Mô Hình Quản Lý Tài Nguyên Có Sự Tham Gia Của Cộng Đồng


MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG




Câu 1. Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi chất lượng cuộc sống với chất lượng môi trường qua các giai đoạn phát triển của con người :
Sự phát triển của con người gắn liền với các yếu tố tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, hệ sinh thái. Môi trường và con người có mối quan hệ tương tác qua lại, môi trường là địa bàn và là nơi dung dưỡng con người, con người khai thác các tài nguyên cần thiết để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, sự phát triển của mình.
Con người trải qua 5 giai đoạn phát triển: sơ khai, cách mạng nông nghiệp, tiền cách mạng công nghiệp, cách mạng công nghiệp, và giai đoạn hiện tại là giai đoạn hiện đại. Trong mỗi giai đoạn đều có sự thay đổi chất lượng cuộc sống đi đôi với sự thay đổi môi trường.
a. Giai đoạn sơ khai
Giai đoạn này gồm 2 thời kì:
-      Thời kì hái lượm, săn bắt, đánh cá: đây là giai đoạn kéo dài suốt cả thời kì đồ đá cũ khi con người thoát khỏi loài vượn. Giai đoạn này dân số rất thưa thớt. Với công cụ cành cây, rìu đá, cung tên, khí cụ, lưới,… đều là dụng cụ thô sơ. Cuộc sống hoàn toàn dựa vào tài nguyên sinh vật (thức ăn có sẵn trong thiên nhiên) => tác động vào môi trường giống như 1 loài sinh vật, chưa ảnh hưởng gì đến cân bằng hệ sinh thái.
-      Thời kì chăn thả: Cuộc sống đã phong phú hơn, công cụ lao động cải tiến đa dạng và tinh vi hơn. Hình thức chăn nuôi ra đời cung cấp thịt, trứng sữa. Thời gian sau đó đã sử dụng gia súc kéo cày vận tải và bắt đầu tuyển chọn, thuần dưỡng chọn lọc vật nuôi. Dân số vẫn thưa thớt nhưng đã có sự di cư mở rộng vùng phân bố hơn. => Đã có tác động đến hệ sinh thái, thu hẹp diện tích rừng, mở rộng diện tích chăn thả, đồng cỏ.
b. Giai đoạn cách mạng nông nghiệp:
Thời kì này vào cuối thời kì đồ đá mới -> sau công nguyên. Cuộc sóng đã tích lũy nhiều tri thức và hiểu biết hơn về các loài cây -> hình thành tập tục gieo hạt, trồng trọt. Tập tục này sinh ra hình thức đốt nương làm rẫy, tra lỗ, bỏ hạt. Khi cần thiết đã biết trữ nước , khơi rãnh cho nước vào ruộng. Con người bắt đầu gây ra những tác động có hại đến tài nguyên sinh vật, rừng, đất nước.
c. Giai đoạn tiền cách mạng công nghiệp:
Thời kì này khởi nguồn vào thế kỉ 17, khi máy hơi nước ra đời làm chuyển biến nền sản xuất thủ công sang sản xuất tư bản. Nông nghiệp được cơ giới hóa, nhiều cánh rừng bị phá hủy thay vào đó là các nông trường cà phê, cam, chè, lương thực,…
d. Giai đoạn cách mạng công nghiệp:
Từ lao động cơ bắp chuyển sang lao động cơ khí đòi hỏi nhiều nguyên liệu, do đó kích thích các ngành công nghiệp khai thác mỏ, than đá, dầu, khí đốt,… Đến giai đoạn này:
-      Rừng bị thu hẹp với tốc độ ngày càng gia tăng
-      Các loài động thực vật bị tiêu diệt nhiều và thu hẹp địa bàn hoạt động
-      Đất đai bị xáo trộn, rửa trôi và xói mòn khủng khiếp
-      Dân số, tổ chức xã hội biến động và phân hóa rõ rệt
-      Các nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt nhanh chóng
ð    Tác động: các nguồn tài nguyên bị chiếm đoạt, khai thác, sự hủy diệt động vật rừng diễn ra khắp mọi nơi, nhiều hệ sinh thái bị xáo trộn, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề.
Sự bùng nổ dân số cũng đã gây áp lực:
-      Sản xuất lớn, nhu cầu nguyên liệu sản xuất tăng mạnh, tranh giành cơ hội khai thác,… => chiến tranh gây tàn phá môi trường
-      Con người phá hủy môi trường với tốc độ lớn -> môi trường bắt đầu thể hiện giới hạn và sức ép của môi trường lên con người
e. Giai đoạn hiện đại:
Giai đoạn này mở rộng sản xuất hàng hóa, gia tăng bùng nổ dân số, phát triển giao thông dày đặc, các công trình xây dựng, khai thác tài nguyên. Trái đất đang trong tính trạng báo động về sức tải
Tuy nhiên nhân loại đang chuyển sang thời kì siêu công nghiệp đặc trưng bởi:
-      Nền văn minh trí tuệ
-      Sự bùng nổ của tin học, điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ nano năng lượng sạch
Con người ngày nay đang thay đổi thái độ cư xử đối với môi trường:
-      Đẩy mạnh việc sử dụng và khai thác thông tin và năng lượng sạch
-      Đưa ra các chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
-      Tăng cường chia sẻ tri thức, khoa học kĩ thuật
-      Giảm gia tăng dân số, tiến tới ổn định ở con số 10 tỷ
Câu 2 . Trình bày hiểu biết của em về tình hình nghiên cứu và áp dụng mô hình Quản lý Tài nguyên và Môi trường có sự tham gia của cộng đồng tại Việt Nam.
Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý tài nguyên môi trường đã có từ lâu, xong vai trò của cộng đồng trong việc quản lý TNMT khi xưa vẫn chưa được đề cao, chú trọng. Bản chất của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên có sự khác biệt tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội, môi trường thể chế chính trị và tổ chức xã hội của đất nước ở từng giai đoạn. Thời gian qua những mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực.
Ví dụ:
Tài nguyên nước:
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ - nơi hằng năm lũ lụt từ sông Hồng và sông Mê Kông thường gây ra thiệt hại cho người, tài sản, mùa màng và đất đai. Nhờ sự tham gia của cộng đồng, hàng ngàn đê, đập, hồ chứa nước nhân tạo, kênh mương và giếng làng đã được xây dựng ở nhiều nơi. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi kinh tế (còn gọi là quá trình Đổi Mới) năm 1986, Chính phủ đã liên tục đề cao sự tham gia và đóng góp của cộng đồng và các ngành trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước, kể cả khai thác, sử dụng, xử lý, cung cấp và bảo vệ nguồn nước. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giaođầy đủ trách nhiệm quản lý nước cho cộng đồng thì hầu như chưa được xem xét đến.
Luật Tài nguyên Nước của Việt nam lần đầu tiên được ban hành vào năm1998. Trong luật này không có từ nào nhắc đến “sự tham gia của cộng đồng” hoặc “quản lý bởi cộng đồng” đối với tài nguyên nước
Một bước tiến khi quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng được chính thức đề xuất trong Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định 81/2006/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng Tư năm 2006 (Cục BVMT, 2006). Chiến lược này nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng là một biện pháp chính đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước bền vững. Chiến lược này nhấn mạnh:
1) Huy động sự tham gia của nhân dân nhằm bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vùng đông dân cư và các vùng đang bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng;
2) Xây dựng các cơ chế phù hợp huy động khả năng của cộng đồng trở thành những người hỗ trợ chính cho việc giám sát bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và suy thoái;
 3) Tăng cường sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các kế hoạch lưu vực sông và dự án về tài nguyên nước.
Theo Báo cáo Môi trường nước của Việt Nam (2003), khi xem xét lại cấu trúc thể chế hiện tại, Ngân hàng Thế giới và Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng vai trò của người sử dụng nước ít được chú trọng trong các hệ thống quản lý nước. Gần đây, Chính phủ đã cho thực hiện thí điểm một vài thay đổi có tính chiến lược để chuyển giao quyền quản lý thuỷ lợi cho các công ty thuỷ nông và nhóm những người sử dụng nước ở cấp cơ sở nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Ngày nay, có nhiều loại hình thể chế cộng đồng về quản lý và cung cấp nước ở Việt Nam đã nổi lên. Với xu hướng “xã hội dân sự” đang phát triển trong nước, sẽ có nhiều tổ chức cộng đồng hơn ra đời trong tương lai, và chắc chắn xu hướng này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản trị xã hội và quản lý tài nguyên.


Ví dụ về Tài nguyên rừng:
Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Đặc biệt trong một vài năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý rừng, một số địa phương đã triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng (làng bản, nhóm hộ dân,...) quản lý, sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó cộng đồng với tư cách như một người chủ rừng. Ngoài ra các cộng đồng còn tham gia nhận khoán bảo vệ, khoang nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức nhà nước. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam.
Nhưng vấn đề suy thoái rừng vẫn là một trong những vấn đề nằm trong sự suy giảm ĐDSH, ảnh hưởng đến HST và biến đổi môi trường.  Đây được coi là thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010 của Công ước đa dạng sinh học nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các HST rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2. Cùng với đó một vấn đề mà Việt Nam đặt ra là sinh kế cho cộng đồng.
Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa xóa đói giảm nghèo và bảo tồn rừng, bằng việc đặt kế hoạch sẽ giảm tỉ lệ nghèo của toàn quốc xuống dưới 40% và phục hồi tỉ lệ che phủ rừng tới 43% vào năm 2010. Một số tiềm năng được xác định bao gồm:
- Chi trả các dịch vụ môi trường đã được xem xét ở trong các chính sách
- Quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM)
- Hợp tác công tư theo định hướng thị trường trong việc trồng mới rừng, phòng tránh phá rừng và suy thoái rừng, tạo thu nhập thay thế đảm bảo an toàn lương thực đang được các nhà tài trợ và chính phủ khuyến khích và hỗ trợ.
Khái niệm: Đồng quản lý là một sự sắp xếp phối hợp, trong đó cộng đồng của những người sử dụng nguồn lợi địa phương, chính quyền và các bên tham gia khác và các cơ quan đại diện bên ngoài (các tổ chức chính phủ, viện nghiên cứu và trường đại học) đều chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm đối với việc quản lý nguồn lợi đó.
Ưu điểm:
-                     Các bên tham gia đều hưởng lợi và hiểu biết về nguồn lợi.
-                     Hiệu quả quản lý cao.
-                     Các thành viên của cộng đồng có thể đưa ra các tiêu chuẩn.
-                     Giảm thiểu các xung đột xã hội và duy trì hoặc cải thiện mối liên kết xã hội trong cộng đồng.
Nhược điểm:
-                     Không có tính phổ biến cao.
-                     Vai trò lãnh đạo của cộng đồng thường không tồn tại.
-                     Quyền lợi chia sẻ không đều
-                     Không có tính khích lệ riêng cho nhiều cá nhân.
-                     Không có công cụ luật hỗ trợ.
-                     Sự phiền toái thủ tục hành chính.
Câu 4. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc Quản lý tài nguyên và môi trường :
·          Khái niệm :
Quản lý tài nguyên và môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệt hống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề MT có liên quan đến con người, hướng tới PTBV và sử dụng hợp lý TN
·          Mục tiêu :
-           Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường
- Tăng cường công tác QLMT từ TW đến địa phương
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 7 nguyên tắc của một xã hội bền vững
·          Nguyên tắc :
- Kết hợp các mục tiêu cộng đồng dân cư
- Tiếp cận hệ thống
- Ưu tiên phòng ngừa tai biến, suy thoái MT
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền
- Hướng tới PTBV
B1: Xác định các thách thức của cộng đồng :
- Các bên liên quan cùng thảo luận để đưa ra vấn đề môi trường cụ thể của
khu vực
- Xác định các vấn đề ưu tiên, tìm kiếm các giải pháp để xây dựng sự đồng
thuận rộng rãi trong cộng đồng.
B2: Chỉ định người triệu tập
Thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi như:
- Ai là người có thể tham gia?
- Ai là người được cộng đồng và nhà quản lý tin tưởng?
- Ai có thể giữ vai trò lãnh đạo?
- Ai có thể tham gia đủ thời gian?
- Chính quyền bằng lòng người triệu tập đó ko?
B3: Xây dựng nhóm cộng đồng (nhóm CBEM) ;
Doanh nghiệp/ Nhà tài trợ :
- Lãnh đạo , cơ quan hoặc nhóm dân cư, ...
- Nhân diện các vấn đề và đưa ra đánh giá.
 Người triệu tập/nhà lãnh đạo :
- Nhà lập pháp, chủ tịch,UBND, đại biểu,HĐND, ...
- Tập hợp cộng đồng, viết văn bản thỏa thuận, đảm bảo PTBV
Nhóm trung lập :
- Trường học, các tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ, …
- Xúc tiến quá trình, đưa ra lời khuyên và cung cấp ý tưởng
b4:  Xây dựng sự nhất trí :
- Nguyên tắc duy trì hoạt động là công bằng, cởi mở và tin tưởng lẫn nhau.
- Tiến hành: tổ chức các cuộc họp, hội thảo để xác định các thách thức và mục tiêu, xác định thông tin và các yếu tố cần thiết, đề ra hướng giải quyết
- Sự nhất trí được xác định bởi kết quả bàn bạc đi đến quyết định cuối cùng.
b5: Đề ra các mục tiêu:
- Xác định rõ mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực
b6. Triển khai các giải phát tích hợp :
 Xác định các hoạt động của dự án
 Trình tự các hoạt động
 Lên khung thời gian
 Phân công trách nhiệm
b7. Ký kết thỏa thuận
b8. Thực hiện dự án



Câu 6. Anh/chị hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hình thức Quản lý tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng với hình thức Đồng quản lý trong công tác Quản lý BVMT và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
QLTN có sự tham gia của cộng đồng
Đồng quản lí
Đây là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó
Là một sự sắp xếp phối hợp, trong đó cộng đồng của những người sử dụng nguồn lợi địa phương, chính quyền và các bên tham gia khác và các cơ quan đại diện bê ngoài (các tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu và trường đại học) đều chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm đối với việc quản lí nguồn lợi đó
Đây là phương tiện cho người dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề môi trường tại địa phương
Đây là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó
Điều kiện để cộng đồng tham gia mô hình CBEM
Làm rõ trách nhiệm và quyền hạn cúa cộng đồng
·       Mục tiêu về giáo dục môi trường
-         Hiểu biết về môi trường
+ Vấn đề
+ Nguyên nhân
+ Hiệu quả
-         Thái độ đúng đắn về môi trường
+ Nhận thức
+ Thái độ
+ Ứng xử
-         Khả năng hành động có hiệu quả về môi trường
+ Kiến thức
+ Kỹ năng
+ Dự báo các tác động
+ Tổ chức hành động

Ưu điểm
-              Các bên tham gia đều hưởng lợi và hiểu biết về nguồn lợi
-              Hiệu quả quản lý cao
-              Các thành viên của cộng đồng thể đưa ra các tiêu chuẩn
-              Giảm thiểu các xung đột xã hội  và duy trì hoặc cải thiện mối liên kết xã hội trong cộng đồng.
      Hạn chế
-        Không có tính phổ biến cao
-        Vai  trò  lãnh  đạo  của  cộng đồng
thường không tồn tại
-        Quyền lợi chia sẻ không đều
-        Không có tính khích lệ riêng cho nhiều cá nhân
-        Không có công cụ luật hỗ trợ
-        Sự phiền toái thủ tục hành chính

Câu 7. Anh (chị) hãy cho biết mục tiêu, đối tượng, nội dung và cá bước thực hiện phương pháp điều tra cộng đồng? Ý nghĩa của phương pháp này trong việc xây dựng dự án quản lý tài nguyên môi trường có sự tham gia của cộng đồng.
Mục tiêu:
- Nhằm hiểu rõ tình hình thực tế của người dân địa phương, nhận thức và nguyện vọng của họ về các vấn đề vệ sinh môi trường tại địa bàn,
- Đề xuất các nội dung hoạt động phù hợp của mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
Đối tượng điều tra:
- Cấp quản lý: là các cán bộ đang công tác trên địa bàn khu vực nghiên cứu;
- Cộng đồng người dân trên địa bàn này
Nội dung điều tra:
- Hiện trạng môi trường chung
- Tình hình kinh tế: các hoạt động kinh tế chính
- Vấn đề bức xúc
- Tập chung vào vấn đề nghiên cứu
Các bước tiến hành điều tra:
- Thu thập và phân tích các thông tin sẵn có
- Xây dựng bảng câu hỏi điều tra?
- Tổ chức họp với UBND và các cán bộ tổ tự quản
- Tổ chức điều tra cộng đồng
- Xử lý và phân tích thông tin
* Ý nghĩa của phương pháp điều tra cộng đồng:
Cộng đồng bao gồm cộng đồng địa phương, các nhóm người sử dụng tài nguyên, các quan chức địa phương, các đại diện của tổ chức phi chính phủ, các doanh nhân, các nhóm khác và tất nhiên là bao gồm cả các cán bộ của dự án. Việc tham gia của cộng đồng địa phương cần được đặc biệt chú ý.
Sự tham gia của cộng đồng là cần thiết trong quá trình xây dựng dự án quản lí tài nguyên môi trường, vì tham gia thể hiện sự nhất trí của cộng đồng đối với các mục tiêu và tiến trình của bản xây dựng dự án và đem lại các lợi ích rõ ràng. Việc điều tra cộng đồng là rất cần thiết để có thể hiểu được các mong muốn, đóng góp ý kiến của cộng đồng.
a. Cách tiếp cận về Mô hình Bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng địa phương. cần phải dựa trên các cơ sở sau để xây dựng mô hình:
1.    Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
a, vị trí địa lý
b, Điều kiện tự nhiên
-         Địa hình
-         Khí hậu
-         Chế độ thủy văn
-         Đặc điểm về tài nguyên
ð Ý nghĩa, ảnh hưởng đối với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
2.    Điệu kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
a, Dân số và tình hình tăng trương kinh tế
b, phát triển nghề nghiệp
c, Cơ sở hạ tầng, phương tiện phát triển nghề nghiệp
d, Văn hóa, giáo dục
ð Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng, áp dụng các mô hình
3.    Cơ sở pháp lý xây dựng về Mô hình Bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng địa phương..
-         Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTTBTTUBTUMTTQVN ngày 31/3/2000.
-         Luật BVMT 2014 số: 55/2014/QH13
-         Nghị quyết 41/NQ-TW Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 41- NQ/TW ngày 15/11/2014 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-         Chỉ thị số 29/CT-TW Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị
4.    Các mô hình quản lý tài nguyên môi trường áp dụng tại khhu vực nghiên cứu.
b. Nội dung:
1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên tại vùng triển khai xây dựng mô hình
- Diện tích, kích cỡ của đối tượng quản lí
- Các đặc trưng của đối tượng
- Mức độ, hiện trạng của đối tượng thời gian trước và thời gian hiện tại
2. Xác định các ảnh hưởng đến tài nguyên tại vùng
- Xác định các bên liên quan đến tài nguyên (sở hữu, quản lí, sử dụng,…)
- Hoạt động, vai trò, nhiệm vụ và lợi ích của các bên liên quan đến tài nguyên
- Các vấn đề tích cực và tiêu cực, nguyên nhân của các vấn đề đó liên quan đến nguồn tài nguyên
3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lí
- So sánh hiện trạng tài nguyên trước và sau khi quản lí. Từ đó đánh giá hiệu quả công tác quản lí
- Thuận lợi và hạn chế của hoạt động công tác quản lí đang được áp dụng
4. Xây dựng mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
- Từ những vấn đề đã có, xác định những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện mô hình quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng
- Đề xuất mô hình quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng (khoán hộ, kí kết hợp đồng quản lý, quy hoạch phân vùng quản lí,…)
- Đánh giá hiệu quả của mô hình
c. Đánh giá chung
Sử dụng mô hình Bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích có ý nghĩa đối với bảo tồn và phát triển:
- Nâng cao ý thức về quyền sở hữu của người dân
- Nâng cao hiệu suất quản lý tài nguyên ĐDSH trên một đơn vị hỗ trợ từ bên ngoài
- Tăng cường khả năng của cộng đồng trong việc duy trì, bảo dưỡng sau khi dự án hỗ trợ chính thức kết thúc
- Nhận được sự chia sẻ, đóng góp trực tiếp những sáng kiến về bảo tồn và phát triển nguồn lợi từ phía người dân để đạt tính công bằng hơn, phù hợp hơn đối với cộng đồng.



* Cách tiếp cận Mô hình hương ước, quy ước về BVMT trong quản lý TNMT có sự tham gia của cộng đồng địa phương cần phải dựa trên các cơ sở sau để xây dựng mô hình:
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
a, vị trí địa lý
b, Điều kiện tự nhiên
-         Địa hình
-         Khí hậu
-         Chế độ thủy văn
-         Đặc điểm về tài nguyên
ð Ý nghĩa, ảnh hưởng đối với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
2. Điệu kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
a, Dân số và tình hình tăng trương kinh tế
b, Phát triển nghề nghiệp
c, Cơ sở hạ tầng, phương tiện phát triển nghề nghiệp
d, Văn hóa, giáo dục
ð Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng, áp dụng các mô hình
3. Cơ sở pháp lý  xây dựng mô hình hương ước,quy ước về BVTN só sự tham gia của cộng đồng.
-         Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTTBTTUBTUMTTQVN ngày 31/3/2000.
-         Luật BVMT 2014 số: 55/2014/QH13
-         Nghị quyết 41/NQ-TW Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 41- NQ/TW ngày 15/11/2014 về BVMT tong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-         Chỉ thị số 29/CT-TW Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị
4. Các mô hình quản lý tài nguyên môi trường áp dụng tại khhu vực nghiên cứu.
Việc đánh giá chung Mô hình hương ước, quy ước về BVMT trong quản lý tài nguyên môi trường có sự tham gia của cộng đồng địa phương cần dựa trên 3 tiêu chí sau:
1.                Việc thực hiện: Nội dung của hương ước, quy ước cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây:
-      Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại..., xóa bỏ hủ tục, phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư;
-      Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ, rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống. Xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô nhiễm các nguồn nước... ở địa phương;
-      Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, thờ phụng, lễ hội v.v... ở địa phương;
-      Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề ra những tiêu chuẩn gia đình văn hóa, các quy tắc đạo đức mới, giúp đỡ nhau tìm ra các biện pháp xử lý tốt các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;
-      Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, khuyến học, khuyến nghề v.v... ở địa phương;
-   Đề ra các biện pháp thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn.
-      Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện hương ước, quy ước. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước, quy ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
2.                Lợi ích của mô hình mang lại: góp phần thúc đẩy nhân dân địa phương tích cực xây dựng thôn, xóm, khối phố ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp, khuyến khích những việc làm tốt, có lợi đối với môi trường, ngăn chặn, xóa bỏ những việc làm xấu, những hủ tục lạc hậu mất vệ sinh, ảnh hưởng không tốt đối với môi trường... Hương ước BVMT được các địa phương xây dựng trên cơ sở các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của từng nơi.
3.                Tính bền vững: (là cái khỉ gì? Ai chém giúp với)

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
a, vị trí địa lý
b, Điều kiện tự nhiên
-         Địa hình
-         Khí hậu
-         Chế độ thủy văn
-         Đặc điểm về tài nguyên
ð Ý nghĩa, ảnh hưởng đối với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
2. Điệu kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
a, Dân số và tình hình tăng trương kinh tế
b, phát triển nghề nghiệp
c, Cơ sở hạ tầng, phương tiện phát triển nghề nghiệp
d, Văn hóa, giáo dục
ð Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng, áp dụng các mô hình
3. Cơ sở pháp lý xây dựng về Mô hình sinh kế trong QLTNMT có sự tham gia của cộng đồng địa phương..
-      Nghị quyết 41/NQ-TW Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 41- NQ/TW ngày 15/11/2014 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-       Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhiệm vụ đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT.
-      Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
-      Chỉ thị số 29/CT-TW Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị.
-      Luật BVMT 2014 số: 55/2014/QH13
4. Các mô hình quản lý tài nguyên môi trường áp dụng tại khhu vực nghiên cứu.
b. Nội dung:
c. Đánh giá chung
Sử dụng Mô hình MCD (Đồng quản lý thủy sản) trong QLTNMT có sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích có ý nghĩa đối với bảo tồn và phát triển:
- Nâng cao ý thức về quyền sở hữu của người dân
- Nâng cao hiệu suất quản lý tài nguyên ĐDSH trên một đơn vị hỗ trợ từ bên ngoài.
- Tăng cường khả năng của cộng đồng trong việc duy trì, bảo dưỡng sau khi dự án hỗ trợ chính thức kết thúc.
- Nhận được sự chia sẻ, đóng góp trực tiếp những sáng kiến về bảo tồn và phát triển nguồn lợi từ phía người dân để đạt tính công bằng hơn, phù hợp hơn đối với cộng đồng.
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
a, vị trí địa lý
b, Điều kiện tự nhiên
-         Địa hình
-         Khí hậu
-         Chế độ thủy văn
-         Đặc điểm về tài nguyên
ð Ý nghĩa, ảnh hưởng đối với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
2. Điệu kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
a, Dân số và tình hình tăng trương kinh tế
b, phát triển nghề nghiệp
c, Cơ sở hạ tầng, phương tiện phát triển nghề nghiệp
d, Văn hóa, giáo dục
ð Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng, áp dụng các mô hình
3. Cơ sở pháp lý xây dựng về Mô hình MCD (Đồng quản lý thủy sản) trong QLTNMT có sự tham gia của cộng đồng địa phương..
-      Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020 đã xác định rõ phải xây dựng “Đề án phát triển quản lý nghề cá cộng đồng”.
-      Luật BVMT 2014 số: 55/2014/QH13
-      Nghị quyết 41/NQ-TW Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 41- NQ/TW ngày 15/11/2014 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-      Chỉ thị số 29/CT-TW Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị.
4. Các mô hình quản lý tài nguyên môi trường áp dụng tại khhu vực nghiên cứu.
b. Nội dung:
1. Đánh giá hiện trạng môi trường và tài nguyên thủy sản  tại vùng triển khai xây dựng mô hình
- Diện tích, kích cỡ của đối tượng quản lí
- Các đặc trưng của đối tượng
- Mức độ, hiện trạng của đối tượng thời gian trước và thời gian hiện tại.
2. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại vùng triển khai xây dựng mô hình.
3. Xác định các ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sản tại vùng triển khai xây dựng mô hình
- Xác định các bên liên quan đến tài nguyên (sở hữu, quản lí, sử dụng,…)
- Hoạt động, vai trò, nhiệm vụ và lợi ích của các bên liên quan đến tài nguyên
- Các vấn đề tích cực và tiêu cực, nguyên nhân của các vấn đề đó liên quan đến nguồn tài nguyên
4. Đánh giá hiện trạng công tác quản lí thủy sản tại vùng triển khai xây dựng mô hình
- So sánh hiện trạng tài nguyên thủy sản trước và sau khi quản lí. Từ đó đánh giá hiệu quả công tác quản lí
- Thuận lợi và hạn chế của hoạt động công tác quản lí đang được áp dụng
5. Xây dựng mô hình đồng quản lý thủy sản  có sự tham gia của cộng đồng
- Từ những vấn đề đã có, xác định những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện mô hình quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng
- Đề xuất mô hình quản lí tài nguyên dựa vào cộng đồng (khoán hộ, kí kết hợp đồng quản lý, quy hoạch phân vùng quản lí,…)
- Đánh giá hiệu quả của mô hình
6. Đề xuât các giải pháp áp dụng hiệu quả mô hình đồng quản lý thủy sản tại vùng triển khai xây dựng mô hình
c. Đánh giá chung
Sử dụng Mô hình MCD (Đồng quản lý thủy sản) trong QLTNMT có sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ tạo ra rất nhiều lợi ích có ý nghĩa đối với bảo tồn và phát triển:
- Nâng cao ý thức về quyền sở hữu của người dân
- Nâng cao hiệu suất quản lý tài nguyên ĐDSH trên một đơn vị hỗ trợ từ bên ngoài.
- Tăng cường khả năng của cộng đồng trong việc duy trì, bảo dưỡng sau khi dự án hỗ trợ chính thức kết thúc.
- Nhận được sự chia sẻ, đóng góp trực tiếp những sáng kiến về bảo tồn và phát triển nguồn lợi từ phía người dân để đạt tính công bằng hơn, phù hợp hơn đối với cộng đồng.
-      Tăng cường chính sách thực thi hiệu quả NTTS bền vững tại địa phương:
-      Nâng cao năng lực và vai trò của tổ hợp tác thủy sản
-      Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và chất lượng sản phẩm NTTS
-      Tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan trong quản lý thủy sản.
-      Tái tạo môi trường ven bờ bị suy thoái.
-      Khuyến khích các mô hình nuôi mang tính bảo vệ môi trường.
-      Khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác quản lý nguồn tài nguyên ven bờ.

Tổng số lượt xem trang