Đánh Giá Rủi Ro Sinh Thái


Câu 1: Trình bày khái niệm và sự cần thiết về đánh giá rủi ro sinh thái?
Câu 2: Trình bày đối tượng tham gia trong đánh giá rủi ro sinh thái. 4
Câu 3: Các loại đánh giá rủi ro sinh thái. Các yếu tố ảnh hướng đến rủi ro sinh thái?  5
Câu 4: Trình bày cơ sở lập kế hoạch: Mục tiêu quản lý, phương án quản lý, trọng tâm và phạm vi đánh giá. Nguồn lực. 7
Câu 5: Trình bày kế hoạch ĐGRRST. Lấy ví dụ về kết quả lập kế hoạch ĐGRRST của 1 trường hợp cụ thể. 8
Câu 6: Vẽ sơ đồ chi tiết của quy trình ĐGRRST, nếu tóm tắt các bước thực hiện trong quy trình ĐGRRST. 11
Câu 7: Trình bày và xác định vấn đề trong quy trình đánh giá rủi ro sinh thái. Hãy lựa chọn 1 vùng hay 1 khu vực sinh thái cụ thể, đề xuất mô hình khái niệm trong đánh giá rủi ro (Xác định nguồn, tác nhân, tụ điểm). 12
Câu 8. Trình bày các bước phân tích, đánh giá rủi ro (đặc trưng phơi nhiễm, đặc trưng tác động sinh thái) 19
Câu 9: Xác định các đặc trưng rủi ro: Ước lượng rủi ro, mô tả rủi ro (Phương pháp mô tả rủi ro bán định lượng: rủi ro yếu, trung bình hoặc cao) 20
Câu 11: Cách lập báo cáo đánh giá rủi ro sinh thái. Dựa vào 1 trường hợp ĐGRRST điển hình ở VN để lập báo cáo đánh giá rủi ro sinh thái cho trường hợp này. 26
Câu 12.Vai trò của đánh giá rủi ro sinh thái đối với nhà quản lý rủi ro. 27


Câu 1: Trình bày khái niệm và sự cần thiết về đánh giá rủi ro sinh thái?
- Khái niệm: Đánh giá rủi ro sinh thái (ERA) là đánh giá khả năng gây tác động bất lợi cho hệ sinh thái do phơi nhiễm với một hay nhiều tác nhân (US. EPA, 1992). Đánh giá rủi ro sinh thái cung cấp thông tin cho các quyết định và môi trường để quản lý rủi ro.
- Sự cần thiết của đánh giá rủi ro:
Bất cứ một quyết định nào về quản lý môi trường khi đưa ra cần những chứng cứ khoa học có được nhờ công cụ đáng tin cậy và Đánh giá rủi ro sinh thái (ERA) là một trong những công cụ như vậy đã được sử dụng ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Hà Lan, v.v.
ERA được áp dụng nhằm lượng hóa tác động của những thay đổi do con người gây ra (phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và các hoạt động nuôi trồng thủy sản có liên quan) cũng như những thay đổi tự nhiên (biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vv.) đến các đối tượng sinh thái, để từ đó đưa ra các khuyến nghị hợp lý có căn cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan ứng phó với các tác động đó một cách phù hợp và hiệu quả.
ERA là quá trình đánh giá các ảnh hưởng tiêu cực về mặt sinh thái đang hoặc có thể xảy ra dưới tác động của một hay nhiều tác nhân.
ERA gồm 2 loại chính là đánh giá rủi ro dự báo và đánh giá rủi ro hồi cố.
Đánh giá rủi ro dự báo (predictive risk assessment): là đánh giá những rủi ro có thể sinh ra bởi tác nhân đang tồn tại hoặc sẽ được đưa vào vào môi trường.
Đánh giá rủi ro hồi cố (retrospective risk assessment): là đánh giá mối liên hệ nhân quả giữa các tác động sinh thái quan sát được và các tác nhân trong môi trường
Trên thế giới, đánh giá rủi ro sinh thái là một phương pháp đã được đưa vào thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới; tại mỗi thời điểm khác nhau, nó xuất hiện dưới dạng những công cụ hỗ trợ khác nhau, được cập nhật để phù hợp với quá trình đánh giá. ERA đã được áp dụng tại Mỹ, Thụy Điển, Úc, Coasta Rica, Đan Mạch và các nước đang phát triển ở Châu Á.
Tại Việt Nam, ERA có thể được xem xét như một nội dung trong Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC),việc nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái và lồng ghép công cụ này vào Đánh giá tác động môi trường, cũng như Đánh giá Môi trường chiến lược ở Việt Nam là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
ERA sử dụng phương pháp “Bộ ba” (gọi tắt là TRIAD). TRIAD là một phương pháp đánh giá rủi ro rút gọn dựa trên nguyên tắc sử dụng ba dòng chứng cứ độc lập: sinh thái học, vật lý hóa học và độc tố học với trọng số bằng nhau.
Phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là áp dụng TRIAD theo nguyên tắc chồng lớp: lặp lại các bước đánh giá từ đơn giản đến phức tạp cho tới khi kết quả đánh giá rủi ro có thế chấp nhận được. Bằng cách xem xét ba dòng chứng cứ độc lập, cách tiếp cận này có lợi thế trong việc giảm thiểu tính không chắc chắn của mô hình đánh giá, vốn là vấn đề quan trọng trong đánh giá rủi ro.

Câu 2: Trình bày đối tượng tham gia trong đánh giá rủi ro sinh thái.
Các đối tượng sau đây sẽtham gia vào quy trình Đánh giá rủi ro sinh thái:
- Các chuyên gia đánh giá rủi ro: là các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ đảm bảo căn cứ khoa học cho đánh giá rủi ro. Trong nhóm ít nhất cần một người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá rủi ro. Những thành viên khác của nhóm cung cấp thông tin, dữ liệu về các yếu tố, khía cạnh cụ thể, như vị trí đánh giá rủi ro, các tác nhân, các hệ sinh thái, các vấn đề khoa học và chuyên môn khác nhau nếu cần, tùy thuộc vào loại hình đánh giá.
- Các nhà quản lý rủi ro: là các chuyên gia hoặc cán bộ củamột cơ quan, tổ chức nào đó, chịu trách nhiệm xác định rủi ro và đưa ra quyết định giảm thiểu, quản lý rủi ro. Trách nhiệm của họ là bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, và để đạt mục tiêu này, họ cần phải đưa ra những quyết định giảm thiểu, quản lý rủi ro phù hợp nhất. Thông thường đó là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước về môi trường (VD: Sở TNMT, Sở NN&PTNT, BQL Khu DTSQ, v.v.), nhưng cũng có thể là những người có mối quan tâm và có khả năng đưa ra quyết định giảm thiểu rủi ro.
- Các bên liên quan: là những người thuộc các nhóm cộng đồng, chính quyền địa phương (UBND huyện, xã) và các ngành (như thủy sản, du lịch, v...v), chủ sở hữu đất đai, doanh nghiệpvà các tổ chức xã hội khác có liên quan đến vấn đề môi trường, hoặc đang nỗ lực tham gia vàoquá trình ra quyết định quản lý rủi ro. Hiểu biết của họ về đặc điểm vùng nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin hữu ích về đặc tính sinh thái, các điều kiện trong quá khứ, cũng như những thay đổi trong bối cảnh hiện tại.

Câu 3: Các loại đánh giá rủi ro sinh thái. Các yếu tố ảnh hướng đến rủi ro sinh thái?
ERA gồm 2 loại chính là đánh giá rủi ro dự báo và đánh giá rủi ro hồi cố.
Đánh giá rủi ro dự báo (predictive risk assessment): là đánh giá những rủi ro có thể sinh ra bởi tác nhân đang tồn tại hoặc sẽ được đưa vào vào môi trường.
Đánh giá rủi ro hồi cố (retrospective risk assessment): là đánh giá mối liên hệ nhân quả giữa các tác động sinh thái quan sát được và các tác nhân trong môi trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro sinh thái:
- Việc xác định vấn đề trong ĐGRRST rất quan trọng cho nghiên cứu, ảnh hưởng đến nội dung nghiên cứu phục vụ cho việc ĐGRRST.
- Độ chính xác của kết quả quan trắc và số liệu thu thập rất quan trọng trong việc phân tích các kết quả đánh giá và các giải pháp đề xuất.
- Việc lựa chọn trong đánh giá rủi ro sinh thái phù hợp với các kết quả và cơ sở dữ liệu hiện có rất quan trọng để đảm bảo tính khoa học và tính chính xác.
        - các áp lực trong việc đánh giá các kết quả của ĐGRRST cũng rất quan trọng vì đôi khi nó chịu sự chi phối rất lớn.
        - Tinh thần, thái độ làm việc của chuyên gia, các nhà quản lý phải rất công tâm, công khai, minh bạch rất quan trọng trong việc đánh giá rủi ro sinh thái có ý nghĩa thiết thực.

Câu 4: Trình bày cơ sở lập kế hoạch: Mục tiêu quản lý, phương án quản lý, trọng tâm và phạm vi đánh giá. Nguồn lực.
        - Mục tiêu quản lý: phản ánh mong muốn của các bên tham gia đối với các giá trị sinh thái. Các mục tiêu quản lý có thể được thể hiện tại các văn bản luật pháp hoặc là mong muốn của các nhà lãnh đạo, hay sự quan tâm của các bên bị ảnh hưởng, phù hợp với luật pháp. Việc thống nhất mục tiêu quản lý có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hợp tác giữa các bên trong cả quá trình ERA, có ý nghĩa quyết định đối với sự ủng hộ của tất cả các bên liên quan đối với các quyết định quản lý đưa ra trên cơ sở kết quả ERA.
        - Phương án quản lý: để đạt được mục tiêu quản lý, các nhà quản lý môi trường cần đưa ra nhiều quyết định. Các quyết định có thể ở 3 mức: ngăn ngừa những tác nhân tiềm tàng, giảm thiểu hoặc loại trừ tác động của các tác nhân và phục hồi sự thay đổi do tác động.
- Trọng tâm và phạm vi đánh giá: Việc thực hiện ERA thường bị hạn chế về mức độ sẵn có của thông tin, thời gian, nguồn nhân lực, kiến thức và tài chính. Bởi vậy, căn cứ vào nhu cầu quản lý và hoàn cảnh thực tiễn, các bên xác định phạm vi của ERA (tầm vĩ mô, như xây dựng chính sách quốc gia hay vi mô, như đánh giá rủi ro cục bộ tại một khu vực) và các nguồn lực sẵn có, từ đó quyết định mức độ chi tiết và trọng tâm của ERA.
- Nguồn lực sẵn có: giúp ta xác định được phạm vi, tính phức tạp và độ tin cậy của kết quả đạt được.



Câu 5: Trình bày kế hoạch ĐGRRST. Lấy ví dụ về kết quả lập kế hoạch ĐGRRST của 1 trường hợp cụ thể.
        - Lập kế hoạch trong ĐGRRST
Đánh giá rủi ro sinh thái là quá trình phức tạp và tốn kém, do đó, các chuyên gia đánh giá rủi ro, các nhà quản lý rủi ro và các bên liên quan cần đối thoại với nhau để thống nhất những vấn đề cơ bản định hướng quá trình đánh giá rủi ro.
Vấn đề đầu tiên cần thống nhất là có cần tiến hành ERA hay không. Căn cứ vào tình hình thực tế, các bên so sánh các phương pháp hỗ trợ quá trình ra quyết định, cân nhắc và xác định xem đánh giá ERA có phải là phương pháp tối ưu hay không.
Khi đã thống nhất tiến hành ERA, các bên liên quan chính tham gia vào quá trình đánh giá cần cam kết tham gia xuyên suốt quá trình, để đảm bảo những thông tin và kết quả thu được có ý nghĩa đối với quản lý.
Trong bước này, các nhà quản lý rủi ro có trách nhiệm giải thích tại sao phải tiến hành đánh giá rủi ro sinh thái, các quyết định quản lý nào cần đến ERA. Các chuyên gia đánh giá rủi ro có trách nhiệm cung cấp căn cứ khoa học phục vụ việc đưa ra các quyết định quản lý, dự báo và xác định các vấn đề có khả năng xảy ra, nguồn gốc của chúng và những vấn đề còn chưa chắc chắn, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp quản lý khác nhau để lựa chọn. Các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, trình bày những vấn đề mà họ quan tâm và tham gia góp ý vào việc lập kế hoạch.
- Ví dụ:
Ví dụ về kết quả lập kế hoạch đánh giá rủi ro – ERA tại Phù Long, Cát Bà.
Phù Long là một trong 5 xã của huyện Cát Hải, nằm ở phía Tây của đảo Cát Bà, thuộc Khu Dữ trữ Sinh quyển quần đảo Cát Bà, nơi có đa dạng sinh học cao với khoảng 700 ha rừng ngập mặn, cung cấp nhiều dịch vụ sinh thái cho người dân. Ở Phù Long, sự xung đột giữa bảo tồn và phát triển đang là vấn đề được các nhà quản lý vô cùng quan tâm. Vì vậy, cán bộ các sở, ban, ngành liên quan (nhà quản lý rủi ro) đã cùng các nhà khoa học (chuyên gia đánh giá rủi ro) cùng với người dân địa phương đã thảo luận với những câu hỏi chính sau:
+) Bản chất của vấn đề ở Phù Long là gì? Mục tiêu và quyết định quản lý ở đây là gì?
+) Giá trị sinh thái đáng quan tâm ở đây là gì?
+) Nguồn lực sẵn có ở Phù Long gồm những gì?
+) Mức độ tin cậy nào có thể được chấp thuận trong nghiên cứu này? Sau khi thảo luận, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được mục tiêu và giải đáp một số vấn đề như sau:    
* Mục tiêu quản lý:
-Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý lâu bền tài nguyên khu DTSQ Cát Bà
-Đánh giá mức độ rủi ro do rác thải của con người đối với môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn và đầm nuôi tôm quảng canh, làm chứng cứ cho các can thiệp về quản lý bảo tồn tài nguyên và phát triển sinh kế bền vững.
* Nguồn lực sẵn cóvề nhân lực, hiện có cán bộ của BQL VQG Cát bà/Khu DTSQ Cát Bà, cán bộ các sở, ngành liên quan (Trung tâm Quan trắc môi trường, Sở TNMT Hải Phòng và các nhà khoa học (ĐH Stockhoklm, Viện Tài nguyên và Môi trường biển - IMER); về thông tin có các báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo quan trắc môi trường tại địa phương.

Câu 6: Vẽ sơ đồ chi tiết của quy trình ĐGRRST, nếu tóm tắt các bước thực hiện trong quy trình ĐGRRST.

Câu 7: Trình bày và xác định vấn đề trong quy trình đánh giá rủi ro sinh thái. Hãy lựa chọn 1 vùng hay 1 khu vực sinh thái cụ thể, đề xuất mô hình khái niệm trong đánh giá rủi ro (Xác định nguồn, tác nhân, tụ điểm).
Xác định vấn đề
Đây là bước xây dựng các giả thuyết về nguyên nhân và đường truyền tác động tới các yếu tố sinh thái được quan tâm bảo vệ. Trước hết, nhóm chuyên gia đánh giá rủi ro dựa vào các phân tích khoa học xác định các quy điểm đánh giá, các tác nhân và mô hình khái niệm. Các nhà quản lý rủi ro và các bên liên quan tham gia thảo luận để lựa chọn các yếu tố nêu trên phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý, từ đó đưa kế hoạch phân tích đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và ý nghĩa thực tiễn. 
Những kết quả chính:
*Các quy điểm đánh giá: Các quy điểm đánh giá phản ánh cụ thể, tường minh giá trị môi trường mà các bên tham gia ERA quan tâm, bảo vệ. Quy điểm đánh giá được định nghĩa là một thực thể sinh thái với những thuộc tính của nó. Quy điểm đánh giá gồm 2 mức độ (1) thực thể của hệ sinh thái (quy điểm) và (2) thuộc tính có thể lượng hóa của thực thể (quy điểm đo lường).
Việc lựa chọn thực thể của hệ sinh thái cần đảm bảo 3 tiêu chí: (1) có ý nghĩa về mặt sinh thái, (2) nhạy cảm với các tác nhân hiện tại hoặc tiềm tàng đang được đánh giá, và (3) phù hợp với mục tiêu quản lý.
*Mô hình khái niệm
Mô hình khái niệm là sơ đồ thể hiện trực quan các mối quan hệ giữa các thực thể sinh thái và các tác nhân. Mô hình này được xây dựng dựa trên các dữ liệu có được về các tác nhân, sự phơi nhiễm và những tác động được dự đoán trước.
Mô hình khái niệm bao gồm hai thành phần chính: (1) Tập hợp các giả thuyết rủi ro dự đoán những mối quan hệ giữa tác nhân, sự phơi nhiễm và phản ứng của quy điểm đánh giá khi bị phơi nhiễm trước các tác nhân và (2) Biểu đồ thể hiện những mối quan hệ này. Các giả thuyết rủi ro này có thể được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và tư duy logic, các dữ liệu thực nghiệm, các mô hình toán học hoặc các mô hình xác suất. Mức độ tin cậy/độ chắc chắn của các giả thuyết phụ thuộc nhiều vào chất lượng của thông tin sẵn có cũng như hiểu biết khoa học về các quá trình, các mối tương tác trong hệ sinh thái.
*Kế hoạch phân tích
Xây dựng kế hoạch phân tích là bước cuối cùng trước khi tiến hành các bước chính của đánh giá rủi ro. Tại bước này, các kết quả được tổng hợp, đánh giá và một lộ trình phân tích rủi ro với các bước chi tiết được xây dựng, phù hợp với mục tiêu quản lý.
(Chọn 1 trong 2 cái dưới để chép nhé, nhìn rõ cái nào thì chép cái đó, 2 cái giống nhau ý mà =))))


Sau khi nghiên cứu và thảo luận, các bên liên quan đã thống nhất với mô hình khái niệm như trên. Các tác nhân chính được xác định tương ứng với 2 nguồn gây ô nhiễm giả thuyết từ các hộ dân (chất thải sinh hoạt) và từ nhà máy (chất thải công nghiệp) và từ hoạt động đi lại (tàu thuyền). Đối với thực thể HST rừng ngập mặn đã xác định đước 3 quy điểm đánh giá đảm bảo
(1) có ý nghĩa về mặt sinh thái bởi các yếu tố sinh vật và động vật phù du, các loài sinh vật đáy, loài tôm tự nhiên là các thành phần quan trọng, đặc trưng hoặc biểu hiện cho tình trạng của HST rừng ngập mặn,
(2) chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác nhân đã xác định là rác thải hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng.
(3) phù hợp với mục tiêu quản lý, do gắn liền với bảo tồn rừng ngập mặn và phát triển sinh kế của người dân. Có thể lựa chọn những quy điểm đánh giá khác có ý nghĩa khoa học hơn như: đa dạng loài, tỷ lệ chết của sú/vẹt; song, trong khuôn khổ thời gian 2 năm của nhiệm vụ với sự hạn hẹp về các thông tin sẵn có và nguồn lực của địa phương, các quy điểm phức tạp không có tính khả thi cao đã không được chọn.
Những vấn đề chính cần đặt ra khi tổng hợp thông tin sẵn có:
- Nguồn gốc và đặc điểm của tác nhân
+ Nguồn gốc của tác nhân? do tự nhiên(biến đổi khí hậu) hay do con người (khai thác quá mức tài nguyên); từ 1 điểm (từ 1 nhà máy) hay từ nhiều điểm (chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hộ gia đình).
+ Bản chất của tác nhân? hóa học (chất thải), vật lý (phá rừng) hay sinh học (sinh vật ngoại lai xâm hại).
+Cường độ của tác nhân? (nồng độ của hóa chất, phạm vi hay mức độ của việc chặt rừng, mật độ hoặc kích cỡ quần thể của loài ngoại lai xâm hại).
+ Tác nhân đó ảnh hưởng tới sinh vật hay chức năng hệ sinh thái như thế nào?(chặt phá rừng ngập mặnlàm mất sinh cảnh của các loài sinh vật).
- Hệ sinh thái chịu rủi ro
+Những yếu tố phi sinh vật (như khí hậu, địa lý, thủy lợi, loại đất, chất lượng nước) tác động đến HST như thế nào?
+ Các đặc điểm cấu trúc của hệ sinh thái?(số loài, mức độ phổ biến của loài, quan hệ dinh dưỡng giữa các loài).
+ Các kiểu môi trường sống của HST? (bãi than bùn, cồn cát, rừng ngập mặn, rạn san hô, bãi triều).
+Những đặc điểm nói trên tác động thế nào đến tính nhạy cảm của HST trước các tác nhân? (rừng ngập mặn dễ bị úng ngập khi mực nước biển dâng).
+ HST có những đặc điểm đặc biệt nào được coi trọng? (là HST duy nhất còn lại của một loại hình HST).
- Các đặc điểm của sự phơi nhiễm
+ Tần suất xảy ra của các tác nhân? 1 lần duy nhất, liên tục hay theo chu kỳ?
+ Thời gian phơi nhiễm kéo dài bao lâu? Tác động của sự phơi nhiễm tồn tại trong môi trường bao lâu? (thời gian để chất thải phân hủy, khả năng sinh sản của loài ngoại lai xâm hại, mức độ thay đổi sinh cảnh do chặt phá rừng và thời gian để phục hồi)
+ Thời gian phơi nhiễm như thế nào? Thời gian xảy ra có tương quan với chu kỳ sống của một loài quan trọng (chu kỳ sinh sản) hay các sự kiện quan trọng trong HST không?

+ Phạm vi không gian của sự phơi nhiễm như thế nào? (địa phương, khu vực, toàn quốc, toàn cầu hay trên toàn hệ sinh thái).
+ Phân bố của tác nhân như thế nào? Tác nhân lan truyền/di chuyển trong môi trường như thế nào? (như sự lan truyền, vận chuyển của chất thải theo các kênh rạch, sự phát tán, di chuyển của loài ngoại lai xâm hại)?
Câu 8. Trình bày các bước phân tích, đánh giá rủi ro (đặc trưng phơi nhiễm, đặc trưng tác động sinh thái)
Đây là bước đánh giá hai mặt cơ bản của rủi ro: sự tiếp xúc giữa tác nhân và thụ thể (sự phơi nhiễm) và hệ quả của sự tiếp xúc này đối với các thụ thể (phản ứng sinh thái). Vì vậy, tại bước này, các chuyên gia đánh giá rủi ro sẽ tiến hành 2 hoạt động chính:
-       Phân tích phơi nhiễm
-       Phân tích phản ứng sinh thái
Các kết quả chính
Tương ứng với 2 hoạt động trên, bước phân tích rủi ro có 2 sản phẩm chính là hồ sơ phơi nhiễm và hồ sơ tác nhân - phản ứng.
Hồ sơ phơi nhiễm
Trong hồ sơ phơi nhiễm, các chuyên gia đánh giá rủi ro xác định và mô tả cụ thể đối tượng chịu tác động của tác nhân, quá trình di chuyển của tác nhân bắt đầu từ nguồn cho tới khi tiếp xúc với thụ thể, bối cảnh của sự phơi nhiễm (bao gồm phạm vi không gian, thời gian, cường độ phơi nhiễm, cách thức tiếp xúc với thụ thể).
Hồ sơ phơi nhiễm có thể thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau (như báo cáo mô tả đơn giản hay mô hình toán học phức tạp), miễn sao thông tin cần thiết được mô tả đầy đủ và có thể được chuyển tải tốt nhất tới các nhà quản lý rủi ro.
Hồ sơ tác nhân - phản ứng
Trong hồ sơ tác nhân - phản ứng, chuyên gia đánh giá rủi ro mô tả cụ thể những tác động do các tác nhân gây ra, liên hệ chúng với các quy điểm đánh giá, và đánh giá mức độ thay đổi của chúng theo sự thay đổi mức độ của tác nhân. Quan hệ nhân quả (tác động này là do tác nhân kia gây ra chứ không phải tác nhân khác) được kiểm tra bởi nghiên cứu thực nghiệm hoặc các nghiên cứu thực địa. Tương tự như hồ sơ phơi nhiễm, hồ sơ tác nhân - phản ứng cũng có thể ở dạng báo cáo hay mô hình phức tạp, tùy vào vấn đề, nhu cầu cụ thể.

Câu 9: Xác định các đặc trưng rủi ro: Ước lượng rủi ro, mô tả rủi ro (Phương pháp mô tả rủi ro bán định lượng: rủi ro yếu, trung bình hoặc cao)
Đây là bước cuối của quy trình đánh giá rủi ro, nhằm đưa ra các kết luận về tác động của các tác nhân theo quy điểm đánh giá, trong đó các chuyên gia đánh giá rủi ro sẽ tiến hành 3 hoạt động:
-       Lượng hóa rủi ro
-       Mô tả rủi ro
-       Xác định và tóm tắt tính không chắc chắn và các giả thuyết trong quá trình đánh giá rủi ro.
Sau khi hoàn thành bước này, chuyên gia đánh giá rủi ro có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các tác nhân, tác động và thực thể sinh thái, để đưa ra kết luận về khả năng phơi nhiễm và tác động có hại đối với hệ sinh thái.
Lượng hóa rủi ro
Đây là quá tình tổng hợp các số liệu về sự phơi nhiễm, tác động và phân tích tính không chắc chắn. Lượng hóa rủi ro có thể được thực hiện bằng các các kỹ thuật sau đây:
(1) Khảo sát hiện trường
Lượng hóa rủi ro căn cứ vào các chứng cứ thu thập được khi khảo sát hiện trường có lợi thế trong trường hợp sự phơi nhiễm và tác động phức tạp, không thể làm thí nghiệm được; tuy nhiên nhược điểm chính của phương pháp này là không thể lặp lại để đối chứng.
(2) Xếp hạng phân loại
Trong nhiều trường hợp, có thể dựa vào sự phán xét của chuyên gia (professional judgement) hoặc các kỹ thuật đánh giá định tính khác để phân loại rủi ro, ví dụ như: cao, trung bình, thấp hoặc có hay không có rủi ro. Phương pháp này thường được sử dụng khi số liệu đầu vào bị hạn chế hoặc khi khó định lượng rủi ro. Có thể chuyển hóa đánh giá định tính thành so sánh tương đối bằng cách cho điểm rủi ro.
(3) Xem xét sự phơi nhiễm tại từng điểm và so sánh sự khác nhau của tác động tới chúng(Single point exposure and effects comparisons)
Trong trường hợp có đủ kết quả phân tích để định lượng rủi ro, thì phương pháp đơn giản nhất là dùng hệ số rủi ro, được tính bằng thương của nồng độ phơi nhiễm chia cho nồng độ tác động. Cách này thường được áp dụng để tính rủi ro từ những tác nhân hóa học.
(4) So sánh dựa trên mối quan hệ giữa phản ứng với tác nhân.
Lượng hóa rủi ro được thực hiện bằng cách xây dựng đường phân bố tác nhân - phản ứng so sánh với phân bố của sự phơi nhiễm.
(5) Liên kết các quá trình phơi nhiễm và các tác động có thể có.
Nếu như hồ sơ tác nhân-phản ứng có thể mô tả sự biến thiên của tác động do phơi nhiễm thì rủi ro có thể đượclượng hóa tốt.
(6) Áp dụng mô hình xác định toàn bộ hoặc một phần mối liên hệ giữa mức độ phơi nhiễm và các tác động.
Mô tả rủi ro
Sau khi lượng hoá rủi ro, các chuyên gia đánh giá rủi ro cần phải diễn giải và thảo luận thông tin thu được về rủi ro thông qua các quy điểm đánh giá. Quá trình mô tả rủi ro gồm 2 bước: (1) đánh giá các dòng chứng cứ, ủng hộ hoặc bác bỏ các rủi ro, và (2) diễn giải mức độ của những tác động bất lợi tới quy điểm đánh giá (tính bất lợi sinh thái), nghĩa là kiểm tra xem các tác động gây ra bởi các tác nhân đến quy điểm đánh giá có hại hay không.

Câu 10. Trình bày phương pháp bộ 3 (TRAID) trong mô tả rủi ro. Lấy ví dụ cụ thể.

Phương pháp bộ ba (TRIAD)
Năm 1986, US EPA (Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) lần đầu tiên giới thiệu cách tiếp cận sử dụng trọng số chứng cứ (Weight of Evidence) trong đánh giá khảnăng gây ung thư và đột biến của các chất hóa học. Thông qua cách tiếp cận trọng số chứng cứ, ERA sử dụng các dòng chứng cứ để có thể đánh giá tác động của các tác nhân đối với hệ sinh thái một cách hiệu quả hơn. Một trong những cách phân tích hữu hiệu dòng chứng cứ đó là sử dụng phương pháp bộ ba, TRIAD, được phát triển như một công cụ logic để đánh giá chất lượng trầm tích (sediment quality)
Phương pháp bộ ba (gọi tắt là TRIAD) là một cách tiếp cận để phân tích rủi ro rút gọn dựa trên nguyên tắc sử dụng 3 dòng chứng cứ độc lập với trọng số bằng nhau. Phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là áp dụng TRIAD theo nguyên tắc tầng bậc: lặp lại các bước đánh giá từ đơn giản tới phức tạp cho tới khi kết quả đánh giá rủi ro có thể chấp nhận được.
Mô tả rủi ro sinh thái, áp dụng phương pháp TRIAD được tiến hành theo 3 bước như sau:
1.  Định lượng hóa dữ liệu đầu vào: tất cả các thông tin, dữ liệu đầu vào cần thể hiện ở dạng định lượng, để có thể đưa về cùng 1 thang tỷ lệ (tỷ lệ hóa) phục vụ cho việc tổng hợp kết quả từ 3 dòng chứng cứ.
2.Chuyển đổi dữ liệu: dữ liệu sử dụng trong TRIAD đượcchuyển thành các giá trị không thứ nguyên trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó 0 là điểm mốc hay điểm đối chứng, ứng với chất lượng tốt nhất của mẫu phân tích hay giá trị có được từ các mô hình lý thuyết hoặc thí nghiệm; 1 là giá trị ứng với với chất lượng kém nhất của mẫu phân tích, hay giá trị được rút ra từ mô hình lý thuyết hoặc do các chuyên gia suy đoán. Các chuyên gia phân tích có thể sử dụng các thuật toán để chuẩn hóa số liệu vào trong khoảng từ 0 - 1.
3.  Tổng hợp kết quả: trong mỗi dòng chứng cứ, số liệu của từng phân tích được tổng hợp với trọng số bằng nhau. Sau đó, một hệ số rủi ro chung được đưa ra đối với mỗi vấn đề phân tích.
Ví dụ:
Dòng chứng cứ sinh thái học       
Đánh giá tác động rủi ro sinh thái qua độ phong phú và mật độ loài thực vật phù du (TVPD), động vật phù du (ĐVPD), động vật đáy (ĐVĐ).
Đánh giá tác động rủi ro sinh thái qua tỉ lệ chết của ấu trùng tôm cá trongcác thí nghiệm.      
Dòng chứng cứ vật lý hóa học
Xác  định  tác  động  của  các thông số vật lý, hóa học trong nước biển ven bờ (chất rắn lơ lửng, Amoni, DO) và bùn (Asen, Thủy ngân, Chì, Cadimi). 
Dòng chứng cứ kinh tế-xã hội học
Đánh giá nhận thức của cộng đồng và mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ tại Phù Long
Các  hoạt  động  sinh  kế  của người dân xã Phù Long (số hộ dân, thành phần nghề nghiệp, thu nhập từ nghề nghiệp)
Đánh giá tác động của nguồn nước ven biển ô nhiễm đối với các hoạt động sinh kế chính (nuôi trồng và khai thác thủy sản)  bao  gồm  suy  giảm  thu nhập và sản lượng, tăng chi phí và các vấn đề xã hội.


Câu 11: Cách lập báo cáo đánh giá rủi ro sinh thái. Dựa vào 1 trường hợp ĐGRRST điển hình ở VN để lập báo cáo đánh giá rủi ro sinh thái cho trường hợp này.

Một báo cáo ĐGRRST thường có:
- Lời tự hay lời cảm ơn (nếu có)
- Mục lục.
- Danh mục các từ viết tắt.
- Danh mục hình.
- Danh mục bảng.
- Mở đầu:
        1. Đặt vấn đề.
        2. Mục tiêu nghiên cứu,
        3. Nội dung đánh giá.
- Chương 1: Tổng quan các vấn đề liên quan đến đánh giá.
        1.1. Cơ sở lý luận về ĐGRRST
        1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến ĐGRRST
        1.3. Tổng quan về khu vực ĐGRRST.
- Chương 2: Phạm vi và phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái.
2.1. Phạm vi đánh giá rủi ro sinh thái.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả đánh giá RRST
        3.1. Tổng quan về kết quả NC.
        3.2. Kết quả Đánh giá RRST.
- Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo.

Ví dụ: mình không có :)

Câu 12.Vai trò của đánh giá rủi ro sinh thái đối với nhà quản lý rủi ro.
Sau khi có báo cáo mô tả rủi ro, các chuyên gia đánh giá rủi ro thảo luận với các nhà quản lý rủi ro. Nhà quản lý rủi ro sẽ sử dụng các kết quả này và cân nhắc các yếu tố liên quan (như các vấn đề phát triển kinh tế, các quy định pháp luật), để đưa ra các quyết định quản lý rủi ro và truyền đạt các thông tin rủi ro này đến các bên liên quan, ví dụ như cộng đồng dân cư.
Mục đích cuối cùng của ERA chính là xác định các rủi ro đối với hệ sinh thái và mức độ của chúng, trên cơ sở các phân tích khoa học, để hỗ trợ việc đưa ra những quyết định quản lý thích hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành ERA, các bên tham gia cũng nhận thấy nhu cầu bổ sung thông tin để hiểu biết đầy đủ hơn về môi trường, từ đó xác định được kế hoạch quan trắc môi trường hiệu quả. Hơn thế nữa, bản thân quá trình ERA với sự tham gia, đối thoại của nhiều bên cũng là quá trình nâng cao nhận thức của chính những người tham gia.


Tổng số lượt xem trang