BIÊN BẢN LÀM VIỆC




BIÊN BẢN LÀM VIỆC
Thực hiện Quyết định thanh tra số 25/QĐ-STNMT ngày 02/11/2018 của  Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường và Tài nguyên nước đối với Công ty TNHH MTV 688.
Từ ngày 29/10/2018 đến ngày 15/12/2018,Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại Nhà máy chế biến trúc thị trấn Nguyên Bình thuộc Công ty TNHH MTV 688
I. Thành phần Đoàn thanh tra, gồm có:
- Hà Thị Trang - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, Trưởng đoàn;
- Phạm Ngọc Hiệp – Chánh Thanh tra sở, Phó Trưởng đoàn ;- Nguyễn Thị Thu Lan – Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, thành viên; - Đỗ Thị Vân – Thanh tra viên – Thanh tra sở, thành viên; - Vy Văn Kiên – Thanh tra viên – Thanh tra sở, thành viên; - Nguyễn Đắc Tuấn Thành – Cán bộ phòng phân tích môi trường thuộc Viện Công nghệ Môi trường;
II. Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 688
- Người đại diện: Ông Nguyễn Quang Quyền – Chức vụ: Giám Đốc;
- Số điện thoại:0263.952.368; Email:khachsan6882@gmail.com;
 III. Nội dung
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của Công ty ty TNHH MTV 688 trong hoạt động, kinh doanh sản xuất chế biến trúc.
IV. Kết quả thanh tra
1.   Thông tin chung
-Tên nhà máy: Nhà máy chế biến trúc thị trấn Nguyên Bình,huyện Nguyên Bình;
- Địa chỉ: thị trấn Nguyên Bình,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng;
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV 688;
- Người đại diện: Ông Nguyễn Quang Quyền – Chức vụ: Giám Đốc;
- Số điện thoại:0263.952.368;Email:khachsan6882@gmail.com;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 48001652582 cấp ngày 10 tháng 11 năm 2006. Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng cấp;
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 11121000063/GCNĐC1/11/1 chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 19 tháng 8 năm 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bang cấp;
- Tài khoản số: 711A53296044 tại Ngân hang Viettinbank Chi nhánh Cao Bằng;
- Thời gian bắt đầu hoạt động: Năm 2014;
- Tổng vốn đầu tư: 5 tỷ đồng, trong đó:
+       Vốn tự có của doanh nghiệp: 3 tỷ đồng;
+       Vốn vay ngân hàng: 2 tỷ đồng;
-Sản phẩm chính:Sản xuất các sản phẩm từ cây trú, quy mô tính nguyên liệu đầu vào là 4.500 tấn/năm.
2.   Tình hình chấp hành pháp luật
- Quyết định số 73/QĐ-HĐTĐ ngày 08/5/2008 của Hội đồng thẩm định ĐTM về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Chế biến trúc tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng”,
- Kết quả quan trắc, giám sát môi trưởng năm 2014, 2016,2017;
- Tờ khai thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp năm 2014, 2015, 2016,2017.
3. Các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất trúc và biện pháp giảm thiểu:
-            Về nước thải: Theo báo cáo của Công ty, nước thải phát sinh từ sinh hoạt và quá trình hoạt động sửa chữa, trong đó:
+ Nước thải sinh hoạt, lượng nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra môi trường;
+ Nước mưa chảy tràn, lượng nước mưa chảy tràn tại cơ sở bằng hệ thống rãnh thoát nước và dẫn chảy vào hệ thống thoát nước chung trong khu vực.
-            Về chất thải: Theo báo cáo của Công ty chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại phát sinh tại cơ sở của Công ty, gồm có:
+ Chất thải rắn thông thường: Công ty bố trí các thùng rác để thu gom, phân loại chất thải, cụ thể:
+ Chất thải có thể tái chế: bao bì không nguy hại, thùng nhựa, phụ tùng đã qua sử dụng được gom vào khu vực riêng và bán lại cho những cơ sở thu phế liệu.
+ Chất thải không tái chế: Các loại rác phát sinh từ việc sinh hoạt hàng ngày thu gom hàng ngày vào thùng chứa riêng và được chuyển giao cho Công ty CPDV môi trường và quản lý đô thị Cao Bằng vận chuyển đi xử lý tại bãi rác của thành phố.
Kiểm tra tại hiện trường cho thấy:
- Tại thời điểm thanh tra, Nhà máy đang dừng hoạt động sản xuất. Các chất thải rắn sản xuất, chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, khi bụi, tiếng ồn... do không hoạt động nên không có phát sinh. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng một số chất thải sản xuất như: can nhựa,vỏ bao bì…với khối lượng khoảng 3-4 kg hiện nay còn để rải rác dọc theo vách đá tại phân xưởng sản xuất chiếu trúc;
- Về nước mưa chảy tràn: Đã có hệ thống cống rãnh thu gom nước mưa chảy tràn và tập trung tại 01 hố với dung tích khoảng 100 m3 trong khuôn viên của nhà máy;
- Về nước thải sản xuất: Không phát sinh tại thời điểm thanh tra.Nước thả được xả trực tiếp vào 01 bể lắng 2 ngăn với dung tích khoảng 600 m3 được xây dựng ngoài tường rào nhà máy.Tuy nhiên bể nước thải trên vẫn nằm trong mặt bằng địa giới thuê đất số 70 ngày 30/06/2008 do Sở Tài nguyên và Môi trường lập;
- Tại thời điểm thanh tra không có hiện tượng phát tán chất thải ra khu vực môi trường xung quanh.
Sau khi làm việc, Đoàn thanh tra yêu cầu:
- Lập hồ sơ kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trung trước khi đưa vào cơ sở vận hành chính thức trước ngày 31/12/2018;
- Thực hiện niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường theo quy định;
- Tập trung các chất thải sản xuất vào 01 khu vực có mái che;
- Thực hiện xử lý chống thấm đối với bể xử lý nước thải không gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất hoản thành trước
ngày 31/12/2018;
 Biên bản được lập xong xong vào hồi 16 giờ 30 cùng ngày được đọc lại cho các thành viên tham gia cùng nghe và nhất trí ký tên./.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MTV 688

           



ĐẠI DIỆN
 ĐOÀN THANH TRA 




Hà Thị Trang
CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA



- Hà Thị Trang - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng,Trưởng đoàn;
- Phạm Ngọc Hiệp– Chánh Thanh tra sở, Phó Trưởng đoàn ;
- Nguyễn Thị Thu Lan – Phó Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, thành viên;
- Đỗ Thị Vân – Thanh tra viên – Thanh tra sở, thành viên;
- Vy Văn Kiên – Thanh tra viên – Thanh tra sở, thành viên;
 - Nguyễn Đắc Tuấn Thành – Cán bộ phòng phân tích môi trường thuộc Viện Công nghệ Môi trường;

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN























Tổng số lượt xem trang