toán là 200 l/người ngày, tương ứng 0,2 m3/người;

- Khối lượng nước cần cho sinh hoạt là:

Qsh = 0,2 x 30 = 6,0 m3/ng.đ;

- Khối lượng nước cung cấp cho khai trường khai thác hoạt động dự kiến 8m3/ng.đ;

- Chi phí nước dập bụi trạm nghiền từ 1,5 ¸ 3lít/phút tương ứng với 0,72-1,44 m3/ngày.

- Chi phí nước cho tưới đường, dập bụi: theo định mức sử dụng 1,2lít/m2 (TCXDVN 33-2006), với mặt bằng dự án diện tích khu vực thường xuyên cần phun nước giảm bụi khoảng 4.000m2, như vậy lượng nước sử dụng là 4,8m3/lần tưới; tần suất tưới nước trong mùa mưa là 2 lần/ngày, mùa khô là 4 lần/ngày. Như vậy chi phí nước tương ứng là 9,6m3/ngày vào mùa mưa và 19,2m3/ngày vào mùa khô.

Tổng lượng nước cho toàn mỏ là:

Q = 25,04 m3/ng.đ. lấy tròn 25 m3/ng.đ vào mùa mưa.

Q = 34,64 m3/ng.đ. lấy tròn 35 m3/ng.đ vào mùa khô.

Với địa hình tự nhiên của khu mỏ, nguồn nước cung cấp cho sản xuất của mỏ được lấy từ khe suối chảy gần khai trường.

Để cung cấp nước sinh hoạt cho công nhân làm việc trên mỏ Công ty sẽ sử dụng nước tại các khe suối dẫn về bể chứa khu vực điều hành bằng đường ống.

Với phương án trên thì lựa chọn cách xử lý nước như sau:

Nước được dẫn qua bể lọc cát nhanh để lọc bỏ các chất kết tủa và các tạp chất khác. Qua bể lọc cát nhanh, nước được qua bể chảy tràn để lắng bỏ những hạt cát trôi theo và các tạp chất chưa lọc hết ở bể lọc cát nhanh. Nước ngấm qua bể chảy tràn được đưa vào bể chứa nước sạch và bơm đến các téc chứa nơi sử dụng.

d. Công tác thoát nước

* Thoát nước mưa

Đối với khai trường khai thác, lượng nước mưa sẽ một phần được ngấm xuống đất, phần còn lại chảy tràn trên sườn dốc của toàn bộ diện tích về rãnh thoát nước và qua các hố thu nước lắng cặn lơ lửng trước khi chảy ra hệ thống thoát nươc chung của khu vực. Do đáy mỏ ở Cos +170 m nằm trên mực nước xâm thực của địa phương, nên mỏ không cần phải thoát nước cưỡng bức. Để tháo khô lượng nước chảy vào khu vực khai trường mỏ và giảm khả năng gây ô nhiễm của nước mặt tới môi trường trong khu vực, biện pháp khả thi nhất là bố trí hợp lý công trình khai thác mỏ và cần có mương rãnh thoát nước với kích thước rãnh 0,4m x 0,4m x 0,4m nối liền đáy công trình khai thác với dòng chảy trên mặt ở địa hình trũng thấp để xử lý cặn lơ lửng sau đó nước được cho thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Tại các rãnh thoát nước có các hố ga có kích thước hố 1,0m x 1,0m x 1,0m và cách nhau từ 30 ÷ 50m để lắng các cặn lơ lửng và thực hiện nạo vét hố thu sau mỗi đợt mưa.

Với khu vực mặt bằng sân công nghiệp bao gồm khu chế biến và khu vực văn phòng điều hành mỏ phương pháp thoát nước cũng tương tự khu vực khai trường. Chiều dài tuyến rãnh thoát nước ở cả khu điều hành và khu chế biến là 240 m, khối lượng đào rãnh là 29m3. Các rãnh thoát nước này được nối liền với rãnh thoát nước của tuyến đường vận tải và chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực (khe suối).

* Thoát nước thải

Để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu tập kết nguyên vật liệu, cũng như đảm bảo chất lượng nước và kiểm soát nước thải, trong suốt quá trình vận hành dự án sẽ áp dụng các biện pháp xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phải đảm bảo QCVN 14:2008/BTNMT- Nước thải sinh hoạt, bằng cách xây dựng bể tự hoại thông thường hoặc loại bể tự hoại tiên tiến. Hiện tại bể tự hoại đã có, khi dự án hoạt động Công ty sẽ thực hiện cải tạo đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Toàn bộ lượng nước chảy qua mỏ được thu gom bằng hệ thống cống, rãnh lộ thiên. Sau đó, chảy qua bể lắng, làm trong trước khi chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực;

- Các thiết bị, máy móc trước khi rửa cần lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị chống rò rỉ dầu, mỡ cho máy móc, thiết bị tại công trường để tránh ô nhiễm vào nguồn nước.

CHƯƠNG II. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá mỏ đá Bản Cầm thuộc xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trong thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không phải xây dựng cơ bản do mỏ đã hoàn thiện công tác xây dựng cơ bản và đang thực hiện quá trình khai thác vì vậy việc đánh giá tác động môi trường chỉ đánh giá từ giai đoạn hoạt động của dự án. Việc khai thác, chế biến mỏ đá Bản Cầm có công suất 45.000m3 đá nguyên khối khai thác/năm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho địa phương như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khu vực (đường, điện …) và đóng góp ngân sách cho nhà nước, ... Tuy nhiên, quá trình hoạt động của dự án cũng gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh như sau:

Bảng 3.1: Nguồn phát sinh chất thải và yếu tố gây tác động

Các hoạt động của Dự án

Các yếu tố gây tác động lên môi trường

- Bóc tầng phủ

- Bụi, tiếng ồn và khí thải, chất thải rắn

- Phá bỏ thảm thực vật hiện có

- Nổ mìn

- Bụi,khí thải, tiếng ồn và chấn động

- Tháo khô mỏ

- Nước thải từ mỏ

- Xúc bốc, vận chuyển

- Bụi và đất rơi vãi khi vận chuyển, tiếng ồn, khí thải

- Sinh họat, sửa chữa, bảo dưỡng xe, máy

- Nước thải và chất thải rắn từ mỏ

- Kết thúc khai thác

- Thay đổi địa hình, cảnh quan

Để đảm bảo chất lượng môi trường cho khu vực dự án, việc tiến hành đánh giá các tác động tiêu cực gây ra do thực hiện dự án là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, việc đánh giá, xác định các tác động môi trường sẽ được xem xét theo 03 giai đoạn:

          - Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị của dự án: Do mỏ đã được khai thác từ giai đoạn trước nên sau khi chuyển nhượng mỏ hầu như không phải tiến hành xây dựng cơ bản, mỏ mỏ và giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy những tác động đến môi trường giai đoạn này hầu như không có.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn khai thác mỏ: Đưa dự án vào hoạt động, giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn tác động mạnh nhất tới môi trường chủ yếu là môi trường nước, không khí và môi trường đất.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn đóng cửa mỏ: Đây là giai đoạn đóng cửa mỏ, các hạng mục thực hiện bao gồm san lấp mặt bằng, đổ đất phủ hữu cơ, trồng cây xanh

Để đánh giá chi tiết được các tác động của dự án ta chia dự án ra làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn I: Giai đoạn chuẩn bị của dự án

- Giai đoạn II: Giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án;

- Giai đoạn III: Tháo dỡ, đóng cửa mỏ, thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

1. Nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải

Bảng 3.2: Các nguồn gây tác động do chất thải từ các hoạt động của dự án

STT

Hoạt động gây tác động

Yếu tố gây ô nhiễm hoặc tác nhân gây ô nhiễm

 Giai đoạn I: Giai đoạn chuẩn bị của dự án

 Giai đoạn II: Giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án

1

Lắp đặt thiết bị và cải tạo các công trình phụ trợ

 

- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cải tạo công trình phụ trợ (xi măng, cát, sỏi, gạch,v.v..), máy móc thiết bị…

- Bụi, khí thải diesel, chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, nguyên, nhiên liệu bị tràn hoặc rơi vãi…

- Lắp ráp máy móc thiết bị,..

- Bụi, khí thải, chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi…

2

Quá trình khai thác

 

- Khoan lỗ mìn;

- Khí thải, bụi…

- Nổ mìn;

Bụi, đá bay, khí thải…

- Xúc bốc, vận chuyển và đổ thải đất đá bóc

Bụi, chất thải rắn…

- Chất thải rắn sản xuất, sinh hoạt

- Chất thải nguy hại

- Xúc bốc, vận chuyển đá bằng ô tô ra trạm nghiền sàng.

- Bụi, khí thải diesel, dầu mỡ rơi vãi…

- CTR sản xuất, sinh hoạt; CTNH

3

Quá trình chế biến

 

- Nghiền sàng, phân loại.

- Xúc bốc, vận chuyển

- Bụi, khí thải diesel

- Chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, bụi, khí thải

4

Thải đất đá

 

- Quá trình bóc phủ đất đá thải.

- Vận chuyển về bãi thải

- Bụi, chất thải rắn, khí thải, nước chảy tràn khi có mưa.

5

Các công tác phụ trợ phục vụ sản xuất

 

- Sửa chữa bảo dưỡng xe

- Thoát nước mỏ.

- Sinh hoạt con người

- Dầu mỡ rơi vãi, CTR sinh hoạt, CTNH;

- Nước thải.

- Các thành phần ô nhiễm chủ yếu như vi sinh, dầu mỡ, Nitrat, Amoni, chất hữu cơ,... trong nước thải sinh hoạt

Giai đoạn III: Tháo dỡ, đóng cửa mỏ, thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

 

- Phá dỡ, san gạt các công trình công nghiệp, dân dụng phục vụ khai thác.

- San gạt moong khai thác, bãi thải đất đá, khu phụ trợ

- Trồng cây xanh trên mặt bằng công nghiệp và moong khai thác

- Chất thải rắn

- Nước mưa chảy tràn.

- Bụi, khí thải (SO­2, NO­2, CO­2,…)

- Dầu mỡ, nhiên liệu bị tràn, rơi vãi, thải bỏ.

 

2.  Nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải

Bảng 3.3: Nguồn gây tác động đến môi trường không liên quan đến chất thải

STT

Hoạt động gây tác động

Yếu tố gây ô nhiễm hoặc tác nhân gây ô nhiễm

 Giai đoạn I: Giai đoạn chuẩn bị của dự án

Giai đoạn II: Giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án

1

Lắp đặt thiết bị và cải tạo các công trình phụ trợ

 

- Cải tạo nhà xưởng, văn phòng, các công trình phụ trợ...

- Vận chuyển nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị…

- Lắp ráp máy móc thiết bị,..

- Vấn đề an ninh trật tự khu vực.

- Sạt lở, sụt lún các công trình xây dựng.

- Xây lắp các công trình có thể xảy ra tai nạn lao động

- Các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán của người dân địa phương.

2

Quá trình khai thác

 

- Khai thác bằng phương pháp lộ thiên, khoan, nổ mìn.

- Vận chuyển đá bằng ô tô ra trạm nghiền sàng.

- Vận chuyển đất đá thải tập kết tại bãi thải của mỏ.

- Vấn đề an ninh trật tự khu vực.

- Tai nạn lao động.

- Sự cố cháy nổ do chập điện.

- Sự cố do thiên tai lũ lụt , sụt lún, ...

- Tiếng ồn, rung.

3

Quá trình chế biến

 

- Nghiền sàng, phân loại.

- Xúc bốc, vận chuyển.

- Vấn đề an ninh trật tự khu vực.

- Tai nạn lao động.

- Sự cố cháy nổ do chập điện.

- Sự cố do thiên tai lũ lụt , sụt lún...

- Tiếng ồn, rung.

4

Thải đất đá

 

- Quá trình bóc phủ đất đá thải.

- Vận chuyển về bãi thải.

- Tai nạn lao động.

- Tiếng ồn, rung.

5

Các công tác phụ trợ phục vụ sản xuất

 

- Sửa chữa bảo dưỡng xe

- Thoát nước mỏ.

- Sinh hoạt con người

- Tiếng ồn, rung.

- Sự cố cháy nổ do chập điện.

- Vấn đề an ninh trật tự khu vực.

- Sự cố do thiên tai lũ lụt , sụt lún, ...

Giai đoạn III: Tháo dỡ, đóng cửa mỏ, thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

 

- Phá dỡ, san gạt các công trình công nghiệp, dân dụng phục vụ khai thác.

- San gạt moong khai thác và bãi thải.

- Trồng cây xanh trên mặt bằng công nghiệp và moong khai thác

- Tiếng ồn, rung.

- Tai nạn lao động.

 

3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Do mỏ đã được khai thác từ những năm trước đây, toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình phụ trợ cơ bản, mở mỏ đã được Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng VINACONEX thực hiện hoàn chỉnh. Thời gian tới Công ty chỉ việc lắp đặt lại dây chuyền nghiền sàng mới thay thế dây chuyền cũ. Do đó giai đoạn này hầu như không tác động đến môi trường.

3.1.2. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án

3.1.2.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải.

1. Nguồn gây tác động:

Các nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án bao gồm: hoạt động khoan - nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển đá, nghiền sàng phân loại đá vật liệu xây dựng, bảo dưỡng thiết bị, thay thế lắp ráp thiết bị trong khu chế biến, sinh hoạt của công nhân,…

Các chất thải tạo ra trong giai đoạn này bao gồm: Nước thải, khí thải và bụi, chất thải rắn. Tính toán tải lượng, đánh giá và dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải trên như sau:

2. Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động

a. Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động của nước thải:

a1. Nước thải sinh hoạt

* Tải lượng nước thải sinh hoạt:

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc.

- Khu vực phát sinh: chủ yếu tại nhà vệ sinh của khu văn phòng mỏ.

- Thành phần: Các chất rắn như sỏi, cát, các mẫu rau, hoa quả, vải, dẻ, giấy vụn, các mảnh chất dẻo…Khoảng 2/3 lượng chất rắn trong nước là các HCHC phân tử lượng lớn, có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, trong đó 40-60%  là protein, 25-50% là các Hidrocacbon. Ngoài ra, còn có các chất hữu cơ khác như chất béo (dầu, mỡ), chất hoạt động bề mặt, phụ gia thực phẩm… Các chất hữu cơ thực vật có trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bã thực vật, rau quả, giấy,…Nguyên  tố hóa học chính của dạng chất bẩn này là cacbon. Các chất bài tiết của người chứa 1 hàm lượng lớn nitơ. Các hợp chất vô cơ trong nước thải bao gồm các hợp chất chứa N, P như amoni,nitrat, orthophotphat. Trong phân chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh, có khả năng lây qua nhiều nguồn khác nhau và sau đó gây bệnh. Chúng bao gồm virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.

- Tính chất: dễ phân hủy sinh học.

- Khối lượng: Tải lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau:

Căn cứ Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá vôi Thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm, số lượng cán bộ công nhân làm việc tại mỏ là 30 người. Nhu cầu cấp nước được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ xây dựng (Bảng 2.1, mục 2 của TCXDVN 33 - 2006) thì lượng nước cần cho 1 người là: 200¸270 l/người, ta lấy giá trị để tính toán là 200 l/người ngày, tương ứng 0,20m3/người; thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh cho 1 người trong giai đoạn này vào khoảng 170 lít nước (tính lượng nước thải bằng 85%):

- Khối lượng nước thải sinh hoạt là:

Qsh = 0,17 x 30 = 5,1 m3/ng.đ;

Tổng lượng nước thải cho toàn mỏ trong 1 năm:

Qshn = 5,1 x 300 = 1.530 m3/năm (theo thiết kế, 1 năm làm việc 300 ngày).

Phương án xử lý nước thải sinh hoạt được dự kiến áp dụng cho mỏ là sử dụng bể tự hoại. Từ tải lượng chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải, với hiệu suất của bể tự hoại 3 ngăn dùng để xử lý nguồn thải nước sinh hoạt đạt khoảng 85% ta có thể tính được nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải của mỏ trước và sau khi xử lý, được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong NTSHgiai đoạn thực hiện dự án

TT

Thông số

Hệ số thải lượng

(g/người/

ngày)

Tổng khối lượng ô nhiễm

(g/ngày)

Nồng độ trước xử lý (mg/l)

Nồng độ sau xử lý (mg/l)

QCVN 14:2008/

BTNMT

(Cột B)

1

BOD5

45-54

2250 – 2700

265 - 317

39,7 - 47,6

50

2

Cặn lơ lửng

70-145

3500 – 7250

412–852

61,8–127,9

100

3

Tổng nitơ

6-12

300– 600

35,3– 70,6

5,3 - 10,6

50

4

Tổng phốtpho

0,8-4

40 - 200

 4,67 – 23,3

 0,7 - 3,5

10

Ghi chú: - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;

              - Hệ số thải lượng: theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới năm 1993.

              - Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

          * Đánh giá mức độ tác động:

Qua kết quả ước tính tải lượng các chất ô nhiễm (bảng 3.3) trong nước thải sinh hoạt đưa vào hệ thống thoát nước chung của khu vực nếu không được xử lý sẽ có hàm lượng khá lớn và không đạt quy chuẩn Việt Nam, khi thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường đất khu vực. Phạm vi ảnh hưởng đến nước mặt chủ yếu là các khe suối nhỏ chảy gần khai trường. Vì vậy, công ty sẽ tiến hành thu gom xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Biện pháp đơn giản mà chủ công ty sẽ sử dụng là bể tự hoại. Nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng bể tự hoại được thải ra ngoài môi trường nhìn chung đạt QCVN 14:2008/BTNM (Cột B). Trên thực tế, trong quá trình hoạt động sản xuất, chỉ có một phần cán bộ công nhân ở lại mỏ, các cán bộ, công nhân viên không sinh sống tại mỏ sẽ chỉ làm việc theo ca, là con em địa phương nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và nước thải phát sinh tại khu mỏ là không lớn như tính toán tại bảng 3.3 và lượng nước thải tập trung trong cùng thời điểm là không lớn.

a2. Tải lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực mỏ:

* Tính toán tải lượng nước mưa chảy tràn

Do đặc điểm của mỏ là khai thác lộ thiên tác động lớn đến bề mặt địa hình, nên nước mưa chảy tràn chủ yếu phát sinh từ khai trường và mặt bằng sân công nghiệp mỏ.

Vì cao độ đáy moong khai thác ở +170, mặt bằng sân coongnghiepej ở mức  +144, nằm trên mực nước xâm thực của địa phương nên quá trình khai thác không có nước ngầm chảy vào mỏ, lượng nước mặt chảy ra từ khai trường mỏ chủ yếu là nước mưa chảy tràn:

- Thành phần: chủ yếu chứa chất rắn lơ lửng (bụi đá có kích thước nhỏ, không tan), có nguy cơ nhiễm dầu mỡ khi các thiết bị cơ giới làm rơi vãi.

- Tính chất nước mặt: dễ lắng cơ học.

- Thời gian gây tác động: lượng nước mặt phát sinh nhiều vào các tháng mùa mưa, ít vào mùa khô.

- Theo báo cáo trong dự án đầu tư, lượng nước mặt ở khai trường phát sinh do nước mưa rơi trực tiếp xuống khai trường và không có nước ngầm từ các khe núi chảy ra.

- Theo kết quả quan trắc thủy văn, diễn biễn mưa ở khu vực Lào Cai nói chung và khu mỏ đá Bản Cầm, xã Bản Cầm nói riêng khá phức tạp. Tại khu mỏ, trong các tháng 5, 7, 8 lượng mưa đạt trên 200 mm/tháng, riêng tháng 7 lượng mưa lên tới 283,7mm, nhưng tháng 2 lượng mưa lại giảm xuống chỉ còn 21 mm/tháng.

- Tổng diện tích khu vực dự án là 111.605 m2 = 11,605 ha (diện tích khai trường 38.800 ha, khu vực đường vào mỏ 275 m2, khu vực mặt bằng sân công nghiệp, bãi thải tạm và kho mìn là 42.530 m2). Ngoài ra, còn phải kể đến diện tích hứng nước của khu vực xung quanh dự án là khoảng 30.000 m2 (đo trên phần mềm Autocad).

Lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích trên được xác định như sau:

Qm = F x Z x ψ        ,m3

Trong đó:

Q: lượng nước chảy tràn trên bề mặt hứng nước, m3;

F: là diện tích của từng khu vực hứng nước mưa, m2;

Z: là lượng mưa tháng tại khu vực (mm/tháng) lấy theo số liệu lượng mưa năm 2015 của khu vực;

          ψ: hệ số dòng chảy bề mặt tham khảo tại TCVN 7957:2008: Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế. Lấy ψ = 0,75.

Bảng 3.5: Dự tính lượng nước chảy tràn phát sinh trên mặt bằng dự án

Tháng

Ztháng (mm/tháng)

Ψ

Nước chảy tràn theo tháng, Q(m3/tháng)

Khai trường

Mặt bằng SCN

Tuyến đường

Lưu vực hứng nước xung quanh

Tổng

1

73,8

0,75

2.148

2.354

15

1.661

6.177

2

21

0,75

611

670

4

473

1.758

3

25,8

0,75

751

823

5

581

2.160

4

98,4

0,75

2.863

3.139

20

2.214

8.236

5

126,5

0,75

3.681

4.035

26

2.846

10.589

6

61,4

0,75

1.787

1.959

13

1.382

5.139

7

283,7

0,75

8.256

9.049

59

6.383

23.747

8

275,6

0,75

8.020

8.791

57

6.201

23.069

9

230,9

0,75

6.719

7.365

48

5.195

19.327

10

176,1

0,75

5.125

5.617

36

3.962

14.740

11

61,4

0,75

1.787

1.959

13

1.382

5.139

12

80,3

0,75

2.337

2.561

17

1.807

6.721

Min 

611

670

4

473

1.758

Max

8.256

9.049

59

6.383

23.747

Trung bình 

3.674

4.027

26

2.840

10.567

          Nhận xét: Lượng nước phát sinh trung bình hàng tháng trên khai trường3.672m3/tháng; tại mặt bằng sân công nghiệp4.027 m3/tháng; tại lưu vực xung quanh có xu hướng chảy vào khu vực dự án là 2.840 m3/tháng.

          Lượng nước thải ra môi trường nhìn chung lớn và sẽ được xử lý triệt để đạt QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả thải vào nguồn nước mặt khu vực. Tuy nhiên, với lượng nước mưa chảy tràn này nếu không được xử lý tốt sẽ cuốn theo nhiều bùn cặn lơ lửng xuống khe suối gần khu vực mỏ, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và có thể ách tắc dòng chảy.

          - Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt đến 15-20 phút sau đó).

Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ tại khu vực được xác định theo công thức sau:

M = Mmax (1-e-kz.t).F           (kg)

Trong đó:

+ Mmax: lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất sau thời gian không mưa t ngày thường chọn Mmax= 220-250kg/ha. Đối với dự án chọn 250kg/ha.

+ kz hệ số động học tích luỹ chất bẩn, kz=0,4/ngày.

+ t: thời gian tích luỹ chất bẩn, 15 ngày.

+ F: diện tích khu vực thi công, F= 11,605 ha.

Như vậy lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày tại khu vực thi công là 2.894 kg, lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận là khe nước phía Nam trong khu vực.

* Đánh giá mức độ tác động

Do điều kiện địa hình và độ cao của mặt bằng sân công nghiệp đã lựa chọn nằm trên mực thoát nước tự nhiên nên công tác thoát nước sử dụng phương pháp thoát nước tự chảy. Lượng nước chảy ra từ sân công nghiệp và toàn bộ diện tích khai thác của mỏ chủ yếu là lượng nước mặt chỉ xuất hiện khi có mưa, lượng nước này theo đánh giá về địa chất thuỷ văn thường khá lớn.

Nước thải loại này là nước mưa rửa trôi qua khu vực mặt bằng sân công nghiệp khu khai trường, nên thường chứa nhiều cặn lơ lửng. Vì vậy toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân công nghiệp và khai trường sẽ được thu gom vào hệ thống rãnh thoát nước trên mặt bằng chảy về hố lắng để lắng toàn bộ cặn lơ lửng đạt tiêu chuẩn trước khi sử dụng lại nước tuần hoàn hoặc được thải vào hệ thống thoát nước khu vực do quá trình chảy tràn của ngăn chứa nước.

Đối tượng chứa nước bị tác động chủ yếu là hệ thống thoát nước khu vực.

Thời gian tác động: Trong suốt thời gian hoạt động của dự án, đặc biệt vào mùa mưa.

a3. Tải lượng nước thải sản xuất

* Tính toán tải lượng nước thải trong sản xuất:

Cao độ đáy moong khai thác ở mức ở +170m và cao độ mặt bằng sân công nghiệp là +144m, nằm trên mực nước xâm thực của địa phương nên quá trình khai thác không có nước ngầm chảy vào moong. Lượng nước dùng trong sản xuất chủ yếu phục vụ cho công tác khống chế bụi tại khu nghiền sàng, mặt bằng bãi tập kết và tưới đường vận chuyển, như đã tính toán ở trên 19,04m3/ng.đ vào mừa mưa và 28,64m3/ng.đ vào mùa khô.

* Đánh giá mức độ tác động:

Theo tính toán trên, lượng nước thải sản xuất khá nhiêu. Tuy nhiên, lượng nước này được sử dụng để tưới ấm trên diện tích rộng, do đó, lượng nước sử dụng trên một đơn vị diện tích là rất nhỏ nên sẽ được thấm ngay xuống đất và không tạo thành dòng chảy. Chính vì vậy, trong quá trình khai thác của mỏ không phát sinh nước thải sản xuất. Do đó, nước thải sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

b. Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động của chất thải rắn

Chất thải rắn của mỏ giai đoạn này bao gồm: chất thải rắn sản xuất (đất đá thải), chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nguy hại. Tuy nhiên, chất thải rắn nguy hại sẽ được đề cập riêng ở mục “e” nên phần này chỉ xem xét tính toán và đánh giá như sau:

b1. Chất thải rắn (đất đá thải)

          * Tính toán tải lượng:

Khối lượng đất đá thải của mỏ chủ yếu là lượng đất đá phủ trên bề mặt diện tích khai thác và một phần đất đá bẩn lẫn trong đá nguyên liệu được phân loại trước khi đưa vào chế biến. Qua công tác thăm dò địa chất chiều dày đất phủ trên diện tích khu mỏ không lớn, thay đổi từ 0,0- 0,1m. Thực tế công tác bóc phủ chỉ tiến hành trên diện tích khai thác, do đó diện tích này là phần diện tích trữ lượng địa chất được khoanh nối. Dựa trên kế hoạch và phần mở rộng diện tích khai thác trong 3 năm tới, trên cơ sở đo vẽ bằng phần mềm Autocad có thể xác định được tổng diện tích bóc phủ là 7.300m2. Như vậy tổng khối lượng đất phủ toàn mỏ là: VĐP= 7.300 x 0,1 = 730 m3, như vậy khối lượng đất phủ của mỏ là không lớn. Tuy nhiên, ngoài lượng đất đá phủ thì còn một lượng đất xen kẹp và lẫn bẩn vào đá trong quá trình khai thác, chế biến. Lượng đá lẫn đất bẩn cũng xẽ được mang ra bãi thải và phục vụ quá trình san lấp mặt bằng. Theo thống kê thực tế khai thác của mỏ trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng toàn bộ lượng đất phủ và lượng đất đá bẩn, đất xen kẹp chiếm khoảng 4,5 - 5% sản lượng khai thác. Do đó, trong 3 năm tồn tại của mỏ lượng đất đá thải của mỏ khoảng 6.000 m3 (tương ứng 2.000 m3/năm).

* Đánh giá mức độ tác động

Theo tính toán trên, lượng đá thải giai đoạn này chủ yếu do bóc tầng phủ theo từng năm khai thác nên khối lượng không nhiều. Lượng đất đá phủ này được bóc định kỳ, một phần công ty sẽ cung cấp cho các đơn vị trong khu vực phục vụ san lấp, rải đường,… phần còn lại được tập trung về bãi thải tạm mà công ty đã quy hoạch phía Nam khu chế biến. Do đó, chất thải rắn là đất đá thải của mỏ giai đoạn này có thể kiểm soát được và mức độ ảnh hưởng tới môi trường là nhỏ.

b2. Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động của chất thải sinh hoạt:

* Tính toán tải lượng:

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ.

- Thành phần: các chất hữu cơ (chiếm khoảng 55%), giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng.

- Các nguyên tố cơ bản trong chất thải sinh hoạt bao gồm C (Carbon), H (Hidro), O (oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro.

- Tính chất: dễ phân hủy sinh học, 1 số thành phần có nguồn gốc polyme khó phân hủy như bao bì, vỏ hộp bằng nhựa.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2007, lượng rác thải sinh hoạt của 1 người/ngày-đêm là 0,8 - 1,4 kg/ngày-đêm (trung bình 1kg/người/ngày-đêm). Vậy lượng rác thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng mỏ là:

1 kg/người/ngày x 30 người = 30kg/ngày.

Với thời gian làm việc trong năm là 300 ngày thì tải lượng chất thải rắn sinh hoạt tại mỏ sẽ là 30*300 = 9.000 kg/năm =9 tấn/năm.

Tỷ lệ thể tích rác thải sinh hoạt là 0,4 – 0,5 m3/tấn, do đó sau 3 năm hoạt động của Dự án, lượng rác thải sinh hoạt tối đa cần xử lý là: 9 x 0,5 x 3= 135 m3.

Thời gian phát sinh: phát sinh hàng ngày trong suốt thời gian tồn tại của mỏ.

Khu vực phát sinh: Khu vực văn phòng điều hành mỏ.

* Đánh giá mức độ tác động:

Lượng rác sinh hoạt phát sinh trung bình là 30 kg/ngày, do công nhân tham gia hoạt động trong khu vực dự án phần lớn là con em địa phương, không sinh hoạt tại mỏ nên lượng chất thải sinh hoạt phát sinh là không lớn như giá trị tính toán ở trên. Tuy nhiên lượng rác thải này nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan trong công trường và khu vực xung quanh. Khi rác thải vất bừa bãi trên mặt đất, dưới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn, các hợp chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành các mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tiêu chảy. Trong những ngày có mưa, nước mưa sẽ kéo theo các chất hữu cơ xuống sông, suối thoát nước trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt, làm tắc nghẽn dòng chảy.

c. Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động của bụi

c1. Tính toán tải lượng

Các hoạt động phát sinh bụi:

- Các hoạt động phát sinh bụi: bóc phủ, quá trình khoan lỗ mìn, nổ mìn, bốc xúc vận chuyển chế biến.

- Các nguồn phát sinh bụi: do hoạt động của các máy móc cơ giới và khi nổ mìn.

- Khu vực phát sinh:

+ Khoan lỗ mìn, nổ mìn: tại khu vực khai thác. Diện tích 1 bãi khoan thường dưới 200 m2. Số ca làm việc của máy khoan là 250 ngày/năm, mỏ 3 ngày tiến hành nổ mìn 1 lần, số lần nổ mìn hàng năm khoảng 83 lần/năm.

Quá trình hình thành một đám bụi: xảy ra trong 30 - 45 giây sau vụ nổ. Tiếp đó, trong 60 - 120 giây kế tiếp sẽ xảy ra sự tách khỏi đám bụi một cách mạch mẽ và rơi xuống đất của các loạt bụi có kích thước lớn nhất. Các khí nổ và các phần tử bụi nhỏ hơn sẽ được lan toả, tuỳ thuộc vào tốc độ gió, đến các vị trí khá xa.

+ Hoạt động chế biến: tại đây, bụi sẽ lan truyền theo hướng gió và nhanh chóng sa lắng trên đường đi do thành phần bụi đa phần là bụi đá có kích thước lớn.

+ Vận chuyển: từ khai trường về khu chế biến, từ khu chế biến ra ngoài theo đường vận chuyển sản phẩm. Bụi phát sinh hàng ngày.

* Bụi do quá trình khoan lỗ mìn.:

Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO thì hệ số phát thải bụi trong công tác khoan lỗ mìn là 0,14 kg/tấn đất đá; hệ số phát thải trong công đoạn nổ mìn là 0,4 kg bụi/tấn đất đá.

Như vậy với khối lượng đất đá phải khoan nổ mìn hàng năm là: 45.000 m3/năm đất đá nguyên khối khai thác (dung trọng của đá 2,54 tấn/m3) tương đương 114.300 tấn/năm thì tải lượng bụi trong quá trình khai thác được xác định:

Tải lượng bụi được tính dựa vào đường kính và chiều sâu lỗ khoan theo công thức sau:

Q= p. γ .P.(d/2)2L         

Q: tải lượng bụi phát sinh (kg/năm);

γ: dung trọng của đất đá: 2,54T/m3;

p: hệ số phát thải trong công tác khoan: 0,14kg/tấn đất đá;

P: 3,14

D: đường kính lỗ khoan (mm);

L: số mét khoan/năm.

Bảng 3.6: Tải lượng bụi phát sinh do khoan lỗ mìn

STT

Thông số tính toán

Đơn vị

Giá trị

1

Số mét khoan trong năm (L)

mét

30.570

2

Đường kính lỗ khoan (D)

mm

46

3

Hệ số phát thải (γ)

kg/tấn đất đá

0,14

4

Tải lượng bụi phát sinh theo khối lượng mét khoan

kg/năm

19,4

Theo kết quả tính toán trên thì tải lượng bụi phát sinh khi khoan lỗ mìn không cao. Trong số này đa phần là bè hạt lớn sẽ sa lắng ngay tại chỗ, bè hạt bụi chiếm khoảng 10% sẽ theo gió bốc lên cao.

* Tải lượng bụi phát sinh do nổ mìn:

Khi nổ mìn, từ khối đá sẽ vỡ ra thành những tảng, cục, hòn,… với các kích cỡ khác nhau. Trong số đó có những hạt kích thước cỡ phần trăm, phần mười mm, được đưa vào không khí gây hiện tượng ô nhiễm bụi. Đồng thời khi nổ mìn, lượng các chất NO2, SO2, CO cũng được giải phóng và phát tán vào không khí.

- Hệ số phát thải trong công đoạn nổ mìn là 0,4kg bụi/tấn đất đá.

- Khối lượng đá nguyên khối là 45.000 m3/năm tương đương 114.300 tấn/năm.

Ta tính được tải lượng bụi phát sinh do nổ mìn là: 45.720 kg/năm.

Lượng bụi phát sinh do nổ mìn tuy lớn nhưng không thường xuyên. Thực tế  tại các mỏ đang khai thác cho thấy: các loại đá tảng, đá dăm bắn ra xung quanh tâm nổ trong bán kính 200m, còn bụi được bắn tung lên cao khoảng 10-15m. Bụi thuộc bè hạt mịn (0,05-0,1mm) cùng với khói thuốc nổ sẽ lan tỏa đi xa và theo chiều gió. Tuy nhiên lượng bụi này phát sinh tức thời và pha loãng với không khí trên cao, không gây ảnh hưởng thường xuyên đến sức khỏe con người.

* Bụi do quá trình xúc bốc, vận chuyển đá:

- Bụi phát sinh do quá trình bốc xúc vận chuyển đá:

Trong quá trình xúc bốc đất đá đổ lên các phương tiện vận tải sẽ phát sinh bụi. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO thì tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xúc bốc và vận chuyển là: 0,17 kg/tấn. Với khối lượng đất đá cần xúc bốc và vận chuyển của mỏ hàng năm là 114.300 tấn thì tải lượng bụi trong quá trình này là:

Qbụi xbvc=  0,17 x 114.300 = 19.431 ,kg/năm.

          - Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển đất phủ: Quá trình vận chuyển đất phủ về bãi thải của mỏ sẽ phát sinh lượng bụi nhất định, với tải lượng bụi phát sinh trong quá trình này là 0,11kg/tấn. Theo dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Bản Cầm, khối lượng đất phủ hàng năm cần vận chuyển của mỏ là 2000m3/năm tương đương 5000 tấn/năm. Lượng bụi phát sinh trong quá trình này là:

Qbụi đất thải = 0,11 x 5000 = 550 ,kg/năm.

* Bụi do quá trình chế biến đá:

Hoạt động chế biến sử dụng lực va đập mạnh để phát vỡ đá theo kích thước mong muốn. Bụi phát sinh tại khu vực chế biến tùy vào công suất chế biến đá của mỏ.

Để đánh giá tác động này dựa theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới WHO (tải lượng bụi lan tỏa 0,14kg/tấn khi xay sàng khô), với sản lượng khai thác mỏ 114.300 tấn/năm thì lượng bụi phát sinh trong công đoạn chế biến là:

Qchế biến = 0,14 x 114.300 = 16.002 ,kg/năm

* Bụi phát sinh từ việc sử dụng nhiên liệu cho các động cơ đốt trong:

Để đảm bảo các hoạt động của mỏ, khối lượng dầu diesel cần sử dụng trung bình trong một năm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7: Định mức sử dụng dầu diesel

TT

Tên thiết bị

Số lượng

(cái)

Định mức (lít/ca )

Số ngày làm việc

Tổng mức tiêu thụ/năm (lít/năm)

1

Máy nén khí năng suất 10m3/phút

03

38,8

250

29100

2

Máy xúc TLGN, E = 1,2 m3

02

59,4

300

35640

3

Ô tô trọng tải 7 tấn

04

45,9

300

55080

4

Máy xúc lật, E = 3m3

01

100,8

300

30240

Tổng cộng

150.060

Vậy khối lượng dầu diesel sử dụng trong năm là: 150.060 lít/năm x 0,85 kg/lít = 127.551 kg/năm = 127,551tấn/năm (0,85 là tỉ trọng dầu).

Trong quá trình hoạt động các thiết bị sử dụng động cơ đốt trong sẽ phát tán vào môi trường một lượng tro bụi. Theo WHO, với hệ số ô nhiễm khi đốt cháy 1 tấn dầu sẽ đưa vào môi trường 0,18kg tro bụi, vậy lượng bụi phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu là: 0,18 x 127,551 = 22,96kg/năm.

Bảng 3.8: Tổng hợp tải lượng ô nhiễm bụi trong quá trình hoạt động của dự án

TT

Yếu tố gây bụi

Tải lượng bụi (kg/năm)

1

Khoan

19,4

2

Nổ mìn

45.720

3

Xúc bốc, vận chuyển đá

19.431

4

Vận chuyển đất phủ

550

5

Quá trình chế biến đá

16.002

6

Sử dụng nhiên liệu trong động cơ đốt trong

22,96

Tổng cộng

81.745,36

c2. Đánh giá mức độ tác động

Ô nhiễm trong quá trình khai thác và vận chuyển sản phẩm có ảnh hưởng trên diện rộng. Mức độ ô nhiễm gây ra đối với môi trường nhiều hay ít tuỳ thuộc vào yếu tố thời tiết, công nghệ khai thác và tuyến vận chuyển. Đặc biệt là trời nắng, gió to thì  bụi lơ lửng sẽ phát tán vào không khí, những lúc như thế nồng độ bụi thường cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh (QCVN 05:2013 quy định nồng độ bụi 0,3mg/m3) và phạm vi ảnh hưởng của bụi có thể kéo dài khắp tuyến vận chuyển. Có thể thấy rằng, bụi chỉ phát sinh nhiều khi trời khô hanh, vì vậy dự án sẽ đặc biệt quan tâm đến các biện pháp vệ sinh làm giảm thiểu ô nhiểm bụi trong quá trình khai thác, vận chuyển nguyên liệu vào mùa khô.

Bụi là một trong những chất gây ô nhiễm nguy hiểm tới môi trường không khí, môi trường sống của động thực vật. Các loại bụi khoáng vô cơ kim loại, silic, bụi plastic gây ra các loại bụi phổi ở động vật. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Các hạt bụi có kích thước nhỏ (1¸5.10-5m) làm giảm tầm nhìn, gây các bệnh về mắt hoặc lọt vào và tồn tại trong các phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho người và động vật.

Tất cả các hoạt động khoan - nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đất đá, chế biến, đổ thải đất đá đều phát sinh bụi, tác động đến môi trường không khí. Để đánh giá chi tiết mức độ tác động của bụi đến môi trường không khí, báo cáo sẽ tiến hành tính toán nồng độ ô nhiễm bụi trung bình do các hoạt động phát sinh bụi bằng phương trình Sutton:

(mg/m3)            (**)

Trong đó:

C - Nồng độ bụi ô nhiễm trong không khí (mg/m3);

E - Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/s);

z -  Độ cao của điểm tính toán (m) (z = 1m);

h - Độ cao của nguồn phát sinh với mặt đất xung quanh (m) (h = 0,5m);

u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s) (u = 1,1m/s);

z - Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z(m);

Trị số hệ số khuếch tán chất ô nhiễm z theo phương đứng (z) với độ ổn định của khí quyển tại khu vực Lai Châu là B, được xác định theo công thức:           

          z = 0,53*x 0,73 (m)

x: khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải, theo chiều gió thổi, m.

* Bụi phát sinh do quá trình khoan lỗ mìn:

Theo tính toán tại bảng 3.8, tải lượng bụi phát sinh khoảng 19,4kg/năm. Do khoan tạo lỗ một phần đã được tạo ẩm, bở rời nên bụi thuộc bè hạt trung - nhỏ - mịn (bè hạt bụi thường chỉ chiếm 9 - 10%) ít có khả năng phát tán ra xa, dễ dàng sa lắng quanh miệng lỗ khoan trong phạm vi 1,0 - 1,5m.

+ Phạm vi gây tác động: Bụi trong quá trình này gây ô nhiễm môi trường không khí trong phạm vi hẹp (trong phạm vi moong khai thác của dự án).

+ Thời gian tác động: Trong suốt thời gian khai thác của dự án.

+ Mức độ tác động:

Trong quá trình khoan lỗ mìn tải lượng bụi phát sinh là 19,4 kg/năm tương đương 0,0027 mg/s.

Áp dụng phương trình sutton ta tính toán được nồng độ bụi phát sinh từ quá trình khoan lỗ mìn tại các khoảng các khác nhau và được thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.9: Nồng độ bụi phát tán do khoan lỗ mìn theo khoảng cách

X(m)

0,5

1

5

10

20

C(mg/m3)

0,0018

0,0024

0,0019

0,0013

0,0008

Qua bảng 3.9 cho thấy, Mức độ tác động của hoạt động khoan lỗ mìn rất nhỏ và chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành máy khoan (bụi có khả năng đi vào phế nang phổi gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ công nhân khoan trong suốt thời gian làm việc). Ngoài ra, trong khu mỏ không có dân cư sinh sống, các hộ dân sinh sống gần khu vực dự án nhất trong bán kính 315m đến 500m nên bụi quá trình khoan lỗ mìn không tác động đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân trong phạm vi này.

+ Khả năng giảm thiểu: Tác động này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

* Bụi do nổ mìn

Bụi phát sinh từ quá trình nổ mìn gồm nhiều loại có kích cỡ khác nhau, bụi thuộc bè hạt mịn sẽ theo luồng gió phát tán rất xa. Theo tính toán tại bảng 3.8 tải lượng bụi phát sinh do nổ mìn khá lớn  khoảng 45.720 kg/năm tương đương 153,01 mg/s. Bụi thuộc bè hạt mịn phát tán ra xa hơn và bay theo chiều gió.

+ Phạm vi ảnh hưởng: Ảnh hưởng rộng hơn so với quá trình khoan lỗ mìn (trong bán kính 300m).

+ Thời gian tác động: Kéo dài theo suốt quá trình khai thác của dự án (3 năm). Tuy nhiên bụi phát sinh do nguồn này có tính chất tức thời theo đợt nổ mìn và kéo dài không lâu, dễ dàng bị pha loãng với luồng gió.

+ Mức độ tác động:

Áp dụng phương trình cutton ta tính toán được nồng độ bụi phát tán theo khoảng cách do hoạt động nổ mìn như sau:

Bảng 3.10: Nồng độ bụi phát tán do nổ mìn theo khoảng cách

X(m)

1

5

10

20

40

80

150

300

500

C(mg/m3)

138,37

106,41

72,52

45,85

28,13

17,07

10,81

6,52

4,49

Từ kết quả tính toán cho thấy, nồng độ bụi do nỏ mìn rất lớn, đặc biệt nồng độ bụi trong bán kính 500m từ vị trí nổ mìn rất cao, vượt nhiều lần giới hạn cho phép. Tuy nhiên, khai trường mỏ có diện tích rộng, trên địa hình cao nên bụi phát sinh do nổ mìn dễ bị pha loãng vào không khí.

Bụi phát sinh từ hoạt động nổ mìn phần lớn là bụi có kích thước lớn, dễ xa lắng. Mặt khác, kết quả tính toán theo phương trình cutton chưa tính đến yếu tố vật cản của bề mặt địa hình và thảm thực vật. Do đó, hàm lượng bụi thực tế tại khu dân cư trong bán kính 315m đến 500m thấp hơn nhiều so với kết quả tính toán.

Bụi phát sinh từ hoạt động nổ mìn là dạng tác động tức thời, không diễn ra thường xuyên mà theo từng đợt nổ mìn, mỗi đợt nỗ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, mức độ tác động của bụi từ hoạt động nổ mìn là thấp. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng cần quan tâm và có biện pháp quản lý, kỹ thuật thi công hợp lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động của bụi từ hoạt động này.

+ Khả năng giảm thiểu: Tuy tác động của bụi trong quá trình khó khắc phục, biện pháp giảm thiểu có hiệu quả không cao.

* Bụi do quá trình xúc bốc, vận chuyển

Bụi phát sinh từ quá trình này phụ thuộc vào số lượng phương tiện vận tải phục vụ cho dự án và phương tiện vận tải trong khu vực. Tải lượng bụi do hoạt động vận tải trong giai đoạn này theo tính toán là 19.431 kg/năm.

+ Phạm vi tác động: Nguồn phát sinh bụi từ quá trình xúc bốc, vận chuyển đá là nguồn động nên phạm vi phân bố rộng rãi tại khu vực moong khai thác, bãi đổ thải, khu vực chế biến và đường vận tải từ mỏ tới nơi tiêu thụ.

+ Thời gian tác động: Kéo dài từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án, tác động thường xuyên.

+ Mức độ tác động:

Theo kết quả tính toán tải lượng bụi phát sinh từ quá trình xúc bốc, vận chuyển tại bảng 3.8 là 19.431 kg/năm tương đương 2,25 mg/s. Tương tự, kết quả tính toán nồng độ bụi phán tán từ quá trình xúc bốc, vận chuyển đá được thể hiện trong bảng 3.11:

Bảng 3.11: Nồng độ bụi phát tán do nổ mìn theo khoảng cách

X(m)

0,5

1

10

20

40

60

100

150

300

C(mg/m3)

1,50

2,03

1,06

0,67

0,41

0,30

0,21

0,16

0,09

Quá đây có thể nhận thấy, đối với công tác vận chuyển nội mỏ thì ảnh hưởng của bụi chủ yếu đến công nhân làm việc trong mỏ, riêng với quá trình vận tải tiêu thụ sản phẩm của mỏ sẽ ảnh hưởng đến phương tiện và người dân tham gia giao thông trên tuyến đường liên thôn phía Nam khu vực Dự án và Quốc lộ 70 phía Tây Nam của khu vực, đặc biệt đây là đoạn đường có mật độ giao thông lớn và hiện nay tuyến đường này đang bị xuống cấp trầm trọng, chính vì thế trong quá trình vận tải của mỏ sẽ nguy cơ gây ô nhiễm bụi là tương đối lớn.

Từ bảng 3.11 cho thấy, nống độ bụi phát sinh từ hoạt động này không lớn, ở khoảng cách >60m nồng độ bụi nằm trong giới hạn cho phép. Do nguồn phát sinh là nguồn động nên sẽ khó tránh khỏi việc tác động đến đời sống dân cư gần tuyến đường vận chuyển. Tuy nhiên, công ty cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉ các giải pháp kỹ thuật cũng như quy định về tốc độ khi vận chuyển.

+ Khả năng giảm thiểu: Tác động này có thể giảm thiểu bằng biện pháp che chắn, bịt kín thùng xe trong quá trình vận chuyển, tuy nhiên không triệt đê.

* Bụi do quá trình chế biến đá

Quá trình này đưa vào môi trường lượng bụi khá lớn và thường xuyên. Kết quả tính toán cho thấy tải lượng bụi trong quá trình chế biến đá là 16.002 kg/năm tương đương 1,85 mg/s.

+ Phạm vi ảnh hưởng: Bụi phát sinh tại máy đập, nghiền, sàng và đầu các băng chuyền trên mặt bằng khu chế biến, khu bãi chứa. Quá trình này phát tán vào không khí lượng bụi khá lớn, bụi tập trung tại các điểm nghiền rót thuộc bè hạt mịn đến to dễ sa lắng. Nếu có gió phần hạt mịn sẽ phát tán ra xa và lan toả lên cao.

+ Thời gian tác động: Kéo dài theo suốt thời gian khai thác, chế biến của dự án.

+ Mức độ tác động:

Bảng 3.12: Nồng độ bụi phát tán do quá trình chế biến đá theo khoảng cách

X(m)

0,5

1

10

20

40

60

100

150

300

C(mg/m3)

1,24

1,67

0,87

0,55

0,34

0,25

0,17

0,13

0,08

Môi trường không khí bị tác động thường xuyên do bụi phát sinh từ hoạt động nghiền sàng, chế biến đá. Tuy nhiên, theo kết quả tính toán tại bảng 3.12 ta nhận thấy, phạm vi ảnh hưởng của bụi không lớn, trong vùng bán kính >60m nồng độ bụi nằm trong giới hạn cho phép. Do đó, các hộ dân cư trong bán kính 315m đến 500m gần khu vực mỏ không chịu tác động của hoạt động chế biến đá. Bụi từ khu chế biến chỉ ảnh hưởng đến  công nhân làm việc trực tiếp tại khu chế biến

Ngoài ra, xung quanh khu chế biến có nhiều cây cối nên bụi ít lan xa hơn. Hơn nữa thành phần trong bụi chủ yếu là bè hạt to, khả năng sa lắng lớn, không lan xa. Chính vì vậy, nống độ bụi thực tế tại khu dân cư gần nhất cách biên giới mỏ 315m sẽ thấp hơn nhiều so với kết quả tính toán.

+ Khả năng giảm thiểu: Với bụi phát sinh từ nghiền sàng đá thì hiện nay một số mỏ đã áp dụng biện pháp kỹ thuật giảm thiểu nhưng hiệu quả chưa cao.

* Bụi phát sinh từ việc sử dụng nhiên liệu cho các động cơ đốt trong

Lượng bụi này không lớn ước tính khoảng 22,96 kg/năm và không tập trung nên tác động của nó tới chất lượng môi trường không khí xung quanh không đáng kể.

Nhìn chung, tổng hợp tác động của các hoạt động trong khai trường khai thác và chế biến mỏ đá vôi thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm sẽ không tránh khỏi phát tán một lượng bụi vào không khí. Bụi phát sinh từ các hoạt động sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân trên công trường (bệnh bụi phổi, bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da), làm mất mỹ quan khu vực.

Nguồn gây phát sinh bụi do khai thác, chế biến và quá trình vận tải, do vậy thời gian phát sinh hàng ngày, trong thời gian mỏ hoạt động (ngày làm việc 8 tiếng) và kéo dài trong suốt thời gian tồn tại của mỏ.

d. Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động của khí thải

d1. Tính toán tải lượng

* Nguồn phát sinh ô nhiễm:

Các nguồn phát sinh khí ô nhiễm (tro bụi, SO2, CO, THC, NOx, VOC...) là những thiết bị, phương tiện sử dụng nhiên liệu được liệt kê như bảng sau:

Bảng 3.13: Nguồn phát sinh khí thải

Tại khu chế biến, các trạm nghiền do chạy bằng động cơ điện nên chỉ phát sinh bụi.

- Thời gian phát sinh: 8 giờ/ngày (1 ngày làm việc 1 ca)

* Tính toán tải lượng ô nhiễm:

Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức sau:

Q = B.K       ,kg

Trong đó:      Q: tải lượng ô nhiễm (kg):

                    B: lượng nhiên liệu đốt (kg);

                    K: hệ số ô nhiễm

Theo WHO, với hệ số ô nhiễm (K) khi đốt cháy 1 tấn dầu sẽ đưa vào môi trường SO2 = 0,4 kg (S là % lưu huỳnh trong dầu, S = 0,4%), NOx = 2,6 kg; CO = 0,7 kg; THC = 0,354 kg; Andehyt = 0,24 kg; Tro bụi = 0,18 kg.

Với khối lượng dầu diesel sử dụng trong năm là 127,551 tấn/năm.

Áp dụng công thức trên ta tính được tải lượng ô nhiễm sinh ra do đốt nhiên liệu theo bảng sau:

 

 

Bảng 3.14: Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải do đt nhiên liệu

trong các hoạt động khai thác mỏ

TT

Hệ số khí thải

(kg/tấn)

Lượng

dầu diesel (tấn/năm)

Thải lượng ô nhiễm khí thải, (kg/năm)

Thải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Thải lượng ô nhiễm (g/s)

1

SO2 = 0,4

127,551

51,02

0,17

0,006

2

NOx = 2,6

331,63

1,11

0,038

3

CO = 0,7

89,29

0,30

0,010

4

THC = 0,354

45,15

0,15

0,005

5

Andehyt = 0,24

30,61

0,10

0,004

6

Tro bụi = 0,18

22,96

0,08

0,003

* Khí thải phát sinh từ hoạt động nổ mìn:

Quá trình nổ mìn phá đá sẽ phát tán một lượng bụi và khí thải vào môi trường không khí. Ngoài ra, trong trường hợp chất lượng thuốc nổ AD1 hoặc ANFO không đạt yêu cầu (tỷ lệ phối trộn giữa dầu và nitrat amôn không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật) sẽ phát sinh thêm các khí độc hại hơn là NOx và CO.

Theo cơ chế phản ứng nổ của thuốc nổ AD1 hoặc ANFO với thành phần bao gồm amoni nitrat và dầu diesel:

- Phản ứng nổ lý tưởng xảy ra khi amoni nitrat trộn với dầu diesel theo tỷ lệ 94/6 (%):

3NH4NO3 + CH2 à 3N2 + CO2 + 7 H2O + Q

- Với tỷ lệ dầu > 7% thì phản ứng nổ sẽ sinh ra khí độc CO:

2NH4NO3 + CH2 à 2N2 + 5 H2O + CO + Q

- Với tỷ lệ dầu ≤ 3,4% thì phản ứng nổ sinh ra khí độc NO:

5NH4NO3 + CH2 à 4N2 + 11 H2O + 2NO+ 2CO­2 + Q

(Nguồn: Ngô Văn Tùng, Lý thuyết cơ bản và công nghệ sản xuất thuốc nổ)

Dựa vào cơ chế này, các dây chuyền sản xuất thuốc nổ AD1 hoặc ANFO hiện nay đều sử dụng hệ thống phối trộn định lượng Nitrat – Amôn với dầu diesel theo tỷ lệ 94/6 (%). Phản ứng nổ của thuốc nổ phát tán thải khí CO2 vào không khí.

Từ phản ứng trên ước tính được lượng CO2 sinh ra khi nổ 1 kg thuốc nổ là 0,19kg. Khối lượng đất đá cần nổ mìn trước khi tiến hành xúc bốc hàng năm là: 45.000m3/năm, căn cứ dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá vôi thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm thì lượng thuốc nổ sử dụng trong năm khai thác đạt công suất của mỏ khoảng 20.000kg/năm, lượng CO2 sinh ra là: 0,19 x 20.000 = 3800kg tương đương 3,8 tấn.

Thời gian phát sinh: trong quá trình nổ mìn của mỏ và kéo dài suốt thời gian tồn tại của mỏ, thường vào thời gian quy định nổ mìn trong ngày: 11h trưa hoặc 5 giờ chiều.

Khí phát sinh do nổ mìn trong giai đoạn này có phạm vi ảnh hưởng như sau:

             + Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp: khu vực moong khai thác;

             + Khu vực xung quanh:  khu chế biến, khu văn phòng.

Đối tượng bị tác động: công nhân làm việc tại khai trường mỏ.

d2. Đánh giá mức độ tác động

Khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các phương tiện cơ giới và vận tải, hoạt động nổ mìn. Theo kết quả tính toán ở trên, khi dự án đi vào hoạt động các phương tiện cơ giới và vận tải sử dụng nhiên liệu dầu diesel sẽ phát tán vào môi trường không khí với tải lượng các chất khí như sau: SO2 = 0,004g/s; NOx = 0,024g/s; CO =  0,008g/s; THC = 0,003g/s; Andehyt = 0,002g/s, tro bụi = 0,002g/s. Do nổ mìn phá đá sẽ phát sinh lượng khí CO2 là 3800 kg/năm. Tuy nhiên, các khí sinh ra trong quá trình nổ mìn đa phần đã bị ôxy hoá ngay lập tức và chuyển hoá thành các chất khí ít độc do dự án được thiết kế sử dụng thuốc nổ Anfo (thường) cho lỗ khoan khô và nhũ tương AN13 (chịu nước) nên các khí sinh ra ở trạng thái cân bằng oxy. Đây là 2 loại thuốc nổ được đánh giá là an toàn cho môi trường.

+ Phạm vi ảnh hưởng: Các khí thải có phạm vi phân bố và ảnh hưởng rộng khắp khu vực moong khai thác, đường vận tải của dự án.

+ Thời gian tác động: Kéo dài theo suốt thời gian tồn tại của dự án (30 năm).

+ Mức độ tác động: Tác động tới môi trường không lớn do khí thải phát sinh nhiều nhất từ hoạt động nổ mìn đã được giảm thiểu bằng việc sử dụng hợp lý thuốc nổ.

+ Khả năng giảm thiểu: Có thể giảm thiểu được mức độ phát tán khí thải.

e. Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động của chất thải nguy hại

e1. Tính toán tải lượng

- Nguồn phát sinh: chủ yếu từ quá trình hoạt động và sửa chữa các phương tiện cơ giới, thay thế thiết bị.

- Thành phần: dẻ lau có dính dầu mỡ, thùng chứa dầu nhớt, bình ắc quy, bóng đèn hỏng, kíp nổ.

- Khu vực phát sinh: do Công ty không xây dựng xưởng sửa chữa tại mỏ do vậy công tác sửa chữa, thay dầu, thay lốp... các máy móc thiết bị của mỏ sẽ được Công ty thuê tại các cơ sở sửa chữa trong khu vực. Chính vì vậy trong khu vực mỏ khối lượng chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là khối lượng dẻ lau dầu mỡ.

- Thời gian: phát sinh không thường xuyên, tùy thuộc vào thời gian sửa chữa bảo trì định kì máy móc.

- Khối lượng: Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trong mỗi lần thay, thông thường 3 - 6 tháng thay nhớt/lần (Nghiên cứu tái chế nhớt thải thành nhiên liệu lỏng - Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc Phòng 2002). Tại mỏ có tổng cộng 13 phương tiện xúc bốc, vận chuyển, thiết bị khác hoạt động nên tổng lượng dầu nhớt thải khoảng 340 lít/năm và lượng dẻ lau là 140kg/năm.

 

Bảng 3.15: Dự tính lượng chất thải nguy hại phát sinh từ dự án

STT

Thiết bị

Tổng số (cái)

Định mức

Lượng thải

Nhớt

(lít/năm)

Dẻ lau

(kg/năm)

Nhớt

(lít/năm)

Dẻ lau

(kg/năm)

1

Máy xúc thuỷ lực (E = 1,2m3)

2

30

8

60

16

2

Máy xúc bốc

1

24

7

24

7

3

Ô tô vận tải (trọng tải 7tấn)

4

24

10

96

40

4

Xe phục vụ khác

1

10

5

10

5

5

Xe tưới đường

1

20

7

20

7

6

Máy khoan khí ép  khoan đá

10

10

5

100

50

7

Máy nén khí

3

10

5

30

15

Tổng cộng

13

 

 

340

140

Khối lượng chất thải nguy hại của mỏ chủ yếu là khối lượng dẻ lau dầu mỡ là 340kg/năm (khối lượng dự tính trên cơ sở số lượng phương tiện, thiết bị sử dụng cho dự án) và khối lượng chất thải nguy hại này sẽ giảm ở năm đầu và năm cuối do các năm này khối lượng khai thác nhỏ hơn, số lượng máy móc thiết bị, phương tiện sử dụng nhỏ hơn so với những năm giữa.

Bao bì đựng dính thuốc nổ chiếm khoảng 0,5% lượng thuốc nổ cần sử dụng, tức là khoảng 20.000 x 0,5% = 100 kg/năm.

Mức độ ảnh hưởng của chất thải rắn nguy hại là làm nhiễm bẩn và phát tán chất độc vào môi trường nước, đất, không khí trong khu vực. Do đó chủ dự án cần có những biện pháp quản lý một cách chặt chẽ, không để thất thoát, rò rỉ ra ngoài môi trường và hợp đồng với các đơn vị đủ chức năng để vận chuyển đem đi xử lý đúng tiêu chuẩn nhằm giảm mức độ cũng như quy mô tác động của chất thải này tới môi trường.

e2. Đánh giá mức độ tác động

Các chất thải nguy hại giai đoạn này bao gồm: Các loại dầu mỡ của phương tiện bốc xúc, san gạt, vận chuyển trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất khu vực thực hiện dự án và xung quanh mỏ, tác động đến môi trường nước mặt, nước dưới đất, làm thay đổi hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy loại chất thải này cần được đặc biệt quan tâm thu gom và xử lý.

Tác động của các chất ô nhiễm này được nhìn nhận ở mức trung bình và có thể kiểm soát được dễ dàng. Thời gian tác động sẽ kéo dài trong suốt quá trình hoạt động dự án và sau khi dự án kết thúc. Do đó, khi tiến hành đầu tư dự án, công ty sẽ nghiên cứu các giải pháp để giảm thiểu các tác động của chất thải nguy hại tới môi trường xung quanh.

3.1.2.2. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải

1. Tác động do tiếng ồn và độ rung:

a. Tác động do tiếng ồn:

* Tại khu vực moong khai thác:

Các thiết bị cơ giới tại mỏ đều là các loại cơ giới nặng. Khi hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn và làm gia tăng độ ồn xung quanh.

          Khu vực phát sinh là những nơi tập trung thiết bị thi công cơ giới và nơi xe cộ qua lại như moong khai thác, đường vận chuyển.

          Thời gian: trong suốt thời gian khai thác.

Mức ồn phát ra từ hoạt động của các thiết bị cơ giới làm việc tại moong khai thác (các thiết bị hoạt động thường xuyên là máy xúc, ôtô vận tải, máy khoan đá, máy nén khí) như trình bày trong bảng dưới đây thì mức ồn cực đại do các thiết bị thi công gây ra đều cao. Tuy nhiên khu vực mỏ có không gian rộng, khai trường cách xa khu dân cư nên nguồn ồn chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại công trường. Giới hạn ồn của các thiết bị làm việc tại khai trường được trình bày tại bảng sau.

Bảng 3.16: Giới hạn ồn của các thiết bị

TT

Thiết bị

Mức ồn ở vị trí

cách thiết bị 15 m (dBA)

Mức ồn lựa chọn

tính toán

1

Máy khoan đá

76-99

87

2

Máy xúc

72-96

84

3

Xe tải

70-96

83

4

Máy nén khí

78-97

88

    (Nguồn: Cục Đường bộ Liên bang Hoa Kỳ)

Ghi chú: Mức ồn lựa chọn tính toán chọn mức ồn trung bình

Tại khu vực moong khai thác, các thiết bị, máy thi công tập trung tại mỗi cụm riêng biệt. Áp dụng công thức sau để tính độ ồn từ nhiều nguồn khác nhau:

Mức ồn tổng cộng tại một điểm được xác định theo công thức sau đây:

L = 10.lg ∑ 100,1.Li

Trong đó:

L: tổng mức ồn

Li : mức ồn của nguồn i

n: số nguồn ồn

Độ ồn tại moong khai thác được dự tính dựa trên hoạt động đồng thời của các thiết bị như sau:

Bảng 3.17: Dự tính độ ồn tại khu vực moong khai thác khi tất cả các thiết bị hoạt động đồng thời

TT

Thiết bị

Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m

Số lượng máy móc làm việc đồng thời tại moong

Nguồn ồn tổng do từng loại thiết bị gây nên

1

Máy khoan đá

87

2

87

2

Máy xúc

84

3

88

3

Xe tải

83

3

93

4

Máy nén khí

88

8

96

Tổng ồn tại khai trường

 

98

Quá trình lan truyền của âm thanh trong không khí phụ thuộc vào đặc trưng của sóng âm (tần số và bước sóng). Trong trường hợp nếu âm thanh được tạo ra từ một điểm thì một hệ thống sóng cầu sẽ lan truyền ra khu vực xung quanh với tốc độ 363 m/s cho âm thanh đầu tiên sinh ra. Mặt khác khi lan truyền trong môi trường không khí tiếng ồn sẽ bị môi trường này hấp thụ và giảm dần theo khoảng cách với công thức:

Lx = Lo - 20 lge.µx

Trong đó:

Lx: cường độ âm thanh (dBA) tại khoảng cách x mét.

Lo: cường độ âm thanh (dBA) tại nguồn phát sinh.

x: khoảng cách khảo sát (m).

µ: hệ số hấp thụ của môi trường (µ = 0,3 *10-4cm - 1ge là hệ số hấp thụ của không khí với độ ẩm tương đối 80%).

Như vậy khi tiến hành hoạt động tại moong khai thác thì mức ồn trong khu vực sẽ tăng lên và mức ồn ở những khoảng cách khác nhau từ vị trí thi công sẽ được trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.18: Dự báo phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn từ khu vực khai thác

Khoảng cách từ nguồn gây ồn

Đơn vị (m)

15

30

60

120

240

312

Mức ồn (dB)

96

90

84

78

72

68

          Dựa vào bảng trên ta có biểu đồ thể hiện phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn từ khu vực khai thác như sau:

Hình 3.1: Biểu đồ phạm vi ảnh hưởng của độ ồn gây ra do hoạt động khai thác

          Nhìn trên biểu đồ có thể thấy rằng khu dân cư gần khu vực mỏ nhất cách mỏ 315m mức ồn gây ra từ hoạt động của mỏ tới khu vực này đã nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT. Do đó, tiếng ồn không ảnh hưởng tới dân cư trong khu vực, đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất là công nhân làm việc tại mỏ và công nhân trực tiếp vận hành máy móc.

* Tác động do bộ phận nghiền đá:

Khu vực phát sinh: tại các khu chế biến của  mỏ.

Thời gian phát sinh: tương ứng với thời gian làm việc là 1 ca/ngày, 8giờ/ca, và kéo dài trong suốt thời gian tồn tại của mỏ.

Dự tính độ ồn: Nhìn chung độ ồn thay đổi tỷ lệ với số lượng thiết bị đặt tại khu chế biến và công suất của các trạm nghiền. Tuổi thọ và tình trạng thiết bị cũng ảnh hưởng đáng  kể. Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị tại bộ phận nghiền đá thì mức ồn dự báo ở khoảng cách 10m từ nguồn như sau:

Bảng 3.19: Giới hạn ồn của các thiết bị nghiền sàng

TT

Thiết bị

Mức ồn ở vị trí

cách thiết bị 10 m (dBA)

Mức ồn lựa chọn

tính toán

1

Máy nghiền hàm

85 - 99

87

2

Sàng phân loại

76 - 77

77

Ghi chú: Mức ồn lựa chọn tính toán chọn mức ồn trung bình

Độ ồn tại khu vực chế biến đá được dự tính dựa trên hoạt động đồng thời của dây chuyền nghiền sàng đá như sau:

Bảng 3.20: Dự tính độ ồn tại khu vực chế biến khi các thiết bị hoạt động đồng thời

TT

Thiết bị

Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m

Số lượng máy móc làm việc đồng thời tại moong

Nguồn ồn tổng do từng loại thiết bị gây nên

1

Máy nghiền hàm

87

1

87

2

Sàng phân loại

77

1

77

Tổng ồn tại khu chế biến

 

87

Đây là bộ phận gây ồn đáng quan tâm nhất tại khu mỏ, do vị trí đặt trạm nghiền trên sân Công nghiệp gần khu văn phòng mỏ, nơi tập trung rất nhiều cán bộ công nhân viên thường xuyên làm việc và khu vực sinh hoạt của công nhân.

Đối tượng bị tác động: Để nhận định được đối tượng cụ thể chịu tác động từ hoạt động chế biến trước tiên cần xác định được phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn này, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.21: Dự báo phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn từ hoạt động chế biến

Khoảng cách từ nguồn gây ồn

Đơn vị (m)

10

20

40

80

160

320

Mức ồn (dB)

87

81

75

69

63

57

Dựa vào bảng trên ta có biểu đồ thể hiện phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động chế biến như sau:

Hình 3.2: Biểu đồ phạm vi ảnh hưởng của độ ồn gây ra do hoạt động chế biến

Qua biểu đồ có thể thấy tại vị trí cách khu vực chế biến 80m mức ồn đã nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT vì vậy khu văn phòng mỏ cách khu vực chế biến 250m và hộ dân cư gần nhất cách khu vực mỏ 315m sẽ không chịu ảnh hưởng của tiếng ồn từ khu vực chế biến . Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp là công nhân làm việc tại trạm nghiền.

          * Tiếng ồn khi khoan, nổ mìn:

- Tiếng ồn do quá trình khoan ảnh hưởng đáng kể tới người lao động gần đó. Dự tính độ ồn phát ra tại các máy khoan khoảng 40 - 50 dB, do đó có tác động trực tiếp đến công nhân làm việc ở đó.

- Tiếng ồn phát sinh do hoạt động nổ mìn có tính chất tức thời, trong khoảng thời gian rất ngắn, khoảng 0,25s được vang đi rất xa, gây tâm lý khó chịu cho cư dân sống xung quanh khu vực dự án. Tuy tiếng ồn do nổ mìn có cường độ âm thanh lớn, nhưng xảy ra tức thời và nhanh chóng bị dập tắt nên ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Sử dụng phương pháp vi sai phi điện thì độ ồn tại mỏ khi nổ mìn khoảng 70 dBA trong phạm vi 100m. Chính vì vậy, các hộ dân trong phạm vi bán kính 315m đến 500m từ biên giới mỏ không chịu ảnh hưởng của tiếng ồn từ hoạt động nổ mìn.

Thời gian phát sinh vào thời điểm nổ mìn của mỏ (3 ngày nổ 1 lần vào lúc 11 giờ trưa hoặc 5 giờ chiều).

Đối tượng chịu ảnh hưởng: Công nhân làm việc trực tiếp trong mỏ.

          * Nguồn gây ồn do hoạt động vận chuyển:

Khu vực phát sinh: Trên đường vận chuyển, các nguồn gây ồn chủ yếu là các xe chở đá ra vào.

Thời gian tác động: Trong suốt thời gian hoạt động của mỏ.

Đối tượng bị tác động: Các tài xế xe tải và người dân sinh sống ven đường và người dân tham giao thông là người bị ảnh hưởng thường xuyên. Mức ồn dự báo phát sinh từ nguồn này đạt từ 83 - 94 dB ở khoảng cách 5m từ nguồn.

Nhìn vào tổng thể, tiếng ồn tác động đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống. Tiếng ồn làm cho con người khó ngủ, thính thoảng lại bị đánh thức bởi tiếng ồn dẫn đến trạng thái tâm lý mệt mỏi, khó chịu, cáu bẳn.

Trong thời gian làm việc, người công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao và lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm thính lực và nặng hơn là dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Cơ quan thính giác của con người tuy có khả năng thích nghi, tự bảo vệ dưới tác động của tiếng ồn ngừng được 2-3 phút thì thính giác sẽ được hồi phục trở lại. Tuy nhiên, khả năng này có giới hạn, theo SE Seibecman thì chỉ sau 1 phút tác dụng của tiếng ồn ở vùng tần số 1.800-2000 Hz với mức âm 85-90 dB có thể giảm thính lực 10-11 dBA; thời gian tác động của tiếng ồn mạnh hơn, kéo dài thì có hiện tượng mệt mỏi thính lực và khả năng phục hồi kém dần, cuối cùng là không thể phục hồi. Ngoài ra, sự thích nghi còn phụ thuộc vào tính mẫn cảm của từng cơ thể, giới tính, sức khỏe, tuổi tác,… Tiếng ồn còn có hại đến các cơ quan khác của cơ thể như: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,… Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mỗi ngày người công nhân tiếp xúc 8 giờ với tiếng ồn thì cơ quan thính giác của họ sẽ bị tổn thương:

- Với mức ồn từ: 90-100 dBA sẽ dẫn đến tổn thương sau 10-20 năm làm việc.

- Với mức ồn từ: 100-105 dBA sẽ dẫn đến tổn thương sau 10 năm làm việc.

- Với mức ồn > 105 dBA sẽ dẫn đến tổn thương sau 5 năm làm việc.

b. Tác động của rung.

- Nguồn phát sinh: Do hoạt động của các máy móc, thiết bị hoạt động tại mỏ. Nổ mìn cũng phát sinh chấn động. Đặc tính rung động của một số thiết bị và phương tiện được dùng phổ biến trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông và dân dụng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.22: Đặc tính rung của các loại phương tiện, thiết bị

STT

Loại phương tiện

Đặc tính tác động rung

1

Các phương tiện giao thông

Liên tục, gián đoạn

2

Các loại thiết bị khoan

Gián đoạn

3

Các loại thiết bị đầm, lu

Liên tục, gián đoạn

4

Các máy móc, công nghệ gây chấn động lớn trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất (ép, rèn dập, nghiền sàng v.v.)

Liên tục, gián đoạn

5

Máy nén khí 

Liên tục, gián đoạn

6

Mìn (khi phát nổ)

Gián đoạn

Ghi chú: Phân loại theo TCVN 7378:2004 Rung động và chấn động – Rung động đối với công trình – Mức rung giới hạn và phương pháp đánh giá.

- Khu vực phát sinh: chấn động do nổ mìn, búa đập phát sinh từ các bãi nổ mìn trong khu khai thác. Rung động do trạm chế biến truyền đến từ khu chế biến, các xe vận tải có khu vực phát sinh rộng theo các tuyến đường vận tải.

- Thời gian phát sinh:

+ Chấn động do nổ mìn phát sinh theo từng đợt nổ, thời gian xuất hiện không liên tục, các sóng dao động xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, khoảng 0,5 giây.

+ Chấn động do các trạm nghiền sàng và xe vận tải, búa đập thủy lực diễn ra liên tục trong ngày.

Nổ mìn phá đá là công đoạn gần như bắt buộc trong khai thác đá xây dựng, vừa đơn giản và có hiệu quả. Trong kỹ thuật nổ mìn, cường độ rung động lòng đất phụ thuộc vào các yếu tố sau: loại thuốc nổ, kích thước lỗ khoan, độ sâu lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan, chiều cao của cột thuốc nổ, chiều cao cột bua, tần số nổ, tính chất cơ lý của đất đá khoảng thời gian ngưng nghỉ. Chỉ có khoảng 25% năng lượng được dùng để phá vỡ đá. Phần năng lượng còn lại được phóng thích vào môi trường xung quanh dưới dạng sóng tức thời như các sóng chấn động, các sóng nén ép không khí, sóng âm thanh và lực đẩy trong cột đá, bụi khí. Ảnh hưởng của sự nổ mìn trên mặt đất đối với những khu vực đông dân cư là một vấn đề cần phải chú ý vì chúng không chỉ gây thiệt hại đối với nội bộ mỏ mà còn gây ra những tác động bất lợi đối với cấu trúc của khu mỏ.

Theo QCVN 02:2008/BTNMT khoảng cách an toàn về sóng chấn động không khí được xác định theo công thức:

   (m)

Trong đó:

Q: là tổng khối lượng thuốc nổ một đợt, theo theo tính toán Qmax = 240 kg/đợt

ks: hệ số phụ thuộc vào độ phân bổ vị trí phát mìn, tra bảng ks = 12.

Thay vào công thức trên ta có rs = 132m.

Như vậy, đối với khu dân cư dần nhất trong bán kính từ 315m đến 500m không bị ảnh hưởng bởi rưng chấn do hoạt động nổ mìn.

c. Ảnh hưởng do đá văng, sóng chấn động khi nổ mìn

- Theo QCVN 02:2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, khoảng cách do đá văng được xác định trên cơ sở đường cản ngắn nhất (w) và chỉ số tác động nổ của phát mìn (n). Do mỏ sử dụng nổ mìn trong các lỗ khoan con, chiều sâu lỗ mìn 5m, đường cản ngắn nhất từ lỗ mìn đến mặt tự do bờ tầng là 1,5m và chỉ số tác động nổ n = 1,0 nên tra bảng xác định được:

+ Bán kính vùng nguy hiểm do đá văng đối với người: R = 200m

+ Bán kính vùng nguy hiểm do đá văng đối với máy móc, thiết bị: R = 100m

          Trên cơ sở tính toán trên đồng thời căn cứ vào vị trí khu mỏ thấy rằng, đối với khu dân cư gần nhất trong bán kính 315m đến 500m, hoạt động nổ mìn của mỏ không ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt dân cư trong vùng. Mặt khác, khoảng cách từ khai trường đến hộ dân gần nhất là 320m nằm ngoài vùng đá văng. Hơn thế nữa, khi tiến hành nổ mìn Công ty sẽ thực hiện nổ mìn theo phương pháp vi sai và cử người chốt tại tuyến đường giao thông không để người dân đi vào khu vực ảnh hương trong thời gian nổ mìn nên sẽ hạn chế được các tác động có hại như sóng chấn động, đá văng...

2. Tác động đến tuyến đường giao thông:

          Dự án thực hiện khai thác với công suất nguyên khối hàng năm là 45.000m3/năm. Do vị trí bãi thải và khu vực chế biến được bố trí gần khai trường khai thác do vậy công tác vận tải đất đá khai thác và đất đá thải hoàn toàn trong tuyến đường vận tải của mỏ, không gây ảnh hưởng đến tuyến đường giao thông của khu vực. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển đá thành phẩm đi tiêu thụ và vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ khai thác sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới tuyến đường giao thông của địa phương và khu vực như: gia tăng mật độ phương tiện lưu thông trên đường; phát sinh tiếng ồn, bụi, và đất đá rơi vãi; gây sụt lún, hư hỏng tuyến đường. Công ty sẽ có biện pháp che chắn, quy định xe chở đúng tải trọng, gia cố tu sửa tuyến đường bị hư hỏng (nếu có) và trồng cây ven tuyến đường lân cận khu vực dự án nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất những tác động gây ra trên tuyến đường giao thông.

3. Tác động tới hệ sinh thái, cảnh quan:

- Nguồn gây tác động: Do hoạt động khai thác mỏ sẽ lấy đi một lượng lớn đá mà không có lượng bù đắp vào. Thêm vào đó là các hoạt động xây dựng các công trình xử lý môi trường, và xây dựng nhà xưởng.

- Phạm vi tác động: Phạm vi tác động trên diện rộng, trên tổng diện tích xây dựng các hạng mục của dự án; diện tích mặt bằng chung là S = 111.605 m2. Kết thúc quá trình khai thác sẽ tạo thành moong với cao độ đáy moong ở mức +170m, độ cao mặt bằng sân công nghiệp ở mức +144 trên mức thoát nước tự chảy.

- Thời gian: Do moong khai thác từ cos +170m trở lên (cao hơn mặt bằng khu phụ trợ mỏ) do đó sẽ tạo thành dạng hố mỏ. Đây là một dạng tác động không thể phục hồi được, tác động của nó là chậm và thời gian kéo dài vĩnh viễn. Tuy nhiên, đáy mỏ ở cos +170m cao hơn mực xâm thực địa phương nên có thể có tác động tích cực vì sau khi kết thúc khai thác sẽ hình thành mặt bằng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp....

- Mức độ tác động:

Việc bóc lớp phủ trên mặt và thảm thực vật trên mặt trong diện tích khai thác làm mất độ che phủ của rừng, mất nơi cư trú của các loài động vật do đó làm mất tính đa dạng sinh học của khu vực. Ngoài ra, việc bị phá bỏ mất thảm thực vật trên mặt làm gia tăng khả năng thiên tai, lữ lụt, hạn hán cũng như có nguy cơ làm giảm mực nước ngầm của khu vực vì thảm thực vật có tác dụng điều hòa khí hậu, giảm thiểu khả năng hình thành và tốc độ di chuyển của lũ, bổ sung nguồn nước cho nước ngầm.

4. Tác động đến kinh tế - xã hội

a. Tác động tích cực.

Là một khu vực dân cư thưa thớt, nghề chính là nông nghiệp và khai thác lâm thổ sản, kinh tế tự cung tự cấp. Sự ra đời của Dự án sẽ tác động tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực dự án bao gồm:

- Góp phần làm tăng giá trị ngành công nghiệp của địa phương.

- Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho một lượng lao động của khu vực cũng như địa phương khác.

- Góp phần nâng cao mặt bằng kinh tế xã hội và dân trí khu vực: Nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục, chuyển sang làm dịch vụ với thu nhập cao hơn. Nâng cao khả năng khám và chữa bệnh, tăng thu nhập chung từ thuế và làm dịch vụ.

- Cải thiện một số cơ sở hạ tầng: Xây dựng nâng cấp đường ô tô; kéo đường điện và xây dựng trạm điện hạ thế khu vực phục vụ cho khai thac mỏ và trong khu vực; xây dựng các câu lạc bộ, trạm xá, trường học nâng cao điều kiện sống của nhân dân trong vùng.

- Làm thay đổi điều kiện sống tại khu vực theo hướng tăng cao thu nhập chung của người dân, khu dân cư được hình thành kéo theo các dịch vụ khác phát triển theo (dịch vụ ăn uống, các dịch vụ phục vụ khác) đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tại địa phương.

b. Tác động tiêu cực

Cùng với những lợi ích to lớn về tăng trưởng kinh tế - xã hội, thì sự hình thành và hoạt động của Dự án cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như:

- Làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập của nhân dân địa phương.

- Gia tăng dân số trong khu vực, có khả năng gây ra các vấn đề phức tạp trong việc ổn định văn hóa và trật tự an ninh tại khu vực dự án. Nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ phát sinh một số các hoạt động thiếu lành mạnh như ma tuý, mại dâm, trộm cướp tài sản.

Vì vậy, Công ty sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để từng bước giải quyết triệt để các vấn đề môi trường đã phát sinh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án.

5. Tác động đến đa dạng sinh học

Quá trình khai thác của mỏ làm mất đi thảm thực vật che phủ cũng như nơi cư trú, thức ăn của các loài động vật, do đó, làm mất đi độ đa dạng sinh học của khu vực. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế mỏ cho thấy, thảm thực vật trong khu vực mỏ kém phát triển, cây cối chủ yếu là cây bụi thân thảo và các loại cây trồng của địa phường; hệ động vật chỉ có một số loài động vật nhỏ như rắn, chuột, chim, ... do đó không có nguồn ghen quý cần được bảo tồn. Chính vì vậy, mức độ tác động của dự án đến tính đa dạng sinh học của địa phương là nhỏ.

CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIÊU CỰC ĐANG ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH LẤY MẪU ĐỊNH KỲ CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG.

Hoạt động khai thác tại mỏ sẽ tác động ít nhiều đến cân bằng các thành phần môi trường tự nhiên và tập quán sinh sống của dân cư địa phương. Để đảm bảo sự an toàn cho con người, góp phần khống chế ô nhiễm và tái tạo môi trường từ lúc khai thác đến khi kết thúc đóng cửa mỏ, Công ty sẽ áp dụng các biện khống chế, khắc phục ô nhiễm và sự cố như sau:

3.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.1.1. Trong giai đoạn vận hành (giai đoạn hoạt động) của dự án

1. Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí

a. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi

* Giảm thiểu bụi từ khu vực chế biến đá.

Đây là khu vực sản sinh nhiều bụi nhất trong quá trình hoạt động của mỏ. Để giảm thiểu bụi trong công đoạn này (công đoạn nghiền sàng tại trạm nghiền) việc xử lý bụi tại khu vực chế biến đá trước đây đã được Công ty cũ sử dụng phương pháp phun nước. Trong thời gian tới, khi dự án này tiếp tục đi vào hoạt động thì Công ty sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp sau:

- Máy nghiền sàng đá được đặt ở vị trí thích hợp (đặt ở vị trí thấp và thuận tiện cho vịêc vận chuyển).

- Lắp đặt hệ thống phun nước (phun sương cao áp) đảm bảo việc chống bụi khi máy chạy. Tại các đầu băng tải, sẽ phun sương làm ướt đá sản phẩm để bụi không phát tán ra xung quanh (đây là phương pháp dập bụi đảm bảo chi phí nước nhỏ, hiệu quả giảm bụi cao 79¸96%, nồng độ bụi trong không khí đạt hoặc xấp xỉ đạt quy chuẩn cho phép, chi phí đầu tư cho hệ thống không lớn, hiệu quả kỹ thuật tốt hơn so với các phương pháp phun tưới nước thông thường). Sơ đồ hệ thống chống bụi bằng phun sương cao áp xem hình 4-1.

Hình 4-1: Sơ đồ hệ thống chống bụi bằng phun sương tạo ẩm

1-bể nước, 2-ống hút, 3-bơm nước, 4-động cơ, 5-ống đảy chính

6, 7-các ống nhánh, 8-các ống nhánh và vòi phun

Với khu vực chế biến và bãi chứa sản phẩm có quy mô và công suất trung bình nên thích hợp hơn cả sử dụng phương pháp phun sương cao áp thủy – khí với 2 loại vòi phun VPS-1 hoặc VPS-2 hiện nay trong nước đã sản xuất được với các đặc tính kỹ thuật:

- Màn sương tạo ra dạng hình nón.

- Chiều xa phun sương tối đa 5m.

- Đường kính tối đa của nón màn sương là 3m.

- Chi phí nước từ 1,5 ¸ 3lít/phút

- Áp suất khí 2,5 ¸ 3at

 Đánh giá biện pháp áp dụng:

- Không gian áp dụng: Áp dụng tại khu chế biến và lưu chứa sản phẩm.

- Thời gian áp dụng: Trong suốt thời gian khai thác, chế biến của dự án.

- Hiệu quả áp dụng và tính khả thi: Hiệu quả giảm thiểu bụi tương đối cao (thực tế áp dụng tại một số mỏ cho kết quả giảm tới 80% lượng bụi phát sinh). Theo kinh nghiệm thực tế tại nhiều mỏ thì giải pháp này rất hiệu quả so với việc sử dụng tưới nước (vì tưới nước khu vực trạm nghiền sẽ không đều cỡ hạt, không thường xuyên theo quá trình máy chạy nên vừa tốn nước lại không dập hoàn toàn được bụi).

- Bên cạnh đó, Công ty sẽ thực hiện tiếp các biện pháp sau một cách đồng bộ nhằm hạn chế bụi từ hoạt động chế biến đá, các biện pháp đó là:

+ Phun nước vào đống đá nguyên liệu trước khi nghiền tạo ra độ ẩm mặt ngoài của đá, khi vào máy nghiền sẽ hạn chế bụi.

+ Trang bị các thiết bị thu gom bụi tại các điểm sinh bụi trong dây chuyền nghiền đập đá.

+ Lắp đặt ống chụp mềm tại đầu băng tải để ngăn không cho gió thổi trực tiếp vào sản phẩm, ống mềm được làm bằng vải bạt sẽ không ảnh hưởng đến quá trình rót sản phẩm.

+ Tiến hành trồng cây xanh quanh khu vực chế biến nhằm giảm phát tán bụi, cây xanh được trồng trong thời kỳ xây dựng cơ bản, trước khi mỏ đi vào sản xuất, mật độ trồng cây 1.750 cây/ha tương ứng với khoảng cách 3m trồng 1 cây (bao gồm cả 40% cây trồng dặm).

+ Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức quan trắc môi trường định kỳ 4 lần/năm để có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm kịp thời.

- Cấm vận hành máy nghiền khi :

+ Các bao che bộ phận truyền chuyển động không có hoặc bị hư hỏng.

+ Các bulông bắt chân máy với móng bị mất hoặc hỏng.

+ Không có biện pháp chống bụi.

* Giảm thiểu bụi phát sinh trong quá trình xúc bốc, vận chuyển

Bụi phát sinh trong quá trình này phát sinh do việc xúc bốc vận chuyển đá từ khai trường về khu vực chế biến, trên tuyến đường vận chuyển trong và ngoài mỏ. Để hạn chế các tác động của bụi, trước đây đã áp dụng giải pháp phun, tưới nước dập bụi. Khi dự án này tiếp tục đi vào hoạt động thì Công ty cũng sẽ áp dụng biện pháp này. Cụ thể của giải pháp như sau:

- Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống phun nước đường vận chuyển trong những ngày nắng. Tuyến đường phun nước chủ yếu là đường từ khu khai thác về khu chế biến, tưới đường từ khu chế biến ra khu tập kết, tưới trên mặt bằng bãi chứa đá thành phẩm, trên tuyến đường nội mỏ và tuyến đường từ mỏ ra Quốc Lộ 70 khi chở đá thành phẩm xuất cho khách hàng. Định mức sử dụng 1,2lít/m2 (TCXDVN 33-2006); tần suất tưới nước trong mùa mưa là 2 lần/ngày, mùa khô là 4 lần/ngày. Nước được lấy từ hố thu nước trong khu khai thác bằng máy bơm kết hợp với vòi phun nước.

- Biện pháp 2: Quy định xe vận chuyển đá phải có bạt che kín thùng tránh đất đá rơi vãi, bụi theo gió thốc lên và tạt ra xung quanh.

- Biện pháp 3: Công ty cam kết chở đá nguyên khai, đá thành phẩm theo đúng tải trọng của phương tiện vận chuyển để giảm bụi trên tuyến đường vận chuyển. Công tác giám sát cũng được thực hiện qua nhật ký xe qua trạm.

Đánh giá biện pháp áp dụng:

- Biện pháp 1 đã cho thấy có hiệu quả đáng kể để giảm thiểu bụi.

- Biện pháp 2 và 3 có thể giảm được lượng bụi phát sinh tức giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.

- Công ty áp dụng cả 3 biện pháp trên nhằm giảm thiểu tối đa phát thải ô nhiễm.

- Không gian áp dụng: tuyến đường vận tải trong mỏ và tuyến đường từ mỏ ra  Quốc lộ 70 tới nơi tiêu thụ.

- Thời gian áp dụng: Trong suốt thời gian khai thác, chế biến của dự án.

- Hiệu quả áp dụng và tính khả thi: Hiệu quả giảm thiểu bụi từ hoạt động vận tải ô tô tương đối cao.

Việc tưới đường bằng máy bơm + ống cao su sẽ được mỏ triển khai tại khu vực gần với nguồn nước từ các khe suối (bán kính 400m) như mặt bằng sân công nghiệp, khai trường. Vì với năng lực máy bơm nước và đường ống dải dọc tuyến đường thì giải pháp này là hiệu quả. Tuy nhiên, phần đường còn lại tương đối dài (dọc tuyến đường liên xã ra đến quốc lộ 70) gần 2km sẽ được công ty áp dụng tưới đường bằng cách chứa nước trong các tec 500l đặt trên xe tải và đi tưới dọc tuyển đường mùa mưa là 2 lần/ngày, mùa khô là 4 lần/ngày.

* Giảm thiểu bụi do khoan, nổ mìn

Để giảm thiểu bụi và khí thải do quá trình khoan nổ mìn, giai đoạn khai thác trước đây đã áp dụng các giải pháp nhằm giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường. Trong thời gian tới, khi dự án tiếp tục đi vào hoạt động thì Công ty tiếp tục áp dụng các giải pháp nhằm giảm thiểu phát tán bụi, cụ thệ như sau:

- Trong quá trình nổ mìn tuyệt đối tuân thủ theo Quy chuẩn 02:2008/BCT  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.

-  Lựa chọn thiết bị khoan thủy lực loại hiện đại đã có thiết kế hệ thống thu bụi nhằm bảo vệ cho người lao động.

- Công ty sẽ sử dụng loại thuốc nổ có cân bằng ôxy = 0 như AĐ1 và công nghệ nổ mìn (sử dụng kíp địên Visai) nhằm giảm thiểu việc phát sinh bụi, khí độc khi nổ mìn.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an toàn nổ mìn, chỉ thực hiện nổ mìn vào thời gian quy định đã đăng ký với chính quyền địa phương nhằm tránh phát tán bụi. Thời điểm kích nổ tránh lúc gió to, tránh hướng gió lan toả về phía dân cư, thực hiện trong khoảng thời gian 11h–12h hoặc 17h–18h  trong ngày.

- Thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị để hạn chế khí thải phát sinh.

Đánh giá biện pháp sử dụng:

- Có ưu điểm dễ thực hiện, giảm thiểu bụi tại nguồn phát sinh do vậy có hiệu quả cao, phương pháp nổ vi sai làm giảm chấn động, bán kính phát tán bụi cũng sẽ giảm hơn so với các phương pháp nổ ốp, nổ lỗ khoan thông thường. Đảm bảo một lượng bụi đáng kể sẽ lắng trong khu vực nổ mìn do giảm lượng thuốc nổ nổ cùng lúc.

          - Môi trường không khí đảm bảo theo quy chuẩn:

          QCVN 05: 2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

QCVN 06: 2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

+ Không gian áp dụng: Trong khu vực khai trường của dự án.

+ Thời gian áp dụng: Trong suốt thời gian khai thác của dự án.

+ Hiệu quả áp dụng và tính khả thi: Đối với hoạt động khoan nổ mìn phá đá, hiện tại đây là biện pháp giảm thiểu bụi có hiệu quả cao nhất.

* Giảm thiểu bụi khu vực mặt bằng sân công nghiệp, khu điều hành và nhà ở:

Khai trường mỏ hầu như có 3 mặt phía Tây, Bắc và phía Đông là đồi núi, chỉ có phía Nam là tiếp giáp với mặt bằng sân công nghiệp mỏ có cao trình thấp hơn. Để giảm bụi khu vực này, trong giai đoạn khai thác trước đây đã tiến hành trồng cây, tuy nhiên do điều kiện chăm bón nên cây còn nhỏ và thưa. Trong thời gian tới khi dự án này tiếp tục đi vào hoạt động, Công ty sẽ tiếp tục áp dụng các giải pháp sau:

- Xung quanh moong khai thác, sân công nghiệp, nhà ở, bãi chứa đá thành phẩm, đường vận chuyển nội bộ mỏ Công ty sẽ cho trồng thêm cây xanh bao quanh nhằm chắn gió gây bụi và chắn không cho bụi phát tán đi xa.

+ Loại cây trồng: cây keo hoặc cây bản địa.

+ Mật độ: mật độ trồng cây 1.750 cây/ha  tương ứng với khoảng cách 3m trồng 1 cây (bao gồm 40% cây trồng dặm).

+ Thời gian áp dụng: trong thời kỳ xây dựng cơ bản, trước khi mỏ đi vào sản xuất, trong suốt thời kỳ sản xuất của mỏ thường xuyên được chăm sóc và thay thế những cây bị già cỗi.

Đánh giá biện pháp sử dụng: Đơn giản, dễ thực hiện, có thể giảm được lượng bụi phát sinh.

 b. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Trong giai đoạn khai thác trước đây, để giảm ồn mỏ đã áp dụng các giải pháp như trang bị bảo hộ cho cán bộ công nhân viên, áp dụng phương pháp khoan nổ mìn tiên tiến, duy tu bảo dưỡng thiết bị,.... Trong thời gian tới, khi dự án tiếp tục đi vào hoạt động thì Công ty tiếp tục áp dụng các giải pháp giảm ồn từ các nguồn phát sinh, cụ thể như sau:

* Giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình khai thác và nổ mìn:

          - Đồng thời quy định giờ nổ mìn và phổ biến tới từng người dân trong vùng để có sự ổn định và để người chuẩn bị tâm lý.

          - Thiết kế và phương pháp nổ mìn phải thực hiện đúng như nội dung trình với các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

          - Dùng loại thuốc nổ có tốc độ nổ chậm, giảm tổi thiểu lượng thuốc nổ của mỗi liều nổ sao cho vẫn đảm bảo được công suất.

- Thực hiện nổ vi sai (nổ theo chuỗi đã định trước), mỗi liều cách nhau từ 8 đến 50 mili - giây...

- Thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị máy móc theo định kỳ để hạn chế khả năng gây ồn.

- Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn với người lao động trong điều kiện cho phép.

- Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có độ ồn cao.

- Duy tu, bảo dưỡng và cải tạo tuyến đường giao thông từ mỏ ra đường liên thôn và Quốc lộ 70 thường xuyên, đảm bảo điều kiện giao thông là tốt nhất.

          - Qui định tốc độ và cấm bóp còi khi xe đi qua những nơi đông dân cư, trường học, trạm y tế,...

- Để đạt tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung trong khu sản xuất và dân cư, Công ty phải áp dụng các biện pháp chống ồn rung cho các thiết bị, máy móc khi hoạt động như sau:

- Lắp đặt đệm cao su, cơ cấu giảm chấn và lò so chống rung đối với các thiết bị có công suất cao như: máy khoan, máy xúc ….

Trong quá trình khoan lỗ mìn: Việc ngăn chặn phát sinh tiếng ồn hoặc giảm cường độ ồn trên đường truyền trong quá trình vận hành, trên thực tế là không có tính kinh tế và công nghệ rất phức tạp. Vì thế sẽ tăng cường các biện pháp phòng hộ cá nhân. Áp dụng biện pháp giảm ồn là tại đầu ra của khí nén khi lắp bộ tiêu âm với trở kháng phức hợp, có thể hạ tiếng ồn xuống khoảng 10dBA – 15dBA. Công nhân thao tác cần đeo dụng cụ bảo hộ như chụp tai bảo vệ để giảm nhẹ các tác động. Dụng cụ dùng chống tiếng ồn có: nút tai, bông chống âm thanh, chụp tai, mũ phòng hộ và áo phòng hộ; yêu cầu dụng cụ phòng hộ là: đeo vào thoải mái, không làm hại tới da, dùng bền, có lượng cách âm tốt.

Trong quá trình nổ mìn: Để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn gây ra khi nổ mìn, mọi công tác có liên quan đến nổ mìn phải chấp hành đúng các điều quy định trong Quy chuẩn 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.

           - Bán kính an toàn khi nổ mìn đối với người là > 300m;

           - Phải tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh khi nổ mìn.

* Giảm thiểu tiếng ồn tại khu vực chế biến:

- Các máy móc nghiền sàng phát sinh tiếng ồn và rung lớn được đúc móng đủ khối lượng và lắp đặt các đệm cao su để hạn chế tiếng ồn. Thường xuyên bôi trơn các bộ phận chuyển động, định kỳ kiểm tra, hiệu chỉnh cân bằng các thiết bị máy móc, theo dõi độ mài mòn của máy móc để bôi trơn dầu mỡ các bộ phận cơ khí và tiến hành thay thế kịp thời. Khi dự án đi vào hoạt động, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra mức ồn thực tế tại khu vực, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép, Công ty sẽ nghiên cứu lắp đặt các thiết bị giảm âm để hạn chế tiếng ồn, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.

- Trồng cây xanh trong khuôn viên và xung quanh tường rào để che chắn giảm thiểu nồng độ bụi và ồn ra bên ngoài.

- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân để hạn chế tác động của bụi và ồn tại các khu vực nghiền, sàng như găng tay, khẩu trang, bông tai, quần áo bảo hộ lao động....

- Tiếng ồn do xe cộ ra vào khu vực phải được hạn chế bằng cách có nội quy ra vào khu vực tránh trường hợp xe cộ ra vào lộn xộn và nổ máy, bấm còi.

- Có khu vực cho các xe chờ nhập nguyên liệu hoặc chờ lấy sản phẩm, không được nổ máy hoặc bấm còi trong khi chờ đợi.

- Quy định thời gian ra vào khu chế biến cho các xe nhập và lấy hàng, tránh nhập hàng, xuất hàng vào ban đêm gây ồn ào ảnh hưởng đến khu vực dân cư và các cơ quan lân cận.

 

 

c.  Độ rung

          Tương tự như trong quá trình khai thác trước đây, khi dự án tiếp tục đi vào hoạt động thì Công ty sẽ tiếp tục áp dụng các giải pháp giảm thiểu độ rung, cụ thể như sau:

- Tại khai trường: áp dụng biện pháp nổ mìn vi sai để giảm thiểu sóng chấn động và sóng rung tới môi trường xung quanh.

          - Tại khu vực chế biến: gia cố vững chắc các bệ máy, đế máy để giảm thiểu độ rung của thiết bị khi vận hành. Tại những điểm như sàn lắc, trạm nghiền đập sẽ tạo ra độ rung lớn vì thế cần gia cố thật vững chắc đế máy. Chú ý tới các điểm tiếp xúc mạnh cần có bố trí các bản đệm. Các yếu tố này làm giả đáng kể độ rung trong khu vực chế biến, và đảm bảo chất lượng môi trường cho phép.

d. Giảm thiểu khí thải của các phương tiện vận tải và nổ mìn

Khí thải của phương tiện giao thông vận tải và nổ mìn chứa các chất ô nhiễm bao gồm: bụi, khói, khí độc: SO2, NO2, CO, VOC.

Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải các phương tiện vận tải, cũng như trong giai đoạn khai thác trước đây, Công ty tiếp tục áp dụng các biện pháp có thể áp dụng là:

Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,05%). Thay nhiên liệu có chỉ số Octane, Cetane thấp bằng nhiên liệu có chỉ số Octane, Cetane cao phù hợp với tính năng của xe.

Không chở quá tải trọng quy định.

Thường xuyên bảo dưỡng xe, máy, điều chỉnh máy làm việc ở điều kiện tốt nhất.

Lựa chọn các phương pháp, sơ đồ nổ mìn tiên tiến và các loại thuốc nổ, vật liệu nổ ít sinh ra khí độc như: Lựa chọn phương pháp nổ mìn bằng phương pháp vi sai và loại thuốc nổ anfo nhằm giảm thiểu lượng khí thải thoát ra khi nổ mìn.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn trong sử dụng vật liệu nổ tại QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.

e. Biện pháp giảm thiểu tác động, nguy cơ mất an toàn kho chứa VLN và trong quá trình vận chuyển vật liệu nổ.

Công ty sẽ tuân thủ quy trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ theo quy chuẩn QCVN02:2008/BCT, cụ thể như:

- Tổng lượng VLNCN của kho chứa không được vượt quá sức chứa theo thiết kế;

- Đăng ký kho với cơ quan chức năng quản lý về VLNCN và công an xã Bản Cầm;

- Tại kho có bảo vệ chống sét theo đúng các qui định;

- Tại kho VLNCN bố trí lực lượng bảo vệ canh gác suốt ngày đêm. Nhân viên bảo vệ kho được trang bị điện thoại liên lạc, vũ khí thô sơ, thực hiện đúng các qui định bảo vệ kho theo QCVN02:2008/BCT;

- Tại kho bố trí bảng nội quy an toàn, nhập, cấp phát VLNCN theo quy định tại QCVN02:2008/BCT;

- Trên các đường vào nơi bảo quản VLNCN sẽ đặt biển báo “Nguy hiểm - Cấm lửa” tại vị trí cách kho ít nhất 50 m.

2. Các biện pháp bảo vệ môi trường nước

a. Nước thải sinh hoạt.

- Nư­ớc thải sinh hoạt của công nhân làm việc th­ường xuyên trên mỏ sẽ được xử lý bằng bể tự hoại trư­ớc khi thải ra ngoài. Bể tiếp nhận nước thải từ nhà ăn, các phòng vệ sinh, nhà tắm.

- Hiện tải mỏ đã xây dựng bể tự hoại thông thường và công trình này hoàn toàn đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường cho hoạt động của dự án. Do vậy trong báo cáo tác giả sử dụng bể tự hoại hiện tại của mỏ để xử lý nước thải sinh hoạt.

- Hiệu quả xử lý:

Nước thải sinh hoạt sau khi sử lý qua sẽ đạt theo yêu cầu của cột B QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.

b. Nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng sân công nghiệp và khai trường

Do điều kiện địa hình mỏ nằm trên mực thoát nước tự nhiên của các con suối nên công tác thoát nước mưa chảy tràn trên khai trường sử dụng phương pháp thoát nước tự chảy. Lượng nước chảy ra từ mặt bằng sân công nghiệp và khai trường mỏ chủ yếu là lượng nước mặt chỉ xuất hiện khi có mưa. Với đặc thù là mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường nên tính chất của lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án không có hóa chất độc hại, chỉ kéo theo bùn đất có hàm lượng căn lơ lửng cao vượt quá quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011) ảnh hưởng của chất lượng nước suối trong khu vực. Vì vậy biện pháp xử lý nhằm hạn chế ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn trên mặt bằng sân công nghiệp và khai trường là sử dụng rãnh thoát nước có hố ga bố trí xung quanh diện tích mỗi khu vực. Nước mưa chảy tràn sau khi lắng cặn lơ lửng ở các hố ga sẽ theo rãnh thoát nước tiêu thoát ngay vào hệ thống thoát nước khu vực (khe suối). Do mỏ đã đi vào hoạt động từ những năm trước đây nên tại khai trường mỏ đã có rãnh thoát nước tự khơi. Tuy nhiên, các rãnh này đã bị lắng cặn vùi lấp, do đó khi dự án tiếp tục đi vào hoạt động thì Công ty sẽ tiến hành khơi thông dòng chảy các rãnh thoát nước.

Trên toàn bộ diện tích khai trường và mặt bằng khu công nghiệp bố trí rãnh thoát nước có kích thước 0,4×0,4×0,4 m dưới chân tầng và xung quanh diện tích với 15 hố thu nước có kích thước 1,0m x 1,0m x 1,0m, khoảng cách giữa các hố thu khoảng 30÷50 m. Toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn trên mặt bằng dự án sau khi lắng sẽ được thoát ra ngoài tại khe suối phía Nam khai trường mỏ và mặt bằng sân công nghiệp.

 

 

 


Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống thoát và xử lý nước mưa chảy tràn

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình 4.3: Sơ đồ rãnh thoát nước có các hố ga

Hình 4.4: Kích thước rãnh thoát nước và hố lắng

- Cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: khơi thông dòng chảy và nạo vét thường xuyên rãnh thoát nước, hố ga dọc đường vận chuyển thoát nước ra khe suối gần khu vực dự án.

Ngoài ra, công ty sẽ cam kết giám sát chất lượng nước quanh khu vực đồng thời đảm bảo được hiện trạng môi trường tốt nhất có thể cho khu vực.

* Đánh giá hiệu quả công trình:

- Khả năng thoát nước: Tại các khu vực dự án đều thiết kế 01 cửa xả nước, như vậy tốc độ tiêu thoát trung bình của hệ thống rãnh thoát nước được xác định như sau:

Qthoát= Vthoát x Srãnh x k        , m3/s

          Trong đó: - Qthoát: lưu lượng nước tiêu thoát qua rãnh, m3/s;

                          - Vthoát: tốc độ dòng chảy trung bình, với rãnh có độ dốc 2 ÷ 3% thì Vthoát= 0,5 m/s;

                          - Srãnh: tiết diện ngang của rãnh nước, 0,16 m2;

                          - k: hệ số cản trở dòng chảy, k= 0,7.

          Thay vào công thức ta được: Qthoát= 0,5 x 0,16 x 0,7= 0,056 m3/s tương đương 4.838 m3/ngày và 145.140 m3/tháng.

Theo thống kê tại bảng 3.5 lượng nước mưa chảy tràn phát sinh tại tháng có lượng mưa lớn nhất trên toàn bộ diện tích khu vực thực hiện dự án là 23.747 m3/tháng (trong đó khai trường mỏ là 8.256 m3/tháng, mặt bằng sân công nghiệp 9.049 m3/tháng tuyến đường là 59 m3/tháng và lưu vực xung quanh chảy vào dự án là 6.383 m3/tháng). Đối với mỗi khu vực, Công ty sẽ thiết kế một hệ thống rãnh thoát nước riêng như vậy với khả năng thoát nước tính toán ở trên thì hệ thống rãnh và hố thu nước này hoàn toàn đảm bảo hiệu quả thoát nước cho dự án.

- Ưu điểm:   

+ Đảm bảo thoát nước mưa cho khu vực mỏ.

+ Dễ thi công do mặt bằng mỏ rất rộng, thoáng.

+ Nước chảy tràn sau khi qua hệ thống rãnh và hố thu các cặn lơ lửng được lắng đọng gần như hoàn toàn, khi thải ra môi trường nước sẽ có giá trị chất lượng nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn loại B của QCVN 29:2009/BTNMT.

- Nhược điểm:        

+ Với hệ thống mương dẫn bằng đất nên dễ ngấm nước gây ô nhiễm cục bộ tại đầu nguồn thải khi lưu lượng thải nhỏ.

+ Hệ thống mương dẫn hở nên phải bố trí nạo vét mương thường xuyên.

3. Các biện pháp quản lý chất thải rắn

Chương trình quản lý chất thải rắn tuân theo các nghị định sau:

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

a. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Lượng rác thải của toàn mỏ có thành phần chủ yếu của rác thải này là các chất hữu cơ dễ phân huỷ chiếm khoảng 65%. Vì vậy, tương tự như trong quá trình khai thác trước đây, lượng rác thải sinh hoạt này được thu gom và xử lý như sau:

Bố trí các thùng đựng rác (có ghi rõ thùng chứa rác thải hữu cơ dễ phân huỷ và thùng chứa rác thải khó phân huỷ). Các vị trí bố trí gồm: 1 thùng 15 lít tại Văn phòng làm việc, 2 thùng 240 lít tại nhà ăn, 1 thùng 15 lít nhà ở công nhân.

Phân loại những rác thải có khả năng tái chế như giấy, carton, nhựa, thuỷ tinh, kim loại chứa sắt, nhôm, …. Đối với chất thải không có khả năng tái sử dụng sẽ được phun chế phẩm trước khi chôn lấp tải bãi đổ thải của mỏ.

 

b. Chất thải rắn thông thường (đất, đá phủ)

* Đối với chất thải rắn là đất đá thải:

Do khối lượng đất đá thải của mỏ chủ yếu là lượng đất đá phủ trên bề mặt diện tích khai thác và một phần đất đá bẩn lẫn trong đá nguyên liệu được phân loại trước khi đưa vào chế biến, qua tính toán khối lượng đất đá phủ trên toàn bộ diện tích khai thác là 2.000 m3/năm. Lượng đất đá phủ này được bóc và phân loại theo từng năm khai thác và tập trung đổ thải tại bãi thải của mỏ có diện tích 2.500m2 (cost cao đổ thải +144m, chiều cao đổ thải 3m, dung tích chứa: 6.000m3) đặt tại phía Nam khu vực chế biến. Để đảm bảo an toàn cho đất đá thải không bị cuốn trôi ra mặt bằng điều hành và theo rãnh thoát nước xuống các khe nước vào mùa mưa gần khu vực mỏ, trong quá trình thải công ty sẽ tạo một tuyến đê chắn ngăn đá thải bị cuốn trôi phía Tây nam và Nam bãi thải bằng rọ đá hộc. Định kỳ 1 lần/quý giám sát sạt lở khu vực bãi thải để đảm bảo bãi chứa không quá tải, gây sạt lở xuống dòng chảy của khu vực xung quanh mỏ.

Vị trí bãi thải phía Nam khu chế biến có tọa độ và được giới hạn bởi các điểm góc như sau:

Bảng 4.1: Tọa độ vị trí bãi thải tạm

Tên điểm

Hệ toạ độ VN200, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30

Diện tích

X (m)

Y (m)

B1

2 490 017

431 563

2.500 m2

B2

2 490 037

431 580

B3

2 489 993

431 642

B4

2 489 967

431 622

B5

2 489 990

431 586

Do đất đá thải không nhiều và chủ yếu là đất phủ nên công tác đổ thải được thực hiện bằng ô tô.

Để đảm bảo an toàn trong công tác đổ thải cũng như ngăn đất đá thải bị cuốn trôi, trước khi tiến hành đổ thải mỏ phải xây dựng tuyến đê chắn thải bằng rọ đá hộc chạy dọc từ phía Nam và phía Đông nam của bãi thải. Do lượng đá thải không nhiều, chiều cao đổ thải chỉ cao 3m nên đê được xây dựng với chiều dài khoảng 110m, chiều cao 3m và chiều rộng trung bình 2m, cao trình xây dựng +144 m.

Hình 4.5: Kết cấu tuyến đê chắn đất đá thải

          * Đối với chất thải rắn là đất đá rơi vãi:

Lượng chất thải này phát sinh trên khai trường thì mức độ nghiêm trọng không lớn, tuy nhiên khi rơi vãi tại các khu vực nhà điều hành, đường giao thông thì cần phải xử lý kịp thời, không để gây cản trở việc đi lại và mất mỹ quan. Do đó, Công ty sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp giảm thiểu, cụ thể:

          - Khối lượng phát thải không nhiều, chủ yếu là đất đá rơi vãi nên không cần phân loại.

- Tổ chức một đội thu gom theo định kỳ 2 lần trong ngày (sáng và chiều) và đổ thải tại bãi thải chứa đất, đá thải.

c. Chất thải rắn từ hoạt động bóc lớp phủ thực vật trên núi đá

          Chủ yếu là cành cây sẽ được chặt nhỏ, đá kẹp không đạt chất lượng, thu dọn và đưa về bãi thải.

* Đánh giá biện pháp sử dụng:

+ Không gian áp dụng: trong ranh giới diện tích thuê đất của mỏ.

+ Thời gian áp dụng: Trong khoảng thời gian khai thác của dự án.

          + Hiệu quả áp dụng: Tái sử dụng hiệu quả chất thải rắn phát sinh, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sản xuất tại mỏ và khả năng lưu chứa đất đá thải của bãi thải tại mỏ. Lớp đất hữu cơ bên trên sẽ được lưu lại phục vụ cho công tác trồng cây.

          4. Quản lý chất thải nguy hại

Do Công ty không xây dựng xưởng sửa chữa tại mỏ do vậy công tác sửa chữa, thay dầu, thay lốp... các máy móc thiết bị của mỏ sẽ được chủ đầu tư thuê tại các cơ sở sửa chữa trong khu vực. Do đó, khối lượng chất thải nguy hại của mỏ chủ yếu là khối lượng dẻ lau dầu mỡ của mỏ là 140kg/năm. Lượng chất thải được chứa tạm thời trong những thùng phi có nắp đậy và lưu trữ tạm thời tại kho lưu trữ chất thải nguy hại tạm thời. Kho lưu trữ chất thải nguy hại tạm thời được xây dựng ở phía trong diện tích mặt bằng sân công nghiệp. Kho lưu trữ chất thải nguy hại được xây dựng theo dạng nhà cấp 4, diện tích 4 m2 và được chứa trong các thùng phi có lắp đậy nhằm chống phát tán ra môi trường đất, nước trong khu vực.

- Tất cả chất thải nguy hại phát sinh từ dự án được thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015.

- Tiến hành thống kê khối lượng từng loại chất thải nguy hại phát sinh.

- Đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

+ Xử lý chất thải nguy hại: Tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh được hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý, đơn vị này phải có đủ năng lực, điều kiện và được cấp phép theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

+ Không gian áp dụng: Được lưu trữ tại kho lưu trữ chất thải nguy hại tạm thời xây mới trên khu vực mặt bằng sân công nghiệp.

+ Thời gian áp dụng: Trong khoảng thời gian khai thác, cải tạo phục hồi môi trường của dự án.

+ Tính khả thi: Mỏ có thể chuẩn bị đủ dụng cụ để thu gom vào kho và lưu trữ lượng chất thải phát sinh trong khi chờ đơn vị có chức năng xử lý đến thu gom vận chuyển, xử lý theo quy định.

5. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế - xã hội

a. Giảm thiểu tác động đến an ninh trật tự

Toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty có 30 lao động. Như vậy, khi thực hiện Dự án sẽ tập trung mật độ dân cư khá lớn bao gồm cả dân bản địa và dân ở các vùng lân cận. Điều này sẽ làm nảy sinh những vấn đề phức tạp trong công tác quản lý hành chính và những vấn đề đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực các vùng lân cận có liên quan. Công ty cam kết thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:

Xây dựng và thực hiện nội quy Công ty; đảm bảo các cán bộ - công nhân viên trong Công ty đều được phổ biến và cam kết tuân thủ nội quy;

Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng, công tác kiểm tra nhân khẩu, hộ khẩu thường trú;

Xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật;

Tổ chức các buổi giao lưu, phổ biến kiến thức pháp luật, các quy định mới của chính quyền địa phương để cập nhật thông tin;

Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, nếu cần thiết có thể đuổi việc để tránh tình trạng gây rối làm ảnh hưởng tới trật tự chung;

b. Công tác an toàn lao động và chăm sóc sức khoẻ

          Dự án cam kết tuân thủ Nghị định 06/CP của Chính phủ ngày 20/01/1995 trong đó quy định chi tiết của Bộ luật Lao động về an toàn và vệ sinh lao động.

          Ngoài các phương án phòng chống sự cố, Dự án cũng sẽ quan tâm đến các biện pháp nêu dưới đây để giảm thiểu triệt để hơn các tác động đến môi trường cũng như đảm bảo an toàn lao động ở mức độ tối đa:

Xây dựng và thực hiện Chương trình an toàn lao động và Vệ sinh môi trường;

Cán bộ, công nhân viên làm việc trong công ty phải có trang bị bảo hộ lao động;

Xây dựng, diễn tập các phương án phòng chống cháy nổ trong từng công đoạn, phân xưởng của Công ty;

Có kế hoạch phối hợp với phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC), công an tỉnh về thực hiện công tác PCCC hàng năm;

Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh cho cán bộ  công nhân viên, nhất là bệnh nghề nghiệp (như bệnh phổi, bệnh điếc do ồn …).

6. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến đường giao thông

Trong quá trình vận chuyển nguyên nhiên vật liệu phục vụ dự án cũng như vận chuyển đá thành phẩm đi tiêu thụ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới tuyến đường liên thôn phía Nam, Đông nam khai trường và Quốc lộ 70 phía Tây nam khu vực dự án. Khối lượng vận tải này là không lớn do quy mô mỏ nhỏ nhưng không thể tránh khỏi những tác động xấu đến giao thông khu vực như gây biến dạng tuyến đường và gây ô nhiễm bụi cho tuyến đường giao thông trong khu vực. Vì vậy công ty sẽ nghiêm chỉnh chấp hành an toàn trong vận chuyển, cam kết không chở quá tải, có bạt phủ thùng xe khi vận tải; thường xuyên duy tu bảo dưỡng xe giảm hiện tượng gây ồn và thực hiện tưới nước giảm bụi cho tuyến đường;

Công ty cam kết sẽ thực hiện duy tu, sửa chữa cũng như hỗ trợ kinh phí cho địa phương tiến hành duy tu, sửa chữa tuyến đường của thôn từ mỏ ra quốc lộ 70 do hoạt động của các phương tiện vận chuyển của mỏ gây ra.

7. Biện pháp khắc phục do mất thảm thực vật gây mất đa dạng sinh học

Quá trình khai thác đá làm VLXD thông thường, tác động đên thảm thực vật do bóc lớp phủ bề mặt là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thực vật trong khu vực mỏ kém phát triển và đây là tác động không thể phục hồi do sau khi khai thác sẽ để lại moong khai thác với nền đá gốc, cây cối không thể sinh trưởng và phát triển. Do đó, để giảm thiểu tác động của việc khai thác đá đến thảm thực vật, công ty cam kết chỉ bóc lớp phủ trên diện tích khai thác, phần diện tích không khai thác sẽ được công ty quản lý nghiêm ngặt, không cho người dân trong vùng hoặc công nhân của mỏ chặt phá, đảm bảo độ phủ xanh của thảm thực vật trên phần diện tích không khai thác. Hơn nữa, việc bóc phủ thảm thực vật công ty sẽ cam kết khai thác đến đâu bóc phủ đến đấy, không bóc phủ một lần trên toàn diện tích khai thác theo kế hoạch của mỏ.

3.1.2. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn đóng cửa mỏ

Việc hoàn thổ môi trường được Công ty xây dựng một Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đi kèm với báo cáo này. Sau đây là một số vấn đề chung trong việc hoàn phục môi trường.

          1. Mục tiêu của việc cải tạo, phục hồi môi trường

Việc hoàn nguyên môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ bao gồm các mục tiêu sau:

-        Khôi phục, cải tạo lại và đưa môi trường tự nhiên (đất, nước, sinh thái - cảnh quan) đến một trạng thái tốt nhất có thể, vì không thể khôi phục môi trường về trạng thái như trước khi khai thác mỏ.

-        Giảm thiểu ô nhiễm trước mắt cũng như lâu dài.

-        Giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường văn hoá, kinh tế – xã hội: việc làm của người lao động, điều kiện sinh sống tiếp theo của gia đình họ… sau khi đóng cửa mỏ.

          2.  Nguyên tắc cải tạo, phục hồi môi trường

Việc hoàn phục môi trường sau khi kết thúc việc khai thác mỏ sẽ tuân thủ các nguyên tắc chung như sau:

-        Phương án hoàn phục được đề cập ngay từ khi nghiên cứu, lên kế hoạch thiết kế mỏ. 

-        Tôn trọng đặc thù, phong tục tập quán văn hoá xã hội của địa phương.

-        Quá trình hoàn phục được tiến hành song song với quá trình sản xuất và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan (Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước…).

-        Hạn chế đến mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình khai thác đến các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa mạo, sinh thái,…

-        Ít gây xáo trộn nhất về mặt kinh tế - xã hội của khu vực xung quanh Dự án. Mọi xáo trộn về mặt kinh tế - xã hội của khu vực sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

          3. Nội dung và biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường

          a. Phục hồi môi trường sau khai thác

Để cải tạo cảnh quan môi trường sau khai thác, trao trả diện tích đất khu mỏ cho địa phương để sử dụng cho mục đích khác trong thời gian đóng cửa mỏ chủ đầu tư sẽ tiến hành khôi phục và cải tạo môi trường.

Với các đặc điểm về địa hình sau khi khai thác, sẽ hình thành một khu đất khá bằng phẳng, vì vậy Công ty đưa ra các phương án phục hồi môi trường sau kết thúc khai thác là:

- Khu vực khai thác:

+ Thực hiện kiểm tra và gia cố bờ mỏ đưa về trạng thái an toàn.

+ San gạt đáy moong và giao lại cho địa phương.

- Khu vực chế biến:

+ Dỡ bỏ các công trình chế biến và phụ trợ hiện hữu.

+ Thu dọn đất đá thừa tại bãi chứa đá thành phẩm và bãi thải tạm của mỏ, tiến hành đánh tơi và phủ đất trên diện tích trạm nghiền đá, khu điều hành.

+ Tiến hành trồng cây keo hoặc cây bản địa.

- Thời gian thực hiện: sau khi kết thúc khai thác, trong thời gian cải tạo phục hồi môi trường.

          b. Mở ra cơ hội việc làm mới cho các công nhân mỏ

Để tránh tình trạng khi đóng cửa mỏ sẽ gây thất nghiệp cho toàn bộ công nhân tại mỏ, Công ty đảm bảo thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:

          - Đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ công nhân trong mỏ.

          - Tổ chức đào tạo việc làm mới cho những công nhân gắn bó lâu năm với mỏ và những công nhân khác có nhu cầu, nguyện vọng.

          - Nghiên cứu phương án cải tạo, mở rộng khu mỏ hoặc đầu tư mỏ mới để sử dụng lại lực lượng lao động của mỏ.

3.2.Kết quả đo đạc , phân tích lấy mẫu định kìcác thông số môi trường

3.2.1. Chất lượng môi trường không khí

* Các chi tiêu tiến hành khảo sát:

- Các thông số về môi trường không khí được tiến hành quan trắc:

+ Điều kiện tự nhiên:  Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió.

+ Bụi và các chất khí độc hại CO, SO2 và NO2.

+ Tiếng ồn.

* Phương pháp đo đạc và phân tích đánh giá:

          - Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu, bảo quản và phân tích ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo các quy định của TCVN và ISO hiện hành.

+ Các thiết bị đo khí hậu: nhiệt ẩm kế Asman (Nga), máy gió MC (TQ).

+ Các thiết bị đo khí: Các máy đo SO2, NOx và CO Monitolab ML (Mỹ); máy lấy mẫu VOC SKC (Mỹ); máy lấy mẫu bụi tổng số OSK (Nhật).

+ Thiết bị đo: Máy đo tiếng ồn ExTech (Trung Quốc).

* Vị trí khảo sát và lấy mẫu chất lượng môi trường không khí:

Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 2.6.

Bảng 2.6: Vị trí tọa độ các vị trí đo đạc và lấy mẫu không khí

Kí hiệu

Tên vị trí quan trắc

Hệ tọa độ VN – 2.000, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30

X(m)

Y(m)

K-1

Đầu đường vào mỏ (ngã ba giữa đường liên xã và đường vào mỏ)

2.489.944

431.748

K-2

Trên tuyến đường nội mỏ (giữa khu điều hành và khu chế biến)

2.490.028

431.627

K-3

Khu chế biến

2.490.114

431.592

K-4

Khai trường

2.490.272

431.600

K-5

Trên tuyến đường liên xã gần khu dân cư phía Đông Nam

2.490.031

431.793

* Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí:

Kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án cho thấy:

Trời nắng, nhiệt độ trung bình 350C, độ ẩm khá lớn, dao động trong khoảng 80 ¸ 81%. (Chi tiết xem Bảng 2.7)

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án

TT

Thông số

Đơn vị đo

K-1

K-2

K-3

K-4

K-5

Tiêu chuẩn so sánh

1

Nhiệt độ

0C

34,5

34

34

35

35,5

-

2

Độ ẩm

%

81

80

80

81

81

-

3

Tốc độ gió

m/s

1,2

0,85

0,92

0,95

0,95

-

4

Bụi lơ lửng

µg/m3

191

182

255

243

170

300(1)

5

SO2

µg/m3

45

29

42

50

50

350(1)

6

NO2

µg/m3

53

36

38

59

59

200(1)

7

CO

µg/m3

1.360

1.005

1.015

1.380

1.380

30000(1)

8

Độ ồn

dBA

56

57

65

67

52

70(3)

9

H2S

µg/m3

1,3

KPH

1,1

1,8

1,8

42(2)

Ghi chú: 

(1): QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

          (2): QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

(3): QCVN 26:2010/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

“-”: Không quy định

Nhận xét :

Kết quả đo đạc các thông số về khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió …) và một số thông có tác động đến môi trường không khí như độ ồn, nồng độ bụi, các khí (bảng 2.7) cho thấy.

Hàm lượng bụi

Mỏ đá vôi đang trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên do thực hiện tốt các công tác giảm thiểu bụi nên hàm lượng bụi tại các khu vực mỏ vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.

Độ ồn

- So sánh kết quả đo độ ồn tại các văn phòng, bãi thải, với QCVN 26:2010/BTNMT (Khu vực thông thường, từ 6h-21h) cho thấy giá trị cao nhất là 65dBA, tất cả các điểm đo đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (70dBA). Do đó, độ ồn đạt tiêu chuẩn cho phép.

Nồng độ các chất khí

Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực diễn ra các hoạt động sản xuất và phụ trợ cho thấy: hàm lượng các chất khí như CO, SO2, NOx trong môi trường không khí xung quanh rất thấp, đạt tiêu chuẩn cho phép tương ứng theo QCVN 05:2013/BTNMT(TB 1h). Môi trường không khí xung quanh mỏ chưa bị ô nhiễm bởi các chất khí này.

          3.2.2 . Chất lượng môi trường nước

          a. Các nguồn nước khảo sát trong khu vực

Công tác lấy mẫu môi trường nước tại khu dự án được thực hiện vào ngày 10/6/2016 phục vụ cho đánh giá tác động môi trường của “Dự án khai thác, chế biến đá làm VLXD thông thường tại xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. Các nguồn nước khảo sát trong khu vực như sau:

- Nguồn lẫy mẫu nước mặt: Tại khe suối phía Tây Nam mặt bằng sân công nghiệp và tại khe suối phía Tây Bắc khai trường mỏ.

- Nguồn lấy mẫu nước sinh hoạt: Bể nước sinh hoạt trong khu điều hành mỏ.

          b. Phương pháp lấy mẫu, phân tích

          Các phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo các quy định của TCVN và QCVN hiện hành. Các thiết bị được dùng trong lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường nước:

- Máy đo DO, pH meter 320 (Đức).

- Thiết bị xác định BOD WTW Model 602(Đức).

- Thiết bị xác định COD Palinest (Anh).

- Quang phổ kế UV-1201 (Nhật).

- Cực phổ VA 646 Profession (Thụy Sỹ).

          c. Các chỉ tiêu phân tích

- Chỉ tiêu nước mặt: Nhiệt độ, độ pH,  TSS, BOD, COD, DO, Fe tổng số, SO42-, độ cứng, As, Zn, Cu, dầu, mỡ,…

- Chỉ tiêu nước sinh hoạt: Màu sắc, mùi vị, độ đục, Clo dư, pH, NH4+, sắt tổng số, COD, Độ cứng, hàm lượng clorua, Hàm lượng Florua, As,…

- Các chỉ tiêu Coliform.

          d. Vị trí khảo sát

Vị trí các điểm lấy mẫu nước được thể hiện trong Bảng  2.8.

Bảng 2.8: Vị trí các điểm lấy mẫu nước

Ký hiệu

Tên vị trí quan trắc

Hệ tọa độ VN – 2.000, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30

X (m)

Y (m)

NM01

Tại khe suối phía Tây Nam mặt bằng sân công nghiệp

2.489.902

431.584

NM02

Tại khe suối phía Tây Bắc khai trường mỏ

2.490.256

431.405

NSH

Bể nước sinh hoạt trong khu văn phòng điều hành

2.489.950

431.663

          e. Kết quả phân tích môi trường nước

* Chất lượng nước mặt:

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong khu vực dự án được thể hiện trong

Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong khu vực dự án

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 08-MT:2015/

BTNMT cột B1

NM01

NM02

1

PH

-

6,8

6,5

5,5-9

2

DO

mg/l

6,6

6,2

≥ 4

3

TSS

mg/l

27

21

50

4

COD

mg/l

8

5

30

5

BOD5

mg/l

7

4

15

6

Amoni (NH+4) (tính theo N)

mg/l

0,0030

0,0021

0,9

7

Nitrit (NO-2) (tính theo N)

mg/l

0,009

0,008

0,05

8

Nitrat (NO-3) (tính theo N)

mg/l

0,68

0,61

10

9

Phosphat (PO43-) (tính theo P)

mg/l

0,047

0,042

0,3

10

Xianua (CN-)

mg/l

KPHĐ

KPHĐ

0,05

11

Asen (As)

mg/l

KPHĐ

KPHĐ

0,05

12

Cadimi (Cd)

mg/l

KPHĐ

KPHĐ

0,01

13

Chì (Pb)

mg/l

0,0025

0,0020

0,05

14

Crom VI (Cr6+)

mg/l

KPHĐ

KPHĐ

0,04

15

Đồng (Cu)

mg/l

0,08

0,04

0,5

16

Kẽm (Zn)

mg/l

0,025

0,020

1,5

17

Sắt (Fe)

mg/l

0,6

0,5

1,5

18

Thủy ngân (Hg)

mg/l

KPHĐ

KPHĐ

0,001

19

Tổng dầu, mỡ

mg/l

KPHĐ

KPHĐ

0,1

20

Coliform

MPN/100ml

1310

1200

7500

Ghi chú: QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1;

             KPHĐ: Không phát hiện được.

Nhận xét:

-  Mẫu nước mặt có giá trị pH nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép của tiêu chuẩn.

- Hàm lượng BOD5 của mẫu đạt QCVN 08-MT:2015 /BTNMT (cột B1);

- Hàm lượng COD của mẫu đạt QCVN 08-MT:2015/ BTNMT (cột B1);

- Lượng cặn lơ lửng trong các mẫu nước mặt đạt QCVN 08-MT:2015/ BTNMT (cột B1);

- Coliform là chỉ tiêu vi sinh để đánh giá sự nhiễm bẩn của nước, kết quả phân tích nước mặt tại thời điểm quan trắc phát hiện trong mẫu có Coliform, nhưng không vượt QCVN cho phép;

- Chỉ tiêu khác như: sắt, đồng, crom, nitrat… đều đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08MT:2015/ BTNMT (cột B1) tương ứng, hàm lượng kim loại nặng đều thấp, nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu này. Chất lượng nước mặt đảm bảo cho các nhu cầu sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

* Chất lượng nước sinh hoạt:

Kết quả phân tích chất lượng sinh hoạt khu vực dự án được thể hiện trong bảng 2.10

Bảng 2.10: Kết quả phân tích nước sinh hoạt trong khu vực dự án

STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN01/2009/BYT

1

Màu sắc

TCU

6,2

15

2

Mùi vị

-

Không có mùi vị lạ

Không có mùi vị lạ

3

Độ đục

NTU

1,7

2

4

Clo dư

mg/l

0,19

0,3 – 0,5

5

pH

-

6,85

6,5 – 8,5

6

NH4+

mg/l

0,29

3

7

Sắt tổng số

mg/l

0,202

0,3

8

Độ cứng (CaCO3)

mg/l

188

300

9

Hàm lượng Clorua

mg/l

9,8

250

10

Hàm lượng Florua

mg/l

0,14

1,5

11

As

mg/l

KPH

0,01

12

Tổng Coliform

MPN/100ml

0

0

Ghi chú: QCVN 01/2009/BYT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;

KPH: không phát hiện;

“-”: không quy định.

Nhận xét:

Đối chiếu với kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt trong khu văn phòng với QCVN 01/2009/BYT cho thấy chất lượng nước sinh hoạt của mỏ không bị ô nhiễm, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép.

3.2.3. Chất lượng môi trường đất

          a. Nội dung khảo sát

-         Khảo sát, tìm hiểu môi trường đất tại khu vực và các nguồn tác động hiện tại có thể tác động lên môi trường đất khu vực.

-         Chọn điểm đo, lấy mẫu phân tích chất lượng đất theo các chỉ tiêu cơ bản mà TCVN đã quy định.

-         Đánh giá chất lượng môi trường đất khu vực trên cơ sở các số liệu phân tích.

          b. Các chỉ tiêu phân tích

- Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH đất, Fe, Pb, Cu, Zn, As.

         

c. Vị trí các điểm lấy mẫu đất

Để đánh giá hiện trạng môi trường đất khi Dự án đươc thực hiện và làm cơ sở cho công tác quản lý môi trường, tổ khảo sát tiến hành lấy mẫu đất tại 04 vị trí được thể hiện ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11: Vị trí lấy mẫu đất

Kí hiệu

Tên vị trí quan trắc

Hệ tọa độ VN – 2.000, kinh tuyến trục 104045’, múi chiếu 30

X (m)

Y(m)

MĐ1

Khu văn phòng điều hành mỏ

2.489.966

431.669

MĐ2

Khu chế biến

2.490.106

431.592

MĐ3

Khai trường mỏ

2.490.256

431.602

MĐ4

Bãi thải tạm

2.490.013

431.617

          d. Kết quả phân tích mẫu đất

          Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất tại khu vực dự án được thể hiện  bảng 2.12.

Bảng 2.12: Kết quả phân tích đất khu vực dự án

TT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN 03-MT:2015/BTNMT

MĐ1

MĐ2

MĐ2

MĐ3

 

1

  pH

mg/kg

7,1

7,1

7,3

7,5

-

 2

  Fe

mg/kg

0,77

0,80

0,85

0,82

-

3

  Pb

mg/kgkh«

7,8

11,2

11,7

11,0

300

4

  Cu

mg/kgkh«

13

15

19

16

300

5

  Zn

mg/kgkh«

42,3

51,3

51,0

52,8

300

6

  As

mg/kgkh«

0,31

0,68

0,62

0,72

25

Ghi chú:

QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.

“-”: Không quy định.

 Nhận xét:

- Hiện tại đất sử dụng với mục đích công nghiệp của khu vực không bị ô nhiễm bởi bất kỳ một nhân tố kim loại nặng nào.

- Giá trị pH phân tích của 04 mẫu đất cho thấy đất có tính bazơ, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác cải tạo đất.

- Giá trị các kim loại nặng trong đất đều có hàm lượng thấp.

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN CAM KẾT VÀ KIẾN NGHỊ

Việc tiếp tục triển khai khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường mỏ đá vôi Thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty, đóng góp cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tuy vậy trên cơ sở phân tích về công nghệ, các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, các tác động của dự án và những biện pháp khắc phục cho thấy: Việc đầu tư dự án ngoài những yếu tố mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội còn gây ra những tác động tiêu cực về môi trường.

Báo cáo ĐTM đã đưa ra một cách tổng quát và chi tiết các hoạt động của dự án tác động đến môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động, cụ thể là:

- Báo cáo đã nhận dạng môi trường bị tác động với mức độ, quy mô lớn nhất là môi trường không khí, môi trường nước, cảnh quan. Nguyên nhân gây tác động được nhận dạng mạnh nhất là bụi, nước thải các loại, đất đá thải, rác thải sinh hoạt.

- Báo cáo đã đánh giá tổng quát, chi tiết về mức độ cũng như quy mô tác động của các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển của dự án đến môi trường đất, nước, không khí, hệ động thực vật…. đồng thời đã đánh giá ảnh hưởng của dự án tới môi trường kinh tế xã hội trong khu vực.

- Báo cáo đã đánh giá được tác động cộng hưởng của dự án với các dự án khai thác khác trong khu vực mỏ.

- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường được đưa ra hầu hết là biện pháp dễ dàng thực hiện và chủ dự án có thể chủ động áp dụng trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Tuy nhiên vẫn còn một số tác động khó giảm thiểu hoặc phương án giảm thiểu cho hiệu quả chưa cao như tác động do bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn (tuy có tính chất tức thời nhưng phát sinh với số lượng khá lớn, hiện nay việc giảm thiểu bụi từ hoạt động này thực hiện còn nhiều khó khăn). 

- Với chương trình và biện pháp cải tạo phục hồi môi trường cùng tiến độ trồng cây xanh như đề cập trong báo cáo, cảnh quan địa hình và thảm thực vật một số khu vực cơ bản được hoàn trả sau thời gian khai thác của dự án.

Để giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường, chủ dự án sẽ áp dụng các phương pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại như đã trình bày trong báo cáo. Khi áp dụng các phương pháp khống chế này, chúng tôi đảm bảo cải tạo cảnh quan theo hướng tích cực, giảm được các tải lượng ô nhiễm môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường mà Nhà nước ban hành.

2. KIẾN NGHỊ

Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bảo Thắng, UBND xã Bản Cầm tạo điều kiện trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt kịp thời hỗ trợ cấp cứu mỏ trong trường hợp có sự cố cháy nổ, sạt lở bờ moong bất ngờ xảy ra.

Phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế bụi trong quá trình vận chuyển, nâng cấp, sửa chữa đường vận chuyển đặc biệt là các đoạn đường qua khu vực dân cư.

Phối hợp thực hiện giám sát môi trường, thiết lập hệ thống giám sát để dễ dàng đánh giá mức độ ô nhiễm của toàn khu vực, quan trắc động thái nước ngầm.

Phối hợp phân thời gian nổ mìn, tránh nổ đồng thời để giảm chấn động rung cho nhân dân trong vùng.

Đề nghị Hội đồng thẩm định xem xét và trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để dự án được triển khai đúng tiến độ.

3. CAM KẾT

3.1. Cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường

Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi cam kết:

- Cam kết thực hiện chương trình quản lý môi trường và giám sát môi trường như đã trình bày trong chương 5.

- Cam kết thực hiện chế độ quan trắc môi trường định kỳ và báo cáo tới các cơ quan chắc năng có thẩm quyền quản lý và công khai trước cộng đồng dân cư khu vực dự án.

- Cam kết áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định, chất thải phải đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. Cụ thể:

+ Nước thải sinh hoạt xử lý qua bể tự hoại, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) trước khi thải vào nguồn tiếp nhận;

+ Môi trường không khí: Đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

+ QCVN26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ QCVN27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rung.

+ Nước thải: Do điều kiện đặc trưng khai thác mỏ nên không tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải. Chủ đầu tư cam kết tất cả các loại nước thải trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

+ Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom vào hố chôn định kỳ phun chế phẩm sinh học sau đó được lấp đất.

+ Thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại, xử lý chất thải nguy hại đảm bảo quy chuẩn.

+ Đăng ký thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất theo thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện nghị định số 149/NĐ - CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

          + Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn sản xuất, an toàn giao thông, phòng chống bão lũ, cháy nổ và các sự cố khác.

          - Cam kết các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, đá ra vào dự án chỉ hoạt động vào những giờ quy định, không chở quá tải, tuân thủ luật giao thông.

- Cam kết đảm bảo an toàn, gia cố đường giao thông bị ảnh hưởng bởi quá trình vận chuyển đá.

- Cam kết thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác tại khu vực dự án, khi có kế hoạch thay đổi về quy trình khai thác, vận chuyển sẽ thông báo trước với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

- Cam kết xử lý sự cố liên quan đến dân cư như sụt lún, nứt nhà dân do hoạt động nổ mìn.

- Thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo Thông tư 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

- Cam kết đảm bảo quyền lợi của địa phương và người dân theo quy định tại khoản 2 mục 5 của luật khoáng sản, cụ thể như sau:

+ Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác mỏ và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác. Bồi thường, duy tu sửa chữa, xây dựng mới những thiệt hại do hoạt động của dự án gây ra theo quy định của pháp luật;

+ Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào phục vụ cho dự án và các dịch vụ có liên quan;

+ Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác mỏ.

3.2. Cam kết tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án

- Cam kết các giải pháp và biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện từ khi dự án đi vào hoạt động chính thức đến khi kết thúc dự án.

- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố và rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.

- Cam kết niêm yết công khai bản tóm tắt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Uỷ ban nhân dân xã Bản Cầm. 

Tổng số lượt xem trang