QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích vùng biển khoảng 1.000.000km2, đường bờ biển dài trên 3.260 km (không kể bờ các đảo) và trên 3000 hòn đảo lớn  nhỏ, hai quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa. Đới bờ biển nước ta chiếm  một vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước: Được xem là “mặt tiền” hướng biển của Việt Nam, là hậu phương của các hoạt động khai thác biển xa  và là phòng tuyến bảo đảm an ninh quốc phòng của tổ quốc. Đới bờ nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên (đa dạng sinh học và thuỷ sản, khoáng sản, tiềm năng bảo tồn và phát  triển du lịch sinh thái, tiềm năng phát triển cảng - hàng hải,...). Khoảng 80% sản lượng cá đánh bắt, 70% khách du lịch và khoảng 80% hoạt  động của  ngành  hàng hải hàng năm (so với cả nước) đều tập trung ở vùng này. Đồng thời nơi đây cũng chứa đựng tiềm năng phát triển đa ngành, đa mục tiêu và vì thế, mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng tài nguyên vùng bờ ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong quản lý để đạt được hiệu quả tối ưu.

Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phù sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971).Trải qua lịch sử gần 200 năm, vùng đất ngập nước ở cửa sông ven biển thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ hiện nay chứng kiến nhiều thay đổi cả theo chiều hướng tích cực cùng với  những biến cố tiêu cực khác.

Trong bối cảnh phát triển như vậy, rất cần một cách tiếp cận quản lý mới -  liên ngành, hệ thống và tổng hợp thông qua một khuôn khổ quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB). Nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho vùng bờ của tỉnh Nam Định và trước hết là vùng bờ Vườn quốc gia Xuân Thủy tiếp tục là khu bảo tồn phát triển lành mạnh và ổn định theo hướng bền vững.

Đặc biệt, để QLTHVB Vườn quốc gia Xuân Thủy một cách hiệu quả, chúng ta cần đánh giá được những tác động có liên quan đến vùng bờ Vườn quốc gia Xuân Thủy, mà nhân tố môi trường đóng vai trò quan trọng.Chính vì vậy, nhóm em lựa chọn đề tài Đánh giá các vấn đề trong quản lý tổng hợp đới bờ Vườn quốc gia Xuân Thủy và đề xuất giải pháp”.


 

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ

1.   Đới bờ và vùng bờ biển:

a.    Các khái niệm cơ bản:

·       Đới bờ

     “Đới bờ”được định nghĩa là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, luôn
chịu tác động tương hỗ giữa: lục địa và biển, hệ tự nhiên và hệ nhân văn, các
ngành và người sử dụng tài nguyên vùng bờ theo cả cấu trúc dọc và cấu trúc
ngang, giữa cộng đồng dân đia phương và các thành phần kinh tế khác. Giới hạn ngoài của khu vực là ranh giới kết thúc thềm lục địa, giới hạn trong là phần lục địa chịu ảnh hưởng của sóng bão, trong đó bao gồm các vùng cửa sông đồng bằng châu thổ ven biển vì đây là các khu vực có hình thái và cấu trúc phụ thuộc vào các quá trình tương tác động lực giữa sông và biển. Với cách xác định này, khu vực đới bờ được phân chia.

·       Bờ biển

      Là dải lục địa nằm ven biển được tính từ đường bờ lui vào trong lục địa tới
vị trí bắt đầu xuất hiện sự biến đổi đột ngột về địa hình, ví dụ như các vách biển, các dải cồn cát hoặc một ranh giới xác định nào đó của thảm thực vật. Nằm trong phần này còn có các hệ thống đầm lầy, vũng vịnh và bãi triều. Tuy nhiên ở những khu vực có vùng cửa sông delta lớn nhất Mississipi thì việc xác định ranh giới trong (phía lục địa) thường gặp khó khăn với những khu vực có chế độ thủy triều ổn định thì lại khá thuận lợi. Ranh giới ngoài (về phía biển) chính là đường bờ, nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sóng bão đường bờ và định nghĩa về bờ biển luôn được xem là cơ sở cho việc thành lập và đo vẽ bản đồ.

·       Ven bờ

      Là vùng biển nằm trong giới hạn từ đường bờ tới vị trí mực nước thấp Ở
những khu vực bờ có bãi cát, thì phần ven bờ được chia ra làm 2 đới: đới trước và đới sau. Đới trước được xác định từ ranh giới ngoài của phần ven bờ đến giới hạn của mép nước ở mực thủy triều cao nhất, đới sau là phần còn lại của vùng ven bờ. Về mặt hình thái, đới sau có dạng địa hình khá bằng phẳng nhưng đới trước có dạng địa hình nghiêng về phía biển. Vị trí tại đó có sự thay đổi đột ngột về độ dốc chính là điểm tiếp giáp giữa 2 đới và được gọi là các gờ biển (rìa bậc thềm).

b.  Phân biệt đới bờ và vùng bờ:

Ø Đặc điểm đới bờ

- Nằm chuyển tiếp và luôn chịu tác động tương tác giữa các quá trình lục
địa và biển, gồm 2 phần : dải ven biển và dải ven bờ.

- Dải ven biển là phần lục địa ven biển, từ bờ biển trở vào đến rìa các đồng
bằng ven biển hiện đại/huyện ven biển.

- Dải ven bờ (biển ven bờ, từ đường bờ ra mép thềm lục địa/200m độ sâu)
Đây là thuật ngữ dùng chuẩn khoa học/lý thuyết hoặc gắn với các hoạt động
quản lý tầm vĩ mô/qui mô lớn (quốc gia hoặc toàn cầu).

Ø Đặc điểm vùng bờ

- Mang đầy đủ thuộc tính của đới bờ.

- Qui mô khác nhau và hình thù đa dạng phụ thuộc vào mục đích và năng lực
quản lý.

- Cũng gồm hai phần: ven biển và ven bờ

Đây là thuật ngữ thường dùng gắn liền với các hoạt động quản lý qui mô
nhỏ.
- Vùng bờ tập trung sôi động các hoạt động phát triển của các ngành và của
cộng đồng: 1,5/6,.0 tỷ người sống và 50% đô thị lớn tập trung ở vùng này (dân số
trong các đô thị này khoảng 250 triệu người và dự tính sẽ tăng gấp đôi vào 20-30
năm tới.

2.   Quản lý tổng hợp đới bờ:

a.   Các khái niệm về quản lý tổng hợp đới bờ:

- Quan niệm 1 : Một quá trình năng động và liên tục mà thông qua đó những
quyết định đối với việc sử dụng, phát triển và bảo vệ vùng bờ và tài nguyên bờ
được đưa ra. Phần cốt lõi của QLTH là xây dựng các thiết chế và chính sách để
điều hoà các giải pháp đã được chấp nhận" (B Cicin - Sain 1993).

- Quan niệm 2 : Quá trình liên hợp các quan tâm lợi ích của Chính phủ, cộng
đồng, khoa học và quản lý, của các ngành và quần chúng trong việc cùng chuẩn bịvà triển khai một kế hoạch tổng hợp bảo vệ và phát triển tài nguyên và các hệ sinh
thái vùng bờ Mục tiêu chung của QLTHVB là cải thiện chất lượng cuộc sống của
cộng đồng- những người luôn phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên vung bờ, trong
khi vẫn duy trì đa dạng sinh học và năng suất của các hệ sinh thái vùng bờ " (GESAMP, 1996).

-  Khái niệm : QLTHVB là một quá trình quản lý dựa trên nguyên tắc phòng ngừa trong Chương trình Nghị sự 21 và cách tiếp cận liên ngành/tổng hợp nhằm đạt được một cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như nhằm làm giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành/đa mục tiêu tài nguyên bờ.”

b.  Mục tiêu của quản lý tổng hợp đới bờ:

      Đánh giá tính dễ bị tổn thương vùng ven biển của một nước nào đó do thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển gây ra, nhưng rất nhiều đánh giá cho thấy sự thay đổi khí hậu thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất, đặc biệt là ở các khu vực sức ép do gia tăng dân số và phát triển kinh tế nảy sinh ra các vấn đề và hiểm hoạ. Tuy nhiên, như đã nêu trên, các hoạt động phát triển hiện nay có ảnh hưởng xấu đến khả năng phục hồi của hệsinh thái ven biển và theo đó là khả năng phải đối đầu với sự thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển.

      Như vậy thực chất của việc quản lý đới bờ chính là quản lý môi trường trên dải lãnh thổ tiếp giáp giữa đất liền và biển. Sau khi phân tích sâu sắc những vấn đề về môi trường ở đới bờ biển như ô nhiễm, tai biến thiên nhiên… các nhà khoa học thấy rằng chính việc sử dụng nguồn tài nguyên không hợp lý hoặc quá tải của con người là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và tai biến thiên nhiên sâu nặng hơn. Thực chất giữa quản lý môi trường đới bờ là quản lý sử dụng tài nguyên và quản lý tai biến thiên nhiên, triển vọng sống của các đới bờ biển khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ gắn kết giữa tri thức khoa học, công nghệ và chính sách.

 

 

3. Tổng quan về quản lý tổng hợp đới bờ trên thế giới:

       Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) được coi là giải pháp hữu hiệu mà nhiều quốc gia ven biển trên thế giới đã áp dụng nhằm giải quyết những  thách thức tại đới bờ, liên quan đến suy thoái môi trường, bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững.

Việc đưa QLTHĐB vào áp dụng ở trên thế giới bắt đầu từ sự kiện thành lập Hội đồng Bảo tồn và Phát triển Vịnh San Francisco (Mỹ) năm 1965. Năm 1972, chính Mỹ cũng là nước đầu tiên ban hành Kế hoạch Quản lý vùng đới bờ - một cột mốc pháp lý quan trọng giúp khuyến khích các địa phương ven biển lập và thực hiện các kế hoạch quản lý vùng đới bờ. Kể từ đó, Mỹ nỗ lực áp dụng QLTHĐB và đến năm 1983, thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID), mô hình quản lý vùng đới bờ của Mỹ đã được ứng dụng ở nhiều nước đang phát triển tại châu Mỹ La tinh và Đông Á (3 nước Ecuado, Sri Lanka và Thái Lan đã được Mỹ hỗ trợ thực hiện thí điểm). Đến thời điểm này, việc áp dụng QLTHĐB ngày càng tăng nhanh trên khắp thế giới với khoảng 100 quốc gia triển khai thực hiện.

        Theo đó, có rất nhiều chương trình lớn về QLTHĐB được xây dựng và thực hiện trên thực tiễn ở các quốc gia, lãnh thổ, như chương trình khung QLTHĐB của Cộng đồng châu Âu; chương trình quản lý tài nguyên biển châu Mỹ La tinh và vùng Caribê; chương trình QLTH biển Hắc Hải; chương trình đới bờ của Mỹ; chương trình khung quản lý đới bờ Vương Quốc Anh; chương trình QLTHĐB của các nước Cộng hòa Tanzania, Maldives, Liên bang Đức...; chương trình QLTHĐB vùng Victoria (Úc), Cape Town (Nam Phi)...; chương trình các biển Đông Á (PEMSEA). Gắn với đó, nhiều tổ chức quốc tế như UNEP, IMO, UNDP, ADB, WB, FAO,… lần lượt ra đời nhằm triển khai các dự án, chương trình QLTHĐB mang quy mô khu vực, toàn cầu. Nhiều quốc gia ven biển đã coi QLTHĐB như là “giải pháp” cho những thách thức tại đới bờ, liên quan đến suy thoái môi trường, tài nguyên và phát triển bền vững. Ở nhiều nơi, việc áp dụng QLTHĐB đã đạt được những thành công lớn, giúp cho GDP tăng trưởng mạnh, môi trường được cải thiện và xã hội thêm phồn thịnh.

        Từ năm 1992 đến nay đã có 7 chương trình theo hướng quản lý đới bờ và đại dương đã thực hiện trên quy mô toàn cầu đó là:

-Quản lý tổng hợp và phát triển bền vững đới bờ, gồm cả vùng đặc quyền kinh tế.

-Bảo vệ môi trường biển.

-Sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển.

-Sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển trong quyền tài phán quốc gia.

-Quan tâm đến tình trạng dễ thay đổi cơ bản về môi trường biển và biến đổi khí hậu.

-Tăng cường hợp tác phối hợp quốc tế và khu vực.

-Phát triển bền vững các đảo nhỏ, hệ thống đảo.

4.  Tổng quan về quản lý tổng hợp đới bờ tại Việt Nam:

a.   Giới thiệu về bờ biển Việt Nam:

Ø Giới thiệu chung:

      Bờ biển Viêt Nam có chiều dài hơn 3260km, là một dải bờ biển rất phức
tạp ứng về mặt tác động của các quá trình động lực từ biển lên lục địa, từ lục địa (sông ngòi v.v,…) lên vùng bờ biển và sự tương tác lẫn nhau giữa chúng, đặc
điểm của dải bờ biển là một trong những yếu tố quan trọng Việc phân chia ranh giới các miền Bắc, Trung, Nam không đặc trưng cho sự đồng nhất về địa hình và đặc điểm của vùng bờ Trong mỗi miền, đặc điểm địa hình vùng bờ rất phức tạp.

Ø Quá trình hội nhập và một số thành tựu:

      QLTHĐB mới chỉ được giới thiệu ở thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi Việt Nam tham gia Chương trình Khu vực về ngăn ngừa và quản lý ô nhiễm môi trường các biển Đông Á (GEF/UNDP/IMO/MPP-EAS). Theo thời gian, trên cơ sở học tập kinh nghiệm một số quốc gia, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã từng bước tiến hành nhiều hoạt động nhằm đưa mô hình QLTHĐB áp dụng vào thực tiễn quản lý thông qua một số dự án. Trong số đó phải kể đến dự án VVA do Vương quốc Hà Lan hỗ trợ thực hiện trong 3 năm (1994 - 1996) thực sự mang lại nhiều tác động rất tích cực với nhiều kinh nghiệm quý cho một số dự án triển khai sau đó như dự án điểm trình diễn quốc gia về QLTHĐB ở Đà Nẵng; dự án QLTHĐB Quảng Nam; dự án quản lý tổng hợp Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).

      Dự án VVA được thực hiện tại Việt Nam, hiệu quả mang lại của nó đó là đã tiến hành một số hoạt động hướng tới việc đề xuất xây dựng và triển khai một số dự án ứng phó với mực nước biển dâng mà trọng tâm là dự án Việt Nam – Hà Lan về Quản lý tổng hợp dải ven biển (VNICZM). Dự án VNICZM được thực hiện trong 6 năm (9/2000 - 8/2006) hướng tới mục tiêu xây dựng một chương trình QLTHĐB dài hạn ở Việt Nam nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc quy hoạch và phát triển vùng bờ một cách bền vững. Dự án này do Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội tài trợ và được Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý và thực hiện thông qua Cục Bảo vệ môi trường và 3 tỉnh Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu.

      Có thể nói bằng sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực từ Chính phủ Hà Lan và sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa mô hình QLTHĐB vào thực tiễn, sau 6 năm triển khai, dự án VNICZM thông qua thí điểm tại 3 tỉnh đã vận hành và đạt được một số kết quả tích cực. Đó là đã thiết lập được các văn phòng dự án tại 3 tỉnh thí điểm với đầy đủ trang, thiết bị cần thiết, thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực với các bên liên quan trong QLTHĐB. Dự án cũng đã tham gia đào tạo được đội ngũ cán bộ, chuyên gia các cấp, đặc biệt tại các tỉnh có năng lực tổ chức, triển khai QLTHĐB. Xây dựng và thiết lập được cơ chế điều phối phù hợp, hiệu quả cho QLTHĐB, huy động được sự tham gia vào cuộc của các cấp chính quyền; đặc biệt là nhận thức về QLTHĐB đối với cộng đồng và các nhà quản lý được nâng cao ở tất cả các cấp.

      Đồng thời đã hình thành được một cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ QLTHĐB tại các tỉnh thí điểm; xác định và tổ chức nghiên cứu 6 vấn đề trọng điểm liên quan đến đới bờ ở cấp Trung ương và địa phương, như nghiên cứu về thể chế hóa QLTHĐB ở Việt Nam; nghiên cứu nhu cầu và ứng phó sự cố tràn dầu ở Tp. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu; đánh giá động lực học ven bờ ở Nam Định; nghiên cứu về quy hoạch phát triển vùng đất bãi bồi ở Nghĩa Hưng, Nam Định; đánh giá về tiềm năng sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định, đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp; nghiên cứu đánh giá về nhu cầu áp dụng mô hình thủy động lực và chất lượng nước khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế... Quan trọng hơn là thông qua triển khai dự án VNICZM đã góp phần tích cực vào hình thành nền tảng chính sách, tham gia đề xuất để Chương trình 158 của Chính phủ về QLTHĐB cho 14 tỉnh ven biển miền Trung, từ Thanh Hoá đến Bình Thuận ra đời theo Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 9/10/2007 về việc “Phê duyệt chương trình Quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến 2020”. Được biết, hiện 14 tỉnh thuộc Chương trình 158 đang tập trung triển khai nhiều hoạt động như đánh giá hiện trạng QLTHĐB ở từng địa phương, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế điều phối đa ngành; nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý tổng hợp đới bờ; xây dựng cơ sở khoa học phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ...

       Rõ ràng, các dự án QLTHĐB đã, đang được triển khai thời gian qua ở các tỉnh đang từng bước cho chúng ta những kinh nghiệm trong phương thức QLTHĐB không chỉ đối với quản lý tài nguyên – môi trường mà là phương thức quản lý cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện phát triển bền vững. QLTHĐB không thay thế được cho hệ thống quản lý hiện nay mà là công cụ hỗ trợ cho quản lý, làm cho phát triển vùng bờ thêm "giá trị gia tăng". QLTHĐB ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần được tổ chức triển khai trong khuôn khổ một dự án hay chương trình, tuân thủ theo chu trình các bước của QLTHĐB với thời hạn 5 – 6 năm/chu trình và theo quy mô cấp tỉnh hay nhỏ hơn là phù hợp gắn với sự tham gia vào cuộc của chính quyền các cấp và người dân.


 

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ĐỚI BỜ KHU VỰC

VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

1.      Điều kiện tự nhiên

-    Vị trí địa lý:

      Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, nơi sông Hồng đổ ra biển (gọi là Ba Lạt) và có ranh giới phía Nam là sông Vọp, cách Hà Nội khaonrg 150km về hướng Đông Nam thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tọa độ từ 20˚10’ đến 20˚15’ vĩ độ Bắc và từ 106˚20’ đến 106˚32’ kinh độ Đông, được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam từ năm 1989.

 

 

Sơ đồ quy hoạch vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

-      Diện tích:

Vùng bảo tồn rộng 7.100ha. bao gồm vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh và cùng đệm rộng 8.000hs, trong đó gần 3000ha rừng ngập mặn.

-      Địa hình:

        Khu Ramsar Xuân Thủy là bãi triều ngoài đê biển.Bãi triều bao gồm các cồn, lòng sông, lạch triều.Bãi triều được cấu tạo bởi trầm tích cửa sông Hồng và biển Đông bao gồm cát, bùn và sét. Sự bồi đắp trầm tích và phù sa theo không gian và thời gian được quyết định bởi: lượng phù sa, động lực dòng chảy của sông, động lực thủy triều và tác động của còn người (quai đê, trồng rừng, vuông tôm,…) đã tạo nên hình thái địa mạo ngày nay. Nhìn chung địa hình thấp từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Độ cao trung bình từ 0,5 – 0,9m, đặc biệt cồn Lu có dải cát cao từ 1,2-1,5m. Sự phân cắt bãi triều VQG bởi đê biển, sông Trà, lạch triều và hạ lưu sông Vọp thành: Một phần Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh. Cồn Ngạn lớn nhất ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, với các đầm nuôi trồng thủy sản và hầu hết có rừng ngập mặn bao phủ. Cồn Lu gồm một bãi cát rộng, cùng các bãi bồi lầy và diện tích nhỏ các đầm nuôi trồng thủy sản. Cồn Xanh nhỏ nhất và vẫn đang tiếp tục bồi đắp phù sa từ sông Hồng. Cồn Lu và Cồn Xanh thường bị ngập khi thủy triều lên. 

-      Khí hậu:

       VQG Xuân Thủy thuộc địa lý đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu chung của đồng bằng ven biển. VQG có khí hậu nhiệt đới hơi ẩm (K=1.5-2,0), mùa đông lạnh với 2 thnags nhiệt độ trung bình <18˚C, mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình nóng nhất >25˚C. Mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài 2 tháng, không có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn, ẩm do mưa phùn. Nhịp điệu mùa tại đồng bằng ven biển có những nét độc đáo riêng có lẽ chỉ mới có thể phân ra 4 mùa trong 1 năm.

+      Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 24˚C, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 16,3-20,9˚C, nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng 1 là 6,8˚C, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 40,1˚C.

+      Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1500-1715mm, năm có tổng lượng mưa cáo nhất là 2754mm, năm có tổng lượng mưa thấp nhất là 978mm.

+      Chế độ gió mùa: Mùa đông giói thịnh hành là hướng Bắc, mùa hạ gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam.

-      Thủy văn:

      Khu Ramsar Xuân Thủy được cung cấp nước và lượng phù sa của sông Hồng. Tại cửa Ba Lạt có hai con sông chính là sông Trà và sông Vọp. Ngoài ra còn có các lạch sông thoát nước. Sông Trà chạy từ cửa Ba Lạt theo hướng Đông Nam ra biển, dài khoảng 10km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngan và Cồn Lu. Hạ lưu sông Trà đã được phù sa lấp đầy thành bãi bồi và sông chỉ còn là lạch khi nước triều xuống thấp. Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt đạt bình quân khoảng 1,8g/l. Đây là lượng phù sa chính để tiếp tục bồi lắng lãnh thổ VQG, Ngoài sông Trà, sông Vọp, còn có một lạch triều ngắn chia Cồn Lu và Cồn Xanh. Lạch triều này cũng chảy từ cửa Ba Lạt ra biển.

-      Thủy triều:

       Thủy triều VQG thuộc chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ. Thủy triều tương đối yếu, biên độ trong ngày trung bình khoảng 1,5-1,8m. Triều lớn nhất đạt 3,3m và triều nhỏ nhất là 0,25m. Do có thủy triều mà rừng ngập mặn đã được duy trì và phát triển tốt. Chính nhờ có thủy văn và thủy triều đã nâng cốt đát VQG và mở mang lãnh thổ làm tăng quỹ đất.

-      Hệ sinh thái:

+      Trong khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy, nơi cao nhất chỉ 3m, mực nước sâu nhất khoảng 6m. Đây là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sinh có giá trị cao, cùng các loài động-thực vật hoang dã, và đặc biệt là các loài chim di cư quý hiếm.

+      Thực vật ưu thế trong rừng quốc gia Xuân Thủy là loài cây Trang, Bần, Tra và Ô rô mọc tự nhiên rải rác khắp khu vực. Riêng trên Cồn Lu, cây Phi lao được trồng với diện tích lớn, đây là sinh cảnh quan trọng cho các loài chim rừng di cư.         Ngoài ra, các loài rong thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh có giá trị kinh tế cao, nhất là loài Rong câu chỉ vàng.

+      Hệ động vật ở Vườn quốc gia Xuân Thủy nổi bật với gần 220 loài chim. Đặc biệt, số lượng chim nước ghi nhận được trong mùa chim di cư lên tới 30.000 - 40.000 cá thể. Một số loài chim quý hiếm như: cò thìa, rẽ mỏ thìa, choắt chân màng lớn, choắt đốm đen, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc, te vàng, mòng bể mỏ ngắn, bồ nông, cò lạo ấn Độ...

 

2.      Điều kiện kinh tế

-      Nghề nghiệp: Hầu hết những người dân sống nơi đây đều làm nghề canh tác lúa nước, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản,…

-      Sản xuất nông nghiệp hiện là một trong các ngành mũi nhọn, trọng tâm cơ cấu phát triển kinh tế của các xã khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy với hai ngành chính: trồng trọt và chăn nuôi.

-    Trồng trọt:  cơ cấu cây trồng đa dạng hơn, vuừa trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loại cây ăn quả tuy nhiên trồng lúa ở đây chiếm ưu thế tạo ra nguồn lương thực thực phẩm nâng cao tinh thần cho người dân.

-    Chăn nuôi: Tại các xã vùng đệm chỉ góp phần vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt hàng ngày, tăng thu nhập cho nền kinh tế gia đình và tận dụng phân bón cho nông nghiệp.

3.      Điều kiện xã hội

·       Dân số

vùng đệm của VQG chiếm khoảng 48000 nghìn người với 12080 hộ

Tỉ lẹ tăng dân số tự nhiên 1,7%

Số hộ nghèo khá cao so với đông bằng song Hồng

 Số người trong đọ tuổi alo động là 18492 người, chiếm 38,4% dân số. trung bình mỗi hộ có hai người trong đọ tưởi lao động

Bảng số liệu dân cư của 5 xã vùng đệm

Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Dân cư (người)

Số người lao động

Số hộ

Tỉ lệ tang dân số

Mật độ dân số

Giao Thiện

1164

10.700

4742

2500

1,7

1023

Giao An

820,56

10.231

4554

2680

1,7

1180

Giao Lạc

704

10.030

4658

2375

1,8

1090

Giao Xuân

780

10.091

4538

2538

1,7

810

Giao Hải

555,11

7106

3453

1985

1,45

720

Tổng

4023,67

48.160

18492

12080

1,7

994

Nguồn: số liệu năm 2008

·       Văn hóa giáo dục

Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi xẫ hội như trường học,  nhà văn hoas, khu vui chơi đang được chú trọng đầu tư xay dựng.

Các xã trong vùng đệm đều có ít nhất một trương THCS, tiểu học, mẫu giáo.

Bảng thống kê học sinh tại 5 xã vùng đệm

Số học sinh tiểu học và trung học

Số học sinh phổ thông trung học

Giao Thiện

1882

300

Giao An

2150

350

Giao Lạc

1766

306

Giao Xuân

1683

378

Giao Hải

1029

150

 Nguồn: số liệu năm 2008

Trong nhưng năm gần đây các xã vùng đệm có số hộ giầu và khá tang nhanh, số hộ nghèo giảm nhiều

Số hộ nghèo chiếm 10% , khá giau chiến 25%, trung bình chiếm 65%. Do vậy, đời sống văn hóa tinh thân cuatr người dân cung được nâng cao

Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy chủ yếu là người Kinh sinh sống.Tỉ lệ dân thoe đạ thiene chua giáo chiếm khỏang 41% phân bố khong đồn đều. Trông đó Giao Thiện chiếm 72% Giao An chiếm 32%, Giao Lạc 71%, Giao Xuân 27%, Giao Hải 3,6%

·       Về y tế

Trong vùng đệm mỗi xx đều có một trạm y tế từ 5 đến 7 cán bộ y tế .các y ta tại các thôn thị trấn định ki tổ chức các buổi tiêm phồng vận động kế hoạch hóa gia định tham gia giám  sát dịch bệnh.

*    Ban Quản lý VQG Xuân Thuỷ cũng chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao nhận thức về lợi ích của công tác phục hồi, bảo vệ rừng ngập mặn nói riêng và bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung, từ đó hình thành ý thức trân trọng rừng ngập mặn và thiên hướng sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước quý giá của cư dân vùng cửa sông ven biển. 

4.      Hiện trạng môi trường

a.      Rừng ngập mặn và đất ngập nước:

Phong trào nuôi tôm, ngao, cua phát triển khá nhanh.Tuy mang lại nguồn lợi kinh tế cao nhưng cũng ảnh hưởng hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái nơi đây. Nhiều diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp để làm các ao tôm xuất khẩu. Rừng ngập mặn bị nước ngâm thường xuyên trong các ao tôm dẫn đến bị chết hàng loạt, ô nhiễm nghiêm trọng.

b.      Môi trường nước:

Nước chủ yếu bị ô nhiễm doa hoạt động chăn nuôi thủy sản của người dân, đặc biệt là nước thải từ các đầm nuôi ngao. Hiện có 5 xã thuộc vùng đệm khu vực vườn quốc gia, và đều có tham gia nuôi trồng thủy sản dẫn đến nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

c.       Môi trường không khí:

Ở khu vực đới bờ vườn quốc gia Xuân Thủy không có nhà máy hay xí nghiệp nào lớn nên hiện trạng không khí tại nơi đây tương đối tốt.

5.  Tình hình quy hoạch, quản lý đới bờ/vùng bờ và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của khu vực

a.  Tình hình quy hoạch, quản lý vùng bờ VQG Xuân Thủy

Thực hiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trưởng ven biển tỉnh nam Định

là Chi cục biển tỉnh Nam Định thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định.

Chương trình Quản lý tổng hợp vùng bờ đang được triển khai tại nhiều địa phương có biển trong cả nước đã cho thấy hiệu quả thiết thực của nó trong việc bảo vệ nguồn lợi ven bờ khai thác tài nguyên bền vững, đặc biệt là khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.

- Cộng đồng tự bảo vệ

Triển khai Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) lồng ghép trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lãnh đạo Vườn quốc gia Xuân Thủy và tỉnh Nam Định đã chuyển hướng tất cả những dự án nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia đều phải thực hiện cam kết môi trường, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản theo hướng bền vững. Đồng thời đã thực hiện nhiều chính sách khai thác có giới hạn.

Cụ thể, Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy đã ra quy chế cho bà con chỉ được bắt các loài tôm, cua, cá (như cá bớp, cá nhệch), chỉ được khai thác ngao giống từ tháng 4 đến tháng 7; không được lấy củi, chặt phá rừng. Xây dựng quy chế quản lý như khai thác nguồn lợi ngao giống tại cửa sông Hồng; thực hiện giải pháp cộng đồng tham gia quản lý rừng ngập mặn; chia sẻ lợi ích thủy sản dưới tán rừng ngập mặn và tạo những sinh kế bền vững mới thay thế khai thác thủy sản truyền thống như: Trồng nấm, phát triển du lịch sinh thái, nuôi ong... đã góp phần thực hiện chiến lược sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên vùng bãi bồi khu vực VQG Xuân Thủy.

- Đa dạng hóa dịch vụ ngoài khai thác

 Để duy trì hoạt động hạn chế khai thác thuần túy, UBND tỉnh Nam Định và Ban Quản lý vườn quốc gia Xuân Thủy đã vận dụng rất nhiều các cơ chế chính sách, đổi mới, ưu tiên chuyển hướng phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống bà con trong khu vực vùng đệm và bảo vệ nghiêm ngặt khu vùng lõi cùng sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, Ban Quản lý VQG Xuân Thuỷ đã phối hợp với xã Giao An và Giao Thiện triển khai Đề án “Khai thác sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn ngao giống tự nhiên trên vùng đất ngập nước ở cửa sông Hồng” với mục tiêu kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển, đồng thời thực hiện tốt khuyến cáo của Công ước Ramsar và tiêu chí của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới là tạo môi trường lành mạnh có sự chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên…

b.  Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Giao Thủy

      Quyết định 1082/QĐ-UBND do UBND tỉnh Nam Định ban hành quy định Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Giao Thủy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), với các nội dung chủ yếu sau:

Ø Mục II. Mục tiêu phát triển

·       Mục tiêu tổng quát

Khai thác lợi thế của huyện ven biển, có khu du lịch biển và khu bảo tồn đất ngập nước Vườn quốc gia Xuân Thủy để tập trung phát triển lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và du lịch nghỉ dưỡng, du lch sinh thái. Quy hoch và tng bước thu hút đầu tư phát trin công nghip, tiu th công nghip, làng ngh. Chú trng công tác bo v môi trường, nâng cao cht lượng giáo dc, chăm sóc sc khe nhân dân; bo đảm an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, Giao Thủy là huyện có trình độ phát triển ở mức trung bình khá của tỉnh Nam Định.

·       Mục tiêu cụ thể

ü Về phát triển kinh tế

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá 2010) bình quân thời kỳ 2015-2020 đạt 10-12%/năm, thời kỳ 2021-2030 tăng bình quân 13%/năm.

- Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ng là 33% - 25% - 42%; giá tr sn xut bình quân đầu người đạt 110-140 triệu đồng (giá hiện hành).

- Đến năm 2030: Cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ng là 21% - 39% - 40%; giá tr sn xut bình quân đầu người đạt 300-350 triệu đồng (giá hiện hành).

ü Về phát triển xã hội và an ninh, quốc phòng

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân khoảng 1,0%/năm; giảm tỷ suất sinh bình quân 0,15-0,2%o/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1-1,5%/năm.

- Hàng năm tạo việc làm cho 4.000-5.000 lượt người (không k slaođộng ngoài huyn), đến năm 2020 t l lao động qua đào to 60-70%.

- Tập trung xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020 có 18/22 xã, thị trấn đạt đầy đủ tiêu chí nông thôn mới, bằng 80% tổng số xã, thị trấn.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đến năm 2020 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 9%, t l bao ph bo him y tế trên 80% dân s.

- Đến năm 2020, về cơ bản thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; 100% dân số trong huyện sử dụng nước sch.

- Củng cố và phát triển nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh nông thôn, vùng ven biển và trật tự an toàn xã hội.

Ø Mục III. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

·       Phát triển nông, lâm, thuỷ sản

Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Xác định 05 cây trồng chủ lực thuận lợi canh tác (lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, ngô, lạc, khoai tây, đậu tương,....) để quy hoạch xây dựng thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung mô hình “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (giá năm 2010) bình quân đạt 4-5%/năm trong suốt thời kỳ quy hoạch.

Quy hoạch vùng sản xuất lúa đặc sản ở các xã Giao Thiện, Giao Hương, Hng Thun, Giao Long,... Quy hoch vùng trng khoai tây các xã Giao Phong, Giao Thịnh, Giao Yến,...Khuyến khích phát triển mô hình tích tụ ruộng đất trong nông dân, liên kết doanh nghiệp với nông dân và hình thành các cánh đồng, vùng sản xuất quy mô tập trung từ 10 ha trở lên.

Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại tập trung xa khu dân cư theo hướng tp trung vào các con nuôi ch lc như ln hướng nc, bò lai, gia cầm; khuyến khích liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với trang trại, gia trại từ cung cấp giống, thức ăn và thu mua, tiêu thụ sản phẩm gắn với áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Phát huy lợi thế huyện ven biển để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, tập trung vào các con nuôi chủ lực như tôm sú, tôm th chân trng, cá bng bp, ngao thương phm,.... Khuyến khích phát triển đánh bắt hải sản xa bờ theo chương trình của Chính phủ. Mở rộng và nâng cao chất lượng sn xut các loi ging thy sn đáp ng nhu cu v ging thy sn trên địa bàn huyn và các huyn ven bin.

Xây dựng đề án để chuyển đổi những diện tích trồng lúa hiệu quả thấp hoặc thường xuyên bị xâm nhập mặn để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 5.300 ha; sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 52.000 tấn.

Tập trung bảo vệ và trồng mới, trồng bổ sung rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tại các bãi ven biển để phát triển thành hệ sinh thái rừng ven biển có tác dụng phòng hộ chắn sóng, chống sạt lở. Chú trọng bảo vệ diện tích rừng ngập mặn Vườn quc gia Xuân Thy, bo tn đa dng sinh hc vùng đất ngp nước.

·       Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản để tạo thuận lợi cho lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt hải sản phát triển ổn định. Chú trọng đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu (nước mắm, cá khô, tôm khô, thủy sản đông lạnh,...). Phấn đấu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (giá năm 2010) bình quân thời kỳ 2015-2020 đạt 15%/năm, giai đoạn 2021-2030 đạt 18-20%/năm.

Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp có yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh:

- Công nghiệp cơ khí: Phát trin cơ khíđóng mi, sa cha tàu thuyn vn ti, khai thác hi sn xa b.

- Công nghiệp dệt may: Quy hoạch các điểm công nghiệp dọc theo quốc lộ 37B và các tuyến tỉnh lộ 489, 489B để thu hút các công ty dệt may trong và ngoài tỉnh về đầu tư sản xuất.

Nghiên cứu đánh giá khả năng phát triển để mở rộng cụm công nghiệp Thịnh Lâm (từ 11 ha lên 22 ha) và xây dựng mới cụm công nghiệp thị trấn Ngô Đồng (diện tích 7,8 ha) trong giai đoạn đến năm 2020. Khi tuyến đường bộ ven biển và đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Hải Phòng được đầu tư xây dựng cần nghiên cứu quy hoạch các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

·       Phát triển dịch vụ, du lịch, thương mi

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng phục vụ du khách và phát triển các loại hình dịch vụ giải trí, thương mi đểthu hút khách du lch ti khu du lch bin Qut Lâm. Phát trin mnh loi hình du lịch sinh thái tại Vườn quc gia Xuân Thy. Phn đấu tăng trưởng giá tr dch v (giá năm 2010) bình quân thời kỳ 2015-2020 đạt trên 10-12%/năm, thời kỳ 2021-2030 đạt 9%/năm.

Liên kết hình thành tuyến du lịch của tỉnh dọc theo quốc lộ 21 từ thành phố Nam Định đến thị trấn Quất Lâm. Quy hoạch phát triển khu nghỉ dưỡng, du lịch biển Giao Phong.

Khuyến khích phát triển thương mi rng khp trên địa bàn toàn huyn đáp ng nhu cu sn xut vàđời sng nhân dân, nht là ti các v tríđầu mi như th trn NgôĐồng, Qut Lâm vàĐại Đồng.

Quy hoạch xây dựng các trung tâm thương mi, dch v ti th trn NgôĐồng, Qut Lâm, Đại Đồng; ci to, nâng cp mt s chợđầu mi trng đim (ch th trn Ngô Đồng, ch hi sn Qut Lâm,...) đảm nhn chc năng là các trung tâm phân phi các loi nông sn hàng hóa, thy hi sn cho toàn huyn. Đến năm 2020 có 1 chợđầu mi, 3 ch hng II và 17 ch hng III.

·       Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu

-      Giao thông

Phối hợp tích cực trong thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các dự án của Trung ương và tỉnh triển khai đầu tư mới hoặc nâng cấp công trình giao thông trọng điểm (đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Hải Phòng; tuyến đường bộ ven biển; các cầu vượt sông Hồng; tỉnh lộ 489 và 489B;....).

Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng và làm mới các tuyến đường huyện lộ chính (đường Thiện - Lâm, đường Tiến - Thịnh, đường cồn Nhất - Chợ Vọng, đường Tiến - Long, đường Thanh - Hương, đường Bình - Lạc,...). Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xã, liên xã, đường thôn xóm, đường trục chính nội đồng đảm bảo các tiêu chí nông thôn mới.

Xây dựng bến tàu đón, chở khách tại thị trấn Quất Lâm, thị trấn Ngô Đồng để đưa đón khách đi thăm quan, du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy. Nâng cấp các bến xe khách tại thị trấn Ngô Đồng, Quất Lâm, Đại Đồng và phát triển số đầu xe để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa và các hoạt động du lịch.

-      Cấp điện

Phát triển mạng lưới truyn ti, phân phi và cung cp đin, đảm bo đủ nhu cu vềđin sinh hot trong nhân dân vàđin cho các hot động sn xut, kinh doanh.Xây dng, nâng cp các trm biến áp vàđường dây truyn ti 110KV th trn NgôĐồng, Qut Lâm, Đại Đồng và các xã. Quy hoạch xây dựng hệ thống điện trung áp cáp ngầm tại các thị trấn theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.

-      Thuỷ lợi, đê điều và cấp nước

Cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh chính (kênh cồn Nhất, kênh Thức Hóa, kênh Hoành Sơn,...); xây mi, nâng cp mt s cng tưới tiêu đầu mi để phát huy năng lc thiết kế ca các công trình thuỷ lợi hiện có. Tăng cường nạo vét, cứng hoá hệ thống kênh mương ni đồng đáp ng yêu cu tưới tiêu. Phi hp vi S Nông nghip và Phát trin nông thôn thc hin các dựán nâng cp, cng c các tuyến đê bin vàđê sông Hng, h thng kè m gi bãi ở các khu vực xung yếu.

Đầu tư nâng công suất các nhà máy cung cấp nước sch hin có và ni mng đường ng đểđến năm 2020 có 100% dân s trong huyn được s dng nước sch.

-      Xử lý chất thải và vệ sinh môi trường

Ban quản lý Vườn quc gia Xuân Thy, th trn Qut Lâm làm tt công tác thu gom, x lý rác thải từ các hoạt động du lịch của du khách, đảm bảo giữ gìn môi trường sch đẹp ca 2 khu du lch trng đim.

Thu gom, xử lý chất thải ở đô thị và vùng nông thôn theo hướng s dng lò đốt rác với công nghệ mới, giá thành hợp lý là chủ yếu. Quy hoạch xây dựng hệ thống thu gom và các trạm xử lý nước thi tp trung ti th trn trung tâm, cm công nghip, khu du lch bin Qut Lâm.

·       Phát triển các lĩnh vực xã hội

Nâng cao chất lượng dân s và ngun nhân lc, duy trì mức sinh hợp lý để ổn định quy mô dân số. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, tăng cường liên kết giữa các cơ sởđào to ngh và nơi s dng laođộng.

Tiếp tục củng cố và nâng cao hơn na cht lượng, hiu qu giáo dc vàđào to, xây dng trường chun quc gia (đến năm 2020 có 75% trường tiu hc đạt chun quc gia mc độ 2; 100% trường THCS và trường THPT đạt chun quc gia). Xây dng Trường THCS Giao Thy, Trường THPT Giao Thy A đạt tiêu chun cơ s giáo dc cht lượng cao.

Đẩy mạnh công tác y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.Thực hiện có hiệu quả chương trình y tế quốc gia.Tiếp tục nâng cấp cơ s vt cht, thiết b, cht lượng khám cha bnh ca Bnh vin đa khoa Giao Thy.Phn đấu đến năm 2020, có 100% s xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dng đời sng văn hóa gn vi xây dng nông thôn mi; đẩy mnh phong trào toàn dân tham gia tp luyn th dc th thao. Phn đấu đến năm 2020 có 70% thôn xóm đạt tiêu chun làng văn hóa, 85% gia đình văn hóa, 100% thôn xóm có nhà văn hóa, 100% xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa - thể thao.

·       Phát triển đô thị, nông thôn

-      Phát triển đô thị

Xây dựng các công trình hạ tầng khu vực thị trấn Ngô Đồng, Quất Lâm, Đại Đồng theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Tập trung xây dựng khu đô thị tại thị trấn Ngô Đồng (quy mô 9,5 ha) với hạ tầng đồng bộ, hiện đại và đảm bảo mở rộng được không gian phát triển trong giai đoạn sau.

Xây dựng hạ tầng thị trấn Quất Lâm để nâng cấp thành thị xã và đô thị Đại Đồng lên thị trấn trước năm 2020.Quy hoch phát trin các trung tâm cm xã Giao Nhân, Giao Yến.

-      Xây dựng nông thôn mới

Tiếp tục củng cố vững chắc các tiêu chí nông thôn mới của các xã đạt tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2010-2015; trong giai đoạn 2016-2020 triển khai xây dựng nông thôn mới tại 14 xã còn lại. Phấn đấu đến năm 2020 có 18/22 xã, thị trấn đạt nông thôn mới, bằng 80% tổng số xã, thị trấn.

·       Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng nền quốc phòng

           Toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, củng cố vững chắc khu vực phòng thủ của huyện tiếp giáp với biển. Hoàn thành các nhiệm vụ quân sự địa phương hàng năm. Tăng cường đoàn kết lương - giáo, tôn trng t do tín ngưỡng để gi vng n định chính tr, n định an ninh nông thôn và vùng ven bin.


 

CHƯƠNG III: CÁC VẤN ĐỀ TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ

1.  Hiện trạng khu vực đới bờ

a.  Diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm

-   Phong trào nuôi tôm, ngao, cua cũng phát triển khá nhanh. Tuy mang lại nguồn lợi kinh tế cao nhưng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ tới HST nơi đây. Nhiều diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp để làm các ao tôm xuất khẩu. Rừng ngập mặn bị nước ngâm thường xuyên trong các ao tôm dẫn đến bị chết hàng loạt do ô nhiễm nghiêm trọng.

Các hoạt động sử dụng đất, mặt nước kém bền vững bao gồm khai hoang lấn biển để mở rộng đất canh tác và giãn dân phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tôm, tận dụng tối đa các bãi triều để nuôi ngao, phát triển cơ sở hạ tầng trong VQG.

-   Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu , nước biển dâng và nhiễm mặn sâu dần vào nội địa.

b.  Suy giảm đa dạng sinh học

Trong số 48.000 người dân địa phương sống trong vùng đệm, gần 50% có sinh kế và thu nhập phụ thuộc vào tài nguyên đất ngập nước. Trong bản báo cáo tóm tắt về VQG Xuân Thủy thì khu vực này đang bị (i) tiếp tục suy thoái về tài nguyên thiên nhiên (ii) thực hành sinh kế không bền vững của các cộng đồng địa phương và (iii) năng lực hạn chế của nguồn nhân lực, bao gồm cả tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học.

- Khai thác trái phép và quá mức nguồn lợi sinh vật, bao gồm bẫy chim, đánh bắt thủy sản thường xuyên trong các sông, kênh rạch ở vùng lõi. Điều này gây xáo trộn môi trường.Làm suy giảm các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế. Giảm kích thước cá thể do bị tận thu liên tục.

Du nhập các loài ngoại lai thiếu kiểm soát và chưa đánh giá được đầy đủ tác động, ảnh hưởng của chúng tới hệ sinh thái.

-  Việc xây dựng và phát triển đường giao thông và cơ sở hạ tầng khác. Điều này làm thay đổi chế độ lưu thông nước và môi trường nước, trầm tích; gây phân mảnh hệ sinh thái rừng ngập mặn và làm mất/giảm chất lượng nơi cư trú của các loài sống trong RNM. Do đó, làm thay đổi cấu trúc của loài.

 

2.  Hiện trạng quản lý

Tháng 01/1989, vùng bãi bồi ở cửa sông ven biển thuộc huyện Xuân Thủy chính thức được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Khu Ramsar) và từ năm 1995, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy được thành lập nhằm bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học đất ngập nước ở đây. Ngày 02 tháng 01 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2003/QĐ-TTG về việc phê duyệt chuyển Khu Bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định. Ngay sau đó, Ban Quản lý VQG Xuân Thủy đã được thành lập và tới nay đã không ngừng được củng cố và phát triển. Đến nay, Vườn có tổng số cán bộ biên chế là 32 người.

Kể từ khi thành lập đến nay, VQG Xuân Thủy đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy bảo  tồnvà sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở đây. Các hoạt động đào tạo năng lực đã giúp cho cán bộ quản lý của Vườn có nhiều kỹ năng quản lý đất ngập nước, điều tra, quan trắc đa dạng sinh học, kỹ năng làm việc với cộng đồng... Nâng cao nhận thức và cải thiện sinh kế của cộng đồng trong khu vực đã được quan tâm: Nhiều dự án hỗ trợ người dân cải thiện và thay đổi sinh kế như nuôi ong, trồng nấm, canh tác thủy sản bền vững, du lịch sinh thái, xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên đa dạng sinh học... nhằm giảm áp lực lên tài nguyên  rừng ngậpmặn.

Tuy nhiên, một số công tác quản lý chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của Vườn về bảo vệ tài nguyên môi trường, nghiên cứu khoa học và giao lưu quốc tế. Hiện tại ở đơn vị có 5 kỹ sư lâm nghiệp, 2 kỹ sư sinh học, 1 kỹ sư nông nghiệp, 1 cử nhân kinh tế, 1 cử nhân ngoại ngữ và 2 trung cấp. Đội ngũ cán bộ của Vườn vẫn còn thiếu hụt ở một số chuyên ngành như: Thủy sản, Luật và Môi trường. Ban quản lý Vườn vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức để kiểm soát và hạn chế các áp lực về phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... gây nên đối với đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có luật riêng về vùng đất ngập  mặn, thiếu những quy định về quản lý cụ thể rõ ràng về hệ thống  quản lý nhà nước. Thiếu sự thống nhất về cơ chế phối hợp giũa các ban ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan đến đất ngập mặn. Một số văn  bản pháp luật liên quan như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, luật đất đai,  luật  bảo vệ môi trường, luật thủy sản, luật tài nguyên nước, quy chế quản lý rừng đặc dụng,.. Qua đó thể hiện sự quản lý chồng chéo, chưa có một thể chế riêng nào cho vùng Đất ngập nước.Hiện nay, chỉ có duy nhất nghị định đó là NĐ 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

3.  Mâu thuẫn giữa phát triển thủy sản và phát triển rừng ngập mặn

Theo Quyết định số 01/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ thì VQG XT được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng lõi và vùng đệm. Theo đó vùng lõi là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, không có bất kỳ hoạt động nào của con người được phép diễn ra ở đây; vùng đệm là vùng tiếp giáp với vùng lõi, hoạt động như một vùng chuyển tiếp với các hoạt động được quy định để hạn chế và làm giảm tác động của con người vào VQG.

Trên thực tế người dân địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các vùng đất ngập nước để phục vụ sinh kế và thu nhập của họ. Kết quả là, các hệ sinh thái rừng ngập mặn bị suy thoái, VQG bị mất kiểm soát, và người dân dễ gây tổn thương tới tài nguyên rừng ngập mặn.

a.   Thủy sản >< Môi trường

Hiện nay có 5 xã gồm xã Giao Xuân, Xã Giao Lạc, Xã Giao Thiện, Xã Giao An, xã Giao Hải) tham gia nuôi ngao với tổng số hộ nuôi là 507, tổng  diện tích nuôi 1037,25 ha.

-Các đầm nuôi tôm phân bố dọc theo chân đê thuộc các xã vùng đệm: 168 đầm nuôi tôm với tổng diện tích 1744,7 ha. Trong đó, nuôi tôm quảng canh là 123 đầm, với diện tích là 1393,2 ha; nuôi tôm quảng canh cải  tiến là 45 đầm với diện tích là 351,5 ha

-Hệ lụy: nước thải nuôi trồng hải sản chứa các thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường cũng được nhiều chủ đầm thải trực tiếp ra kênh, nơi có nguồn nước lên xuống tác động trực tiếp đến rừng ngập mặn.

b.   Lâm nghiệp (Rừng) >< Thủy sản

-      Diện tích rừng ngập mặn bị thuhẹp.

-     Suy giảm  đa dạng sinh học, suy giảm số lượng các loại cây trong RNM

-          Mất cân bằng sinh thái, mất nơi cư trú của các loài chim, động thực vật quý hiếm.

-          Ô nhiễm đất, nguồn nước của RNM

Rừng ngập mặn giờ đây bị xâm chiếm bởi “bạt ngàn” các đầm, hồ, chủ yếu dành cho nuôi trồng tôm và ngao vạng. Để phục vụ nuôi trồng thủy, hải sản, nhiều hecta diện tích rừng ngập mặn sú, vẹt bị người dân đào kênh lạch múc đất, bùn, đè lấp lên hàng nghìn cây sú vẹt có tuổi đời lâu năm dẫn đến chết khô.

Hệ lụy: nước thải nuôi trồng hải sản chứa các thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường cũng được nhiều chủ đầm thải trực tiếp ra kênh, nơi có nguồn nước lên xuống tác động trực tiếp đến rừng ngập mặn, gây ảnh hưởng đến các loài cây trong RNM.

c.   Du lịch >< Môi trường

- Ý thức của khách du lịch còn kém, vứt bừa bãi ra môi trường.

- Rác thải của người dân sống trong khu bảo tồn và của khách du lịch chưa được thu gom xử lý triệt để.

d.   Xây dựng>< Lâm nghiệp

-Một phần của rừng ngập mặn bị san lấp phục vụ mục đích xây dựng nhà cửa, thậm chí diện tích đất thuộc vùng đệm còn bị nhiều người ngang nhiên xây dựng nhà cửa trên con đường trục chính của VQG.

4.  Kết luận

     Tại khu vực đới bờ VQG Xuân Thủy, hiện nay có hai vấn đề chính nổi cộm, cần được giải quyết cấp bách đó là“Xung đột trong việc nuôi trồng thủy sản của người dân khu vực và hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trong vườn quốc gia Xuân Thủy”và vấn đề thứ hai đó là“Diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm”

Tổng số lượt xem trang