KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG Ở CÁC VÙNG ĐỊA LÝ KHÁC NHAU


KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG Ở CÁC VÙNG ĐỊA LÝ KHÁC NHAU
A.    Mục tiêu bài hoc
1.      Kiến thức
-         Giúp sinh viên tìm hiểu được các hình thức truyền thông môi trường tại khu vực vùng nông thôn miền núi và nông thôn đồng bằng.
2.      Kỹ năng
-         Có được 1 số kĩ năng giao tiếp, làm việc cùng người dân và cán bộ địa phương tại khu vực truyền thông.
-          
3.      Thái độ
-         Sinh viên có thái độ hợp tác, hăng say phát biểu đóng góp ý kiến.
-         Tạo không khí học thoải mái.
B.    Nội dung chính
1.      Truyền thông môi trường ở vùng núi
1.1  Đặc điểm
a.      Điều kiện tự nhiên
-         Nhiều đồi núi, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho công tác truyền thông
-          
b.      Điều kiện kinh tế - xã hội
-         Dân cư thưa thớt, hầu hết là đồng bào các dân tộc thiểu số, có sự khác biệt về ngôn ngữ
-         Trình độ dân trí chưa cao, nhiều phong tục tập quán và nếp sống riêng
-         Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
1.2  Các hình thức truyền thông
a.      Họp cộng đồng, tập huấn
Đối tượng
Thời gian, địa điểm
Quy mô, hình thức
Ưu điểm
Nhược điểm
Người dân ở tất cả các độ tuổi, phù hợp với từng buổi họp, tập huấn khác nhau
Cán bộ địa phương, tuyên truyền viên
2-5 buổi
Địa điểm thường là nhà văn hóa
- Thôn, bản, xã phường

- Diễn ra trong một thời gan nhất định, có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất
- Giúp người học hiểu và áp dụng nội dung tập huấn
- Gây hứng thú với người học

- Khó tập trung đầy đủ người dân, khó khăn trong việc quản lý khi thực hiện các hoạt động nhóm, cá nhân
- Thường mất nhiều thời gian để giải thích nội dung buổi họp

b.      Giao tiếp với cá nhân và nhóm nhỏ
Đối tượng
Thời gian, địa điểm
Quy mô, hình thức
Ưu điểm
Nhược điểm
Người dân ở tất cả các độ tuổi, phù hợp với từng mục đích truyền thông khác nhau
Linh động với từng đối tượng cụ thể
Nhỏ, nhiều nhóm
- Dễ tham gia
- Các nhóm khác nhau có thể thể hiện quan điểm và nhận thức một cách thoải mái
- 1 số cá nhân khó tiếp cận và truyền đạt
- Mất thời gian làm việc và nhận kết quả từng nhóm

c.      Truyền thông môi trường nhân các sự kiện

Đối tượng
Thời gian, địa điểm
Quy mô, hình thức
Ưu điểm
Nhược điểm
Người dân, cán bộ địa phương
Phụ thuộc vào quy mô sự kiện
Lớn, nhỏ, trung bình tùy thuộc mức độ sự kiện diễn ra
Thông tin được truyền bá rộng rãi
1 số thông tin sẽ không được truyền tải hết

1.3  Nội dung ưu tiên
a.      Đối với người dân
-         Thông tin đưa tới người dân cần rõ ràng, đáng tin cậy
Cần truyền thông, giáo dục môi trường bằng tiếng và chữ dân tộc nếu có để ai cũng hiểu được và tránh hiểu lầm.
-         Ngôn ngữ, hình thức giáo dục truyền thông môi trường cần đơn giản, gần gũi giàu hình tượng so sánh
b.      Đối với công tác truyền thông
-         Kinh phí thỏa đáng: Nếu là GDTTMT đi kèm với dự án phát triển
kinh tế xã hội thì cần có văn bản pháp quy quy định chi phí dành cho
GDTTMT và phải được tính vào chi phí thực hiện dự án. Nếu là
GDTTMT độc lập thì phải có chuẩn bị tài chính chu đáo, đặc biệt chú
ý kêu gọi các nguồn tài trợ.
-         Cán bộ giáo dục truyền thông được đào tạo, có kỹ năng giáo dục
truyền thông ở vùng dân tộc, miền núi, tốt nhất là đào tạo đội ngũ
cộng tác viên giáo dục - truyền thông môi trường người địa phương
(giống như cộng tác viên dân số).
-          Cán bộ lãnh đạo cần hiểu đúng vai trò không thể thiếu của giáo dục
– truyền thông môi trường. Đó là sự đảm bảo cho thành công của các
dự án, chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
-          Nắm rõ lịch mùa vụ của cộng đồng. Tránh tổ chức các chương trình
giáo dục – truyền thông vào mùa làm nươg rẫy, mùa mưa lũ và lúc
giáp hạt đói kém.
c.      Đối với vấn đề truyền thông.
-         Bảo vệ rừng và các tài nguyên rừng: Tập trung vào loại rừng đặc dụng
(bao gồm rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn
thiên nhiên, rừng văn hóa – du lịch).
-         Chống xói mòn đất: Các vấn đề môi trường liên quan đến hình thức
đốt nương làm rẫy, các dự án định canh định cư, các mô hình kinh tế
trang trại bền vững trên đất dốc…
-          Nước sạch và vệ sinh môi trường: Vấn đề bảo vệ nguồn nước, quản
lý phân rác, chăn thả gia súc, lối sống hợp vệ sinh…
-          Vệ sinh an toàn thực phẩm: 10 lời khuyên vàng dành cho người tiêu
dùng, 10 lời khuyên vàng dành cho người sản xuất – kinh doanh thực
phẩm (theo tài liệu của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y Tế).
-         Phòng tránh tai biến môi trường: Động đất, trượt lở, lún sụt lở đất,
lũ quét, lũ ống, mưa đá, gió xoáy, các hệ sinh thái độc hại, sét đánh,
cháy rừng…
-         Môi trường nhân văn: Lồng ghép dân số và môi trường, tiêu chí
môi trường trong quy chế xây dựng làng bản vă hóa, thay đổi các thói
quen, tập quán lạc hậu…
2.      Truyền thông môi trường ở vùng đồng bằng
2.1  Đặc điểm
a.      Điều kiện tự nhiên
-         Là vùng đất đai rộng lớn, với địa hình tương đối thấp
b.      Điều kiện kinh tế - xã hội
-         Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp – làng nghề
-         Cơ sở hạ tầng còn khá thấp, nhiều vùng rất yếu kém. Vấn đề nước sạch, môi trường luôn là vấn đề bức xúc, nhất là ở các làng nghề.
-         Bạo lực gia đình, tỉ lệ sinh cao, di dân tự do ra các đô thị, nghèo đói, trình độ học vấn thấp vẫn nổi cộm ở một số vùng nông thôn, hội nông dân có ảnh hưởng lớn đến đời sống và kinh tế -xã hội.
2.2  Các hình thức truyền thông
a.      Họp hội nghị, tập huấn


Thời gian, địa điểm
Quy mô, hình thức
Ưu điểm
Nhược điểm
Người dân
2-5 buổi
Địa điểm thường là nhà văn hóa
Thôn, bản, xã, phường
- Diễn ra trong một thời gan nhất định, có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất
- Giúp người học hiểu và áp dụng nội dung tập huấn
- Gây hứng thú với người học

- Khó tập trung đầy đủ người dân, khó khăn trong việc quản lý khi thực hiện các hoạt động nhóm, cá nhân
- Thường mất nhiều thời gian để giải thích nội dung buổi họp

b.      Sử dụng các hình thức văn nghệ, quần chúng

Đối tượng
Thời gian, địa điểm
Quy mô, hình thức
Ưu điểm
Nhược điểm
Người dân
Có thể 1 buổi hoặc kéo dài
Tùy vào mục tiêu truyền thông của sự kiện,
- hình thức: đa dạng, phong phú (biểu diễn nghệ thuật, triển lãm,…
- Gây hứng thú cho người tham gia
- Tạo mối liên hệ cộng đồng
- Khó khăn trong việc kêu gọi người tham gia
- Tốn công sức, thời gian





c.      Xây dựng các mô hình cụ thể và tiến hành giáo dục truyền thông trực tiếp tại địa bàn

Đối tượng
Thời gian, địa điểm
Quy mô, hình thức
Ưu điểm
Nhược điểm
Cán bộ địa phương, tuyên truyền viên, người dân
- có thể ngắn hạn hoặc dài hạn
- Địa điểm: Trường học, nhà văn hóa thôn
- Có thể kết hợp với các chương trình giáo dục tại trường học, buổi họp cộng đồng
- Xây dựng mô hình cụ thể, sau đó áp dựng trực tiếp tại địa bàn diễn ra hoạt động truyền thông( nhà tiêu, giếng nước hợp vệ sinh)
- thực tế hóa được các mô hình bảo vệ môi trường
- Tạo được môi trường thâ thiện, gần gũi với người dân
- Có thể gặp khó khăn khi làm việc với cán bộ địa phương và người dân
-Tốn kém chi phí, thời gian

2.3  Nội dung ưu tiên
a.      Đối với người dân
-         Thông tin đưa tới người dân cần được rõ ràng, phù hợp với địa bàn sinh sống, đặc thù đối với từng khu dân cư.
-         Ngôn ngữ, hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm dân cư sinh sống của từng khu vực.
b.      Đối với công tác truyền thông
-         Cán bộ địa phương cần phối hợp chặt chẽ với người dân và tình nguyện viên khi tham gia các hoạt động truyền thông
-         Kinh phí thỏa đáng với các hoạt động truyền thông
-         Cán bộ tham gia cần phải có kĩ năng, được đào tạo bài bản về vấn đề cần truyền đạt.
c.      Đối với vấn đề truyền thông
-         Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường: Mô hình cấp nước tập trung
quy mô nhỏ, giếng nước hợp vệ sinh, sử dụng nước mưa, quản lý phân rác, quản lý hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y, quản lý dịch bệnh, quản lý môi trường làng nghề.
-         Các mô hình sản xuất bền vững: VAC, VACB, sản xuất rau, thịt an
toàn, mô hìn năng suất xanh, IPM, kiểm dịch thú y và thực vật.
-         Vệ sinh an toàn thực phẩm: 10 lời khuyên vàng dành cho người tiêu
dùng, 10 lời khuyên vàng dành cho người sản xuất – kinh doanh thực phẩm (theo tài liệu của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y Tế).
-         Tai biến môi trường: Lũ lụt, xói lở bờ sông các ổ dịch địa phương chưa
được tiêu diệt: Giun chỉ, sốt xuất huyết, sán lá gan, dịch hạch…
-         Giám sát vấn đề môi trường trong các chương trình dân số, văn hóa,
xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, thủy lợi…

C.    Phương pháp tiến hành nội dung

D.    Xác định các hoạt động chính
E.    Xác định văn phòng phẩm/ giáo cụ trực quan/ tài liệu cần sử dụng co từng hoạt động
F.     Phân bổ thời gian cho từng hoạt động
G.   Xác định người điều hành, hỗ trợ và tập huấn viên khác

Tổng số lượt xem trang