Đồ án Thông Tin Môi Trường Làng Gốm Bát Tràng

LỜI MỞ ĐẦU



LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ khi nền cơ chế thị trường được thực hiện, các làng nghề thủ công truyền thống nằm rải rác theo các triền đê và theo các dòng sông lớn và tập trung đông nhất tại vùng đồng bằng Bắc Bộ dần dần được phục hồi và phát triển. Sản phẩm của các làng nghề có nét riêng độc đáo đến mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra, sản phẩm nổi tiếng cũng tạo cho làng nghề nổi tiếng không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn. Như chúng ta đã biết Bát Tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ hết sức tinh xảo và có giá trị kinh tế cao. Làng gốm Bát tràng không những chỉ sản xuất ra những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng toàn quốc mà còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng cho du khách các miền gần xa. Đơn giản rằng, làng gốm Bát Tràng có vị trí địa lý thuận lợi, kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời, trình độ nghệ nhân và đội ngũ lành nghề cao nó mang trong mình yếu tố cơ bản của một làng nghề truyền thống. Bên cạnh những lợi ích mà làng nghề đạt được vẫn còn tồn đọng một vài vấn đề nhức nhối liên quan đến ô nhiếm môi trường. trong quá trình để tạo ra được một sản phẩm hoàn chỉnh tới tay người sử dụng đã tạo ảnh hưởng đè nặng đến môi trường như ô nhiễm nước thải, ô nhiễm không khí, hay như lượng chất thải rắn được thải ra do quá trình sinh hoạt hay sản xuất của người dân tại làng nghề, cũng như quá trình khách du lịch đến tham quan, thực hành.
Để làm rõ hơn ảnh hưởng của chấ thải rắn của việc sản xuất gốm sứ đến môi trường chúng em đã chọn đề tài “Báo cáo thống kê nguồn thải chất thải rắn tại làng gốm Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội”. Trong bài báo cáo dưới đây chúng em đã thống kê các loại nguồn thải, cũng như các loại rác thải tại làng nghề, tìm hiểu tình hình xử lý chất thải rắn ở làng gốm Bát Tràng và đưa ra một số biện pháp để xử lý lượng rác thải trên. . Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, đề tài chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy và các bạn để đề tài của nhóm được hoàn chỉnh và thực tiễn hơn.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT
Bảo vệ môi trường
CTR
Chất thải rắn
COx
Các oxit Cacbon
NOx
Các oxit Nito
SO2
Lưu huỳnh đioxit
HF
Axit Flohydric
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
SX
Sản xuất
SH
Sinh hoạt
TB
Trung bình

DANH MỤC HÌNH, DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý xã Bát Tràng
Hình 3.1 Ước lượng rác thải sinh hoạt của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Bát Tràng
Hình 3.2 Sơ đồ sản xuất chung cho các sản phẩm gốm
Hình 3.3 Ước lượng khối lượng nguyên liệu đất gốm của các hộ tại xã Bát Tràng
Hình 3.4 Ước lượng rác thải của các loại hình sản xuất tại xã Bát Tràng
Hình 3.5 Sơ đồ nguồn Phác thải qua quá trình sản xuất gốm
Hình 3.6 Mức độ ảnh hưởng từ mùi rác thải tới cuộc sống của người dân

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu kinh tế các ngành nghề của làng gốm Bát Tràng năm 2012
Bảng 2: Tỷ lệ các loại hình sản xuất tại xã Bát Tràng
Bảng 3: Bảng thống kê nguồn thải tại làng gốm Bát Tràng

CHƯƠNG 1

 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

- Làng nghề gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng , là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội trước trực thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, từ năm 1961 thuộc ngoại thành Hà Nội. Xã nằm ở phần phía đông nam huyện Gia Lâm và cũng là phần đất cực nam giáp gianh với tỉnh Hưng Yên. Xã cách trung tâm thành phố Hà Nội 10 km về phía Đông-Nam.Vị trí của Bát Tràng là:
+  Phía đông giáp Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
+  Phía tây giáp Sông Hồng
+  Phía bắc giáp Đông Dư, Hà Nội
+  Phía nam giáp Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên
 Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý xã Bát Tràng

1.1.2 Thủy văn

-                     Làng nằm bên hữu ngạn sông Hồng, theo truyền thuyết lập làng thì vị trí này vốn thuận lợi cho chuyên trở nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đường sông.
-                 Đặc trưng thủy văn tản ngạn sông Hồng quanh khu vực Bát Tràng:
+  Dòng chảy từ lưu vực sông Hồng được hình thành từ mưa và khá dồi dào. Tổng lượng bình quân nhiều năm qua Sơn Tây khoảng 118 tỷ m3  tương ứng với lưu lượng 3743 m/s,  nếu  tính  cả sông Thái Bình, sông Đáy và vùng đồng  bằng  thì  tổng lượng dòng  chảy đạt  tới  135  tỷm3, trong đó 82,54 tỷ m3 tương đương 61,1%) lượng  dòng chảy sản sinh tại Việt Nam và 52,46 tỷ m3(tương đương 38,9%) là sản sinh trên lãnh thổTrung Quốc.
+ Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, lượng mưa phân bố không đều nên dòng chảy trên các phần lưu vực cũng rất khác nhau. Nhìn chung, lượng nước trung bình hàng năm trên lưu vực biến đổi khá lớn và tuỳ thuộc từng sông. Năm nhiều nước nhất so với năm ít nước nhất gấp 1,7 đến 2,2 lần ở sông Hồng và từ 3 đến 4,6lần ở sông Thái Bình. Trên các sông nhỏ, biến độngnước trung bình năm nhiều hơn, đặc biệt là các nhánh nhỏ của sông Thái Bình

1.1.3 Khí hậu

Xã Bát Tràng trực thuộc huyện Gia Lâm nên sẽ mang đặc điểm khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng:
-                     Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa Xuân, Hạ, Thu Đông.
-                     Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình đạt 17,40C.
-                     Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
-                     Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thập nhất là 1.150 giờ, cao nhất là 1.970 giờ. Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272 Kcal/m2/tháng.
-                     Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra lạnh và khô. Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1 và thườn gây ra những thiệt hại cho sản xuất.

1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1 Dân số

-                     Xã bát tràng có khoảng 1900 hộ dân với 7995 nhân khẩu (2012) trong đó có khoảng 1205 hộ sản xuất các mặt hàng Gốm, số còn lại làm nghề buôn bán, dịch vụ, chỉ có 3% làm nghề nông.
-                     Quy mô lao động: tỉ lệ lao động nghề truyền thống chiếm 20%, 80% số lao động là từ các nơi khác đến làm. Cả xã có khoảng 6.000 – 10.000 lao động.

1.2.2 Kinh tế

-                     Từ năm 1990 trở lại đây, nghề gốm Bát Tràng đã thực sự khởi sắc và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khi chuyển hướng kinh tế lấy hộ gia đình làm nòng cốt trong sản xuất – kinh doanh. Chấp nhận cạnh tranh, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, do vậy sản xuất Bát Tràng được tang lên nhanh chóng, thu nhập tăng cao, đời sống nhân dân ngày càng ổn định và cải thiện rõ rệt. Các khu vui chơi giải trí được xây dựng, các dịch vụ phục vụ đời sống cũng phát triển theo, các ngôi nhà cổ được tu tạo và gìn giữ.
-                     Tốc độ tăng trưởng kinh tế của làng nghề: Bát Tràng là một làng nghề nổi tiếng với nhiều sản phẩm gốm đa dạng và phong phú, là một sản phẩm không chỉ ưa chuộng ở Việt Nam mà còn xuất sang các thị trường Châu Âu, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ….Xã  có hơn 1100 lò gốm mỗi năm sản xuất 100 – 120 tỷ đồng hàng hóa, hàng chục công ty TNHH, thu về hàng chục tỷ đồng. Hiện nay kinh tế tại đây rất phát triển, có nhiều hộ gia đình đã có máy tính lắp mạng internet để buôn bán cũng như giao thương với bên ngoài.
-                Cơ cấu kinh tế
Ngành
Năm
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Dịch vụ thương mại
2012
3%
70%
27%
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế các ngành nghề của làng gốm Bát Tràng năm 2012

Nguồn: Đồ án thông tin môi trường nhóm 1 ĐH1KM – Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

-                Tỷ lệ các loại hình sản xuất ở xã Bát Tràng được thống kê tại bảng 2 dựa trên kết quả thu được của phiếu khảo sát 30 hộ dân tại xã.

Bảng 2: Tỷ lệ các loại hình sản xuất tại xã Bát Tràng
Loại hình
Kinh doanh
Sản xuất + kinh doanh
Sản xuất
Sản xuất + du lịch
Số hộ
7
7
11
5
Tỷ lệ (%)
23,33%
23,33%
36,67%
16.67%

1.2.3 Văn hóa – xã hội

-                     Là làng nghề truyền thống với lịch sử phát triển 500 năm trải qua nhiều thử thách và thăng trầm của thời gian, làng nghề vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
-                     Sản phẩm: ấm chén, bát đĩa, lọ hoa phục vụ tiêu thụ trong nước xuất khẩu
-                     Dân trí và ý thức BVMT của người dân chưa cao. Chính quyền địa phương chưa có các biện pháp quản lý CTR hiệu quả. Địa phương thiếu các chương trình tuyên truyền, giáo dực nâng cao nhận thức về môi trường.

1.2.4 Giáo dục

-                     Lực lượng lao động trình độ thấp: Hiện nay, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các nghề thủ công truyền thống gốm vẫn còn thấp. Chỉ có 2,1% là thợ bậc cao và nghệ nhân, cán bộ quản lý hầu như chưa đạt trình độ đại học, việc dạy nghề theo phương pháp truyền nghề trong gia đình hoặc bí truyền (không truyền nghề cho con gái) làm thất truyền nhiều kỹ thuật thủ công quý giá như gốm men ngọc.
-                     Làng nghề đang gặp những khó khăn như sản xuất làng nghề vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, theo qui mô gia đình, chưa phát triển nhiều tổ chức kinh tế làng nghề; mẫu mã hàng hóa còn đơn điệu, tính thấm mỹ của một số sản phẩm chưa cao; lao động trong các làng nghề hạn chế về học vấn, tuy có mở các lớp đào tạo nghề hàng năm, nhưng số lượng tham gia còn hạn chế. Việc thu hút nguồn lao động có hàm lượng chất xám, trình độ công nghệ cao còn nhiều khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề chậm được khắc phục, hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, mặt bằng phục vụ cho phát triển làng nghề còn gặp khó khăn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, thiều bền vững kể cả nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; chưa xây dựng được thương hiệu làng nghề, sức cạnh tranh sản phấm so với khu vực còn yếu. Những sản phẩm xuất khẩu hầu như phải qua khâu trung gian, nên không còn thương hiệu, do vậy luôn bị động trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt bị ép giá, người lao động hưởng thu nhập theo giá gia công, hoặc ngày công lao động thấp. Việc giới thiệu sản phẩm làng nghề tại các hội chợ, các trung tâm thương mại chi phí nhiều, nên cơ sở sản xuất làng nghề chưa mặn mà tham gia, vì thế hạn chế nhiều việc quảng bá thương hiệu làng nghề. Du lịch làng nghề phát triển chậm, đầu tư cho làng nghề chưa đồng bộ, sự liên kết giữa các cơ quan để lập tour du lịch với làng nghề chưa được quan tâm, do vậy nhiều làng nghề chưa trở thành điểm thu hút khách du lịch…

1.2.5 Y tế

-                    


Việc sử dụng lò than để nung gốm phát thải ra các khí COx, NOx, SO2, HF, bụi, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật, đặc biệt là hệ hô hấp và lá phổi.
-                     Hiện tại, địa phương chưa có cơ sở y tế nào đảm bảo đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân làng nghề.



CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


*Giải thích từ ngữ theo nghị định số 38/2015 NĐ-CP Điều 3:
Khái niệm: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Khái niệm: Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
-                     Đề tài được nghiên cứu thống kê nguồn thải CTR tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Bao gồm 2 thôn là Bát Tràng và Giang Cao, cả 2 thôn này đều là làng nghề gốm truyền thống.
-                     Đối tượng: thống kê nguồn thải – CTR bao gồm CTR sinh hoạt và CTR sản xuất tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

-                     Dân số: sử dụng số liệu năm 2012 sau đó tính theo tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam đến năm 2017.
-                     Cơ cấu loại hình sản xuất: tính toán dựa trên tổng 30 hộ khảo sát được từ phiếu khảo sát.
-                     Tổng khối lượng CTR sinh hoạt: dùng phiếu điều tra.
-                   Tổng khối lượng CTR sản xuất: dùng phiếu khảo sát.
-                     Tổng khối lượng CTR phát sinh theo đầu người: tính toán dựa trên kết quả thu được từ phiếu khảo sát.
-                     Hình thức thu gom, xử lý tại địa phương (cách thu gom, tần suất): dùng phiếu điều tra.
-                   Sự ảnh hưởng của CTR đến cuộc sống: dùng phiếu điều tra.

2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

-                     Đây là phương pháp điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu, sử dụng phiếu điều tra các hộ gia đình, phỏng vấn trực tiếp người dân qua đó khai thác, tiếp nhận thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu.
-                     Nhóm đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra tham vấn ý kiến cộng đồng. Nội dung của phiếu điều tra bao gồm những thông tin cá nhân ( họ và tên, tuổi, nghề nghiệp, số nhân khẩu gia đình…) và nội dung khảo sát bao gồm 9 câu hỏi
-                     Mẫu phiếu điều tra: xem phụ lục 1

2.2.3 Phương pháp quan sát thực tế

-                     Nhóm đã quan sát thực tế tại xưởng của một số hộ sản xuất để tìm hiểu thêm về lượng CTR phát sinh trong quá trình làm gốm và cách tái chế.
-                     Một số hình ảnh: xem phụ lục 2

2.2.4 Phương pháp tính cỡ mẫu

Áp dụng công tính cỡ mẫu và sử dụng số liệu phiếu điều tra thu thập được với dân số khoảng 11600 người theo số liệu nguồn cổng thông tin điện tử http://gialam.hanoi.gov.vn với khoảng hơn 1000 hộ dân.

Chúng tôi tính cỡ mẫu của cuộc điều tra với:
Tổng thể N= 1000 hộ sản xuất, độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là ± 5%.
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu :

n=  = =285
Số phiếu cần điều tra của 1000 hộ sản xuất gốm là 285 phiếu mới đủ phiếu đại diện.
Trên thực tế chúng tôi phát 35 phiếu điều tra 35 hộ sản xuất gốm và thu về 30 phiếu.
2.2.5. phương pháp xử lý số liệu
- Dùng phần mềm excel để tính toán và vẽ biểu đồ
Tổng khối lượng phát thải tại xã = lượng phát thải TB đầu người x dân số (2017)
- Lượng phát thải TB đầu người =

2.3 Kế hoạch đi khảo sát

-                   Địa điểm: làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
-                   Thời gian: xuất phát lúc 8h ngày 1/4/2014 đến địa điểm lúc 9h.
-                   Phương tiện di chuyển: xe máy.
-                     Đối tượng khảo sát: cộng đồng người dân tại làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
-                     Chia thành 2 nhóm nhỏ đi phát 35 phiếu điều tra cho 35 hộ dân kết hợp với phương pháp quan sát thực tế tại xưởng sản xuất của một số hộ và ghi lại bằng hình ảnh.
-                   Kết quả thu được 30/35 số phiếu hợp lệ.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ

Dựa trên những kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra tại khu vực làng gốm Bát Tràng, nhóm thống kê được 2 nguồn phát sinh CTR bao gồm nguồn rác thải sinh hoạt của người dân và rác thải của quá trình sản xuất gốm.
-                     Để xác định lượng rác thải sinh hoạt của các hộ dân trong ngày ở Bát Tràng chúng tôi đã thu thập bằng phiếu điều tra.
-                     Kết quả cụ thể thể hiện trên hình 3.1
Hình 3.1: Ước lượng rác thải sinh hoạt của mỗi hộ dân trong ngày ở xã Bát Tràng
Kết quả nghiên cứu KS cho thấy lượng rác thải SH trung bình của mỗi hộ dân trong ngày thải ra đa số ở trong khoảng 1-5kg chiếm tỉ lệ lớn nhất 56%, khoảng 6-10kg chiếm tỉ lệ thứ hai là 37% và còn lại là khoảng 11-15kg chỉ chiếm 7%. Trong 30 hộ dân KS không có hộ nào có lượng rác thải SH lớn hơn 15kg.

2.5 Rác thải sản xuất


Hình 3.2 Sơ đồ sản xuất chung cho các sản phẩm gốm.
Dựa vào hình 3.2 sơ đồ sản xuất chung cho các sản phẩm gốm qua các công đoạn chúng ta cũng biết được các nguồn phác thải CTR từ quá trình sản xuất qua các công đoạn vận chuyển nguyên liệu, nguồn đất lẫn nước khi nhào trộn đất sét và nung sản phẩm.

-         Để xác định quy mô sản xuất của các hộ dựa trên lượng nguyên liệu đất gốm đầu vào chúng tôi đã thu thập bằng phiếu điều tra.
-         Kết quả cụ thể được thể hiện trên hình 3.3

 
Hình 3.3: Ước lượng khối lượng nguyên liệu đất gốm của các hộ tại xã Bát Tràng
Từ hình 3.3 ta thấy: Khối lượng nguyên liệu đất gốm đầu vào của các hộ ở mức lớn nhất trong khoảng 100-200 kg/ngày và 50-100 kg/ngày đều chiếm 35%. Lớn hơn 200kg chiếm 22%. Các hộ có lượng nguyên liệu lớn vậy là do họ có quy mô sản xuất lớn và chỉ sản xuất gốm, ngoài ra không có bất cứ loại hình nào khác. Các hộ này ngoài việc sản xuất còn kết hợp với làm kinh doanh hay hoạt động du lịch. Còn lại chiếm 8% là các hộ có khối lượng đất đầu vào nhỏ hơn 50 kg/ngày. Nguyên nhân là do các hộ này có quy mô nhỏ lẻ, và họ chủ yếu cho việc đầu tư kinh doanh hay du lịch, ít quan tâm đến phát triển quy mô sản xuất.
Các hộ kinh doanh do không sản xuất nên không có khối lượng đất đầu vào. Vì vậy không được thống kê trong hình 3.3

-                     Để xác định lượng rác thải từ các loại hình sản xuất của các hộ dân trong ngày chúng tôi đã thu thập bằng mẫu phiếu điều tra.
-                     Cụ thể được thể hiện ở hình 3.4 dựa trên kết quả phiếu điều tra



Hình 3.4: Ước lượng rác thải của các loại hình sản xuất tại xã Bát Tràng

Dựa vào biểu đồ hình 3.4 ta thấy lượng rác thải phát sinh nhiều nhất của loại hình chỉ sản xuất là 175 kg/ngày. Tiếp theo lượng phác thải nhiều thứ hai của loại hình sản xuất kết hợp với kinh doanh là 110 kg/ngày, lượng rác thải phát sinh nhiều thứ ba của loại hình sản xuất kết hợp với du lịch là 68 kg/ngày và còn lại ít nhất là các hộ kinh doanh là 27kg/ngày.
 Nguyên nhân là do các hộ chỉ sản xuất gốm có lượng nguyên liệu đất đầu vào lớn tạo ra nhiều sản phẩm và các sản phẩm lỗi hỏng bị thải bỏ cũng nhiều hơn vì vậy phát sinh nhiều rác thải hơn. Các hộ kinh doanh, kinh doanh kết hợp du lịch thì chỉ thải ra một số túi nilon, giấy nhựa, bìa cacton nên khối lượng rác thải sẽ ít hơn.
Qua kết quả điều tra bằng phiếu điều tra tại địa phương, nhóm đã thống kê được khối lượng phát thải CTR của xã Bát Tràng qua các hoạt động của sản xuất gốm:
Hình 3.5 Sơ đồ nguồn Phát thải qua quá trình sản xuất gốm
Các cơ sở sản xuất lại xen lẫn với khu dân cư làm không gian sản xuất bị thu hẹp gây khó khăn cho việc xử lý chất thải. Bên cạnh đó, bụi, xỉ than rơi vãi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu làm gốm, trên các trục đường của xã lúc nào cũng đầy các loại phế phẩm, phế liệu đất nung, xỉ than, gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành từng đống hai bên đường, Công nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị cũ nên trong quá trình sản xuất thợ gốm không tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu, để thừa... Không chỉ thải bụi, hơi nóng, hóa chất, Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ những hoá chất dùng để nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ… cũng gây ảnh hưởng tới môi trường không khí.
Chúng tôi áp dụng phiếu thu thập điều tra kết hợp với hai cổng thông tin điện tử để thu thập dữ liệu thông tin phục vụ cho việc tính toán:
Với số liệu 11600 người mật độ 3300 trong đó có 3000 hộ giả định chỉ có 2000 hộ sản xuất (khoảng 7000 người) còn lại 1000 ( khoảng 4600 người) hộ không sản xuất với sai số ± 5%.
Tổng khối lượng phát thải, tổng khối lượng CTR, tổng khối lượng toàn xã, tổng tái chế/chưa được tái chế, tổng rác thải thu gom, tổng rác thải chưa được thu gom
tính được kết quả chúng tôi từ đó đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường, kết luận kiến nghị thiết thực và khả thi hơn.

Cụ thể thống kê được thể hiện ở bảng 3 như sau:
                    Bảng 3: Bảng thống kê nguồn thải tại làng gốm Bát Tràng                   
Nguồn Thải
Hoạt động thải
Tổng KL pt thải (30 hộ dân)
Lượng phát thải TB đầu người
(30 hộ dân)
Tổng toàn xã
Tổng (30 hộ dân)
Tái chế
Đã được thu gom
Chưa được thu gom
1
Sinh hoạt
Sinh hoạt của người dân
187 kg/ngày
1,26 kg/ngày
14616 kg/ngày
35 kg/ngày
152 kg/ngày
0
kg/ngày
2
Quá trình sản xuất
Nguồn phát thải 1 (hình 3.5)
62 kg/ngày
2,58 kg/ngày
29928 kg/ngày
250 kg/ngày




132 kg/ngày

Nguồn phát thải 2 (hình 3.5)
153 kg/ngày

Nguồn phát thải 3 (hình 3.5)
42 kg/ngày
0
kg/ngày
Nguồn phát thải 4 (hình 3.5)
83 kg/ngày

Nguồn phát thải 5 (hình 3.5)
42 kg/ngày



Tổng
382 kg/ngày







Trong đó:

Từ bảng 3 ta thấy lượng chất thải rắn phát sinh tại địa phương chủ yếu là từ hoạt động sản xuất. Tổng khối lượng rác thải sản xuất (29928 kg/ngày) gấp hơn 2 lần tổng khối lượng rác thải sinh hoạt (14616 kg/ngày), chiếm 67,18 % tổng lượng rác thải của toàn xã.
 Làng nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) hiện nay cũng đang bị ô nhiễm nặng bởi khói bụi và khí CO2. Ông Hà Văn Lâm, Trưởng Ban đại diện Làng nghề gốm Bát Tràng cho biết, không chỉ thải bụi, trung bình mỗi lò nung gốm bằng than ở Bát Tràng còn thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn/1 mẻ nung. Cùng với đó, phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, hỏng… chất thành đống bên đường, mỗi khi mưa xuống, đường lầy lội, bẩn thỉu. Mặc dù ô nhiễm môi trường ở mức đáng báo động, song người dân chỉ thực hiện các biện pháp đơn giản như phun nước để giảm bụi, đội mũ kín, đeo khẩu trang… Nếu không kịp thời áp dụng những phương pháp sản xuất sạch, nhằm giảm ô nhiễm môi trường”.Trích 1 đoạn cổng thông tin điện tử http://tapchimoitruong.vn 22/3/2018 cùng với khảo sát thực tế chúng tôi thu thập được sẽ cho chúng ta thấy được các nguồn gây ô nhiễm tại đây.
Theo thông tin được đăng tải mới đây trên trang web của Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (www.nea.gov.vn), lượng chất thải sinh ra như than, xỉ, bụi, các loại khí độc như SO2, CO2, NO2… ở làng gốm Bát Tràng hiện nay đều vượt xa mức cho phép. Nồng độ khí độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho 
phép từ 1,8 đến 2 lần. Kết quả của sự ô nhiễm này đã làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh
trong cộng đồng cư dân nơi đây. Hơn 70% dân số Bát Tràng mắc các bệnh về 
hô hấp, hơn 80% bị đau mắt hột. Theo điều tra, cứ 100.000 người dân thì có 126,6 người bị ung thư, trong đó 40 người bị chết do ung thư phổ, hoặc 223 người dân thì có tới 76 người mắc bệnh đường hô hấp, 23 người bị lao
.

Thành phần của loại rác thải SH là chủ yếu là rác thải hữu cơ (rau củ, thực phẩm thừa…) còn lại là giấy, bìa cacton, túi nilon và nhựa.
Thành phần của loại rác thải SX là vụn gốm, đất gốm, sản phẩm lỗi hỏng, bao bì, hộp nhựa, túi nilon và thùng xốp.
Qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân tại địa phương thì rác thải SX được người dân phân thành các loại: giấy, bìa carton, hộp, chai nhựa được người dân gom lại và bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Đất gốm, vụn gốm và men sẽ được người dân để riêng để tái chế lại. Phần rác còn lại thì thải bỏ.
Phần thải bỏ của rác thải SX được để chung với rác thải SH hàng ngày và được nhân viên vệ sinh đến thu gom 1 lần/ngày.
Quy trình tái chế vụn gốm và đất gốm
Vụn gốm, đất gốm thừa được người dân ngâm với nước khoảng 3-5 ngày cho đất mềm lại. Sau đó mang ra nhào lại cho đất thật dẻo và cuối cùng dùng đất đó tiếp tục sản xuất gốm như nguyên liệu đầu vào.

Hình 3.6 Sơ đồ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dân
Nguồn rác thải sinh hoạt của người dân được thu gom theo từng tổ bằng xe đẩy tay sau đó các thùng rác của xe đẩy tay đã đầy được đổ lên xe tải tới các trạm trung chuyển và được tập kết rác tại nhà máy xử lý rác Nam Sơn và nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình, quá trình phân loại rác cũng được diễn ra sau đó một số loại rác có thể tái chế được như nhựa, thủy tinh, nhôm từ các lon nước ngọt … còn một số loại rác hữu cơ sẽ được sản xuất làm phân bón sinh học như thức ăn thừa, rau củ hỏng, cơm, còn lại các loại rác như xỉ than, đất đá,… được đem chôn lấp.
Quá trình thu gom rác thải, CTR từ hộ gia đình từ quá trình sản xuất do chúng tôi thu thập thể hiện trên hình 3.7
Hình 3.6 Sơ đồ xử lý CTR của hoạt động sản xuất gốm của người dân

Nguồn  phát sinh CTR của người dân được thu gom theo từng tổ bằng xe đẩy tay sau đó các thùng rác của xe đẩy tay đã đầy được đổ lên xe tải tới các trạm trung chuyển và được tập kết rác tại nhà máy xử lý rác tại Nam Sơn và nhà máy xử lý và chế biến rác Phương Đình, quá trình phân loại rác cũng được diễn ra sau đó một số loại rác các loại rác như xỉ than, đất đá, vụn gốm, gốm vỡ hỏng … được đem chôn lấp.

Hình 3.7 Mức độ ảnh hưởng từ mùi rác thải tới cuộc sống của người dân
Kết quả khảo sát người dân cho thấy có 15 hộ dân cảm thấy bình thường về mùi của rác thải, chiếm 50% trên tổng 30 hộ dân khảo sát. 10 hộ cảm thấy mùi của rác thải là ít khó chịu, ít ảnh hưởng tới đời sống chiếm 33,33%. Còn lại 5 hộ dân cảm thấy mùi của rác là khó chịu chiếm 16,67%. Nguyên nhân là điểm tập kết rác nằm xa và tần suất thu gom tại địa phương là 1 lần/ngày nên rác thải không phải để lâu và phát sinh ra mùi.



Theo nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU
Chương I Điều 3.
Khái niệm: Sức chịu tải của môi trường nước là khả năng tiếp nhận thêm chất gây ô nhiễm mà vẫn bảo đảm nồng độ các chất ô nhiễm không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận.
Với khối lượng rác đã được điều tra, lượng rác thải khi thải ra môi trường là các loại chất thải đều năm trong khoảng tự phân hủy được( khoảng chịu đựng) của trái đất và phân hủy được trong thời gian ngắn, ngoài ra chỉ có một lượng ít các túi nilon là khó phân hủy và phân hủy rất lâu khi thải trực tiếp ra môi trường cần có các biện pháp xử lý, đối với các loại sản phẩm lỗi hay hư hỏng thì đã được địa phương thu gom và xử lý. Nguồn nước thải trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt đều vượt sức chịu tải của môi trường.
Những sản phẩm gốm trong quá trình nung hoặc vận chuyển bị lỗi hoặc vỡ sẽ vứt bỏ cùng với rác sinh hoạt và nhân viên môi trường đến thu gom và được nhà máy xử lý rác Nam Sơn xử lý bằng cách chôn lấp.
Những sản phẩm hỏng cũng được chuyển đến những nơi cần vật liệu để tôn nền, lát nền nhà, một số sản phẩm sản phẩm hỏng được đập thanh những mẩu nhỏ để tận dụng cho quá trình lát tường nhà thay vì sơn tường.
Những sản phẩm chưa đến giai đoạn nung trong quá trình tạo hình mà bị hỏng sẽ được tái sử dụng đem trộn cùng với nguyên liệu trước để sản xuất.
Nước thải chưa được xử lý của quá trình sản xuất cũng được đổ chung với nước thải ra sông các cống rãnh thoát nước, thải ra các kênh rồi đổ ra sông Cầu Bây và sông Thiên Đức đoạn trải qua huyện Gia Lâm rồi tiếp đó đổ ra sông Hồng.
Nguồn khí thải đều thải trực tiếp ra môi trường không khí.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Báo cáo thống kê nguồn thải – CTR tại làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã thống kê được các nguồn phát sinh và các loại CTR phát sinh do hoạt động sinh hoạt và sản xuất… Bằng phương pháp sử dụng phiếu điều tra, nhóm đã tổng hợp, nghiên cứu và đưa ra một số kết luận sau:
-                     Động lực khiến cho CTR tại làng nghề ngày càng gia tăng đó là: dân số tăng nhanh, số hộ sản xuất tăng lên, đồng thời quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất –  kinh doanh gốm cũng ngày càng mở rộng.
-                     Áp lực lớn chính là số lượng rác thải: đất nung, men, sản phẩm hỏng vỡ . . . xả thải ra các bãi rác tập trung không nằm trong nhóm rác được thu gom hàng ngày.
-                     Những điều trên là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thẩm mỹ và sinh vật xung quanh gây ô nhiễm nguồn nước, mùi rác thải sẽ gây khó chịu cho người dân và có thể gây ra một số bệnh về da liễu và đường hô hấp do khí than, bụi…
Giảm thiểu:
-                Các hình thức thu gom hàng ngày:
+ Ký kết hợp đồng với công ty về thu gom và xử lý rác, nâng cao năng lực hoạt động của tổ vệ sinh môi trường.
+ Người gây ô niễm phải trả tiền.
+ Thu gom rác vào các khung giờ quy định, tiến hành thu gom thường xuyên.
+ Có các điểm tập kết rác hợp lý tránh tình trạng rác thải chất đống ven đường đi.
Tái chế: Phân loại tài nguồn, đối với CTR có thể tái chế giữ lại để sử dụng.
 Ứng phó: Đề xuất các hình thức xử phạt hành chính đối với các cơ sở không thực hiện
Từ các tác động trên nhóm cũng đề ra các giải pháp:
Để giảm thiểu ô nhiễm người dân nên áp dụng công nghệ mới chuyển hết sang lò nung bằng khí gas sẽ giảm thiểu được lượng khí thải phát sinh và xỉ than trong quá trình sản xuất, giảm thiểu được tác động đến sức khỏe của con người, tiết kiệm một phần chi phí sử lý CTR gây ô nhiễm môi trường.
Trồng cây xanh để hạn chế bụi, giảm nồng độ các khí độc (CO2) đồng thời tăng cường O2. Thay thế hoàn toàn nguyên liệu cổ truyền (than, chấu…) bằng các loại nguyên liệu sạch, ít ảnh hưởng tới môi trường hơn như GAS Quy hoạch và xây dựng các bãi thải đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Các cơ sở sản xuất lại xen lẫn với khu dân cư làm không gian sản xuất bị thu hẹp gây khó khăn cho việc xử lý chất thải, cũng như nguy cơ cháy nổ tiềm tàng trong quá trình sử dụng ga nên có các biện pháp phòng chống cháy nổ, và các cấp chính quyền nên tuyên truyền hướng dẫn người dân phòng chống cháy nổ, phòng chống ngạt khí ngộ độc khí do nhiều lò nung trong nhà rất nguy hiểm khi sản xuất chúng tiêu tốn rất nhiều ô xi.
Cần nâng cấp hệ thống thoát nước, hạn chế cho nước chảy tràn trong quá trình trộn đất, xây dựng hệ thống khép kín trong bể khi trộn tránh rơi vãi, cấm xe công nông đi lại để tránh bụi, sử dụng các thùng sơn, thùng dầu để đựng đất sét thay vì sử dụng bao dứa mỏng gây thất thoát tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Quá trình sản xuất phát sinh các sản phẩm lỗi hỏng, cũng như các loại xỉ than cần được tập kết và thu gom để xử lý, các đồ sành sứ hỏng không nên bỏ ngoài đường rất dễ gây tai nạn cho quá trình đi lại.
Rác thải sinh hoạt của người dân cũng phải được thu gom và các cấp chính quyền phải kiểm tra nhắc nhở xử lý vi phạm xả nước thải rác thải bừa bãi ra đường gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới người dân xung quanh.
Các cơ quan chức năng quản lý ở địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện kiểm tra phòng chống cháy nổ cho các hộ sản xuất, lồng gép các chương trình tập huấn cho người dân về bảo vệ môi trường trong khu vực làng nghề.
Mở rộng các hoạt động trưng bày sản phẩm cũng như chợ để thu hút khách du lịch tạo được nguồn kinh tế về du lịch cho người dân phát triển nhiều hơn nữa.
 Cần triển khai từng bước theo lộ trình đã được xác định tại Đề án BVMT làng nghề của Chính phủ. Cùng với đó, cần có kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề để làng nghề trở lại giá trị truyền thống, phát huy vai trò cải thiện sinh kế cho người dân nhưng không để hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Đối với các làng nghề được công nhận, ngoài việc bảo đảm các điều kiện về BVMT, cần có chính sách hỗ trợ để vừa duy trì hoạt động sản xuất, vừa bảo tồn nét văn hóa địa phương. Đối với các địa phương có cơ sở sản xuất trên địa bàn dân cư nhưng không được coi là làng nghề, cần quản lý nghiêm khắc, chặt chẽ như đối với các cơ sở kinh doanh bình thường. Ngoài ra, cần di dời ra khỏi khu vực dân cư hoặc yêu cầu chuyển đổi ngành nghề sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.  Đã đến lúc chúng ta cần có các giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt với một nhóm đối tượng sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong xã hội.




TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.                  Nghị định số 38/2015 NĐ-CP quản lý chất thải phế liệu.
2.                  Đánh giá Hiện trạng môi trường nước mặt làng nghề gốm sứ tại xã Bát Tràng -Gia Lâm- Hà Nội 22/11/2015 tác giả Vũ Mạnh Huy tại cổng thông tin điện tử trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội http://lib.hunre.edu.vn.
3.                  Bài giảng và bài tập Cỡ mẫu 23/4/2017 tác giả Đặng Thế Vinh
4.                  Đồ án tốt môn thông tin môi trường đánh giá hiện trạng quản lý môi trường nước ở làng nghề gốm Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội nhóm 1 lớp ĐH1KM Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
5.                  Trang web của Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường www.nea.gov.vn
6.                  Bản đồ vị trí địa lý nguồn Google map
7.                  Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm http://gialam.hanoi.gov.vn
8.                  Cổng thông tin điện tử: http://vi.m.wikipedia.org về số liệu dân số.
9.                  Tài Liệu Luận văn cổng thông tin điện tử http://doc.edu.com về thực trạng phát triển của làng gốm Bát Tràng.
10.             Tổng Cục thống kê Hà Nội http://thongkehanoi.gov.vn






PHỤ LỤC 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2018

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
                               THỐNG KÊ NGUỒN THẢI-CHẤT THẢI RẮN
TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG-LONG BIÊN-HÀ NỘI

          Xin chào ông /bà!
Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. hiện nay chúng tôi đang thực hiện đồ án cho môn học thông tin môi trường về tình hình chất thải rắn tại làng gốm Bát Tràng-Gia Lâm-Hà Nội.
Để bổ sung và hoàn thiện tốt đồ án, rất mong ông/bà cung cấp một vài thông tin để điền vào phiếu khảo sát dưới đây. Nội dung thông tin của phiếu khảo sát chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu môn học và không có mục đích gì khác. Những thông tin cá nhân của ông/bà sẽ được giữ bí mật. vì vậy rất mong nhận được sự hợp tác của ông/bà để đồ án đạt được kết quả tốt nhất.
 Mỗi câu hỏi đều kèm theo các phương án trả lời khác nhau, với những phương án ông/bà cho là hợp lý nhất, ông/bà vui lòng đánh dấu X vào ¨ bên cạnh.
Xin trân trọng cảm ơn.

I.              Thông tin chung
1.             Họ và tên chủ hộ:.............................................................................. Tuổi...............
2.             Nghề nghiệp............................................................... Số điện thoại.......................
3.             Số nhân khẩu..........................................................................................................


II.          Nội dung khảo sát
Câu 1: Gia đình ông bà thuộc loại hình sản xuất nào?


¨ Chỉ sản xuất gốm
¨ Vừa sản xuất gốm vừa phục vụ cho du lịch
¨ Hộ kinh doanh
¨ Loại hình khác..............................................................................
Câu 2: Nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ làm gốm?


¨ Đất gốm
¨ Nước
¨ Gas
¨ Than củi
¨ Điện
¨ Men




Câu 3: Quy mô sản xuất (dưạ trên nguyên liệu đất gốm đầu vào)


¨ < 50 kg
¨ 50-100 kg
¨ 100-200kg
¨ >200kg


Câu 4: Các loại rác thải tại cơ sở (có thể chọn nhiều đáp án)?


¨ Vụn gốm
¨ Sản phẩm lỗi
¨ Bìa catton
¨ Thùng xốp, hộp nhựa
¨ Túi nilon, bao bì
¨ Men tráng gốm dư thừa


¨ Các loại khác.......................................................................................................
Câu 5: Rác thải sinh hoạt với rác thải sản xuất được thu gom chung hay phân loại và thu gom riêng?


¨ Chung
¨ Riêng


Câu 6:
+ Hình thức thu gom tại địa phương?
¨ Nhân viên vệ sinh đến thu gom
¨ Gia đình tự đem đốt, chôn lấp
¨ Mang đi tái chế/bán cho các cơ sở thu mua phế liệu
¨ Hình thức khác....................................................................................................
+ Tần suất thu gom như thế nào (bao nhiêu lần 1 ngày/tuần)?
.............................................................................................................................................
Câu 7: Nếu sử dụng hình thức tái chế ông/bà thường tái chế những loại rác nào?
.............................................................................................................................................
Câu 8: Lượng rác thải mỗi ngày của gia đình ông/bà khoảng bao nhiêu?
Loại rác
Khối lượng (kg/ngày)
Rác thải sinh hoạt

Rác thải sản xuất


Câu 9: Ông/bà cho biết mức độ khó chịu của ông/bà về các yếu tố ảnh hưởng tới đời sống phát sinh từ rác thải?


5: Rất khó chịu
4: Khó chịu
3: Bình thường
2: Ít khó chịu
1: Không khó chịu



5
4
3
2
1
Mùi





Bụi






Xin chân thành cảm ơn ông/bà!!!


Tổng số lượt xem trang