Tổng quan về Các Khoa Học Trái Đất KHOA HỌC TRÁI ĐẤT LÀ GÌ?


Tổng quan về Các Khoa Học Trái Đất KHOA HỌC TRÁI ĐẤT LÀ GÌ?
Các ngành khoa học thuộc Khoa Học Trái Đất? Các ngành khoa học trái đất rất đa dạng, về mặt lý thuyết lẫn ứng dụng nhằm xây dựng một sự hiểu biết định lượng về các yếu tố chính (hay còn gọi là các quyển) của Trái Đất và sự tương tác giữa chúng
1. Khí quyển học: Khí quyển học là ngành khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc và hành vi của khí quyển, hỗn hợp dạng khí xung quanh Trái Đất và chịu sức hút của Trái Đất, các quá trình vận động của khí quyển cũng như tương tác qua lại của khí quyển và các quyển khác như địa quyển, thủy quyển…
2. Địa chất học: Địa chất học là khoa học nghiên cứu hành tinh Trái Đất, các thành phần vật chất cấu tạo nên nó, các quá trình hình thành, biến đổi của các vật chất trong đó: đá, khoáng vật, sông suối, thung lũng, núi, khí hậu, sự sống... dưới góc độ các quá trình biến đổi vật lý, hóa học, sinh học. Đồng thời, Địa chất học nghiên cứu lịch sử phát triển của Trái Đất.
3. Môi trường học: Là ngành khoa học nghiên cứu các yếu tố xung quanh một thành phần cụ thể của Trái Đất và mối tương tác, ảnh hưởng qua lại (tất cả các thành phần xung quanh vật thể đó) thông thường đề cập đến phần vỏ trên cùng của Trái Đất, nơi chịu tác động mạnh nhất từ con người.
4. Địa vật lý: Địa vật lý là phương pháp nghiên cứu gián tiếp vô cùng hiệu quả cấu trúc sâu lẫn nông của Trái Đất thông qua các phép đo đạc vật lý và các mô hình toán học để khám phá và minh giải cấu trúc và động lực của Quả Đất rắn cùng với lớp vỏ lưu quyển bao quanh nó..
5. Địa Lý: Địa lý học là khoa học nghiên cứu tất cả các yếu tố bề mặt Trái Đất bao gồm các yếu tố tự nhiên và cả các yếu tố xã hội: sự tập trung và phân dị của các diện tích bề mặt; ảnh hưởng qua lại của các yếu tố nhân sinh đối với môi trường... Khoa học Địa lý tự nhiên và khoa học Địa chất cùng nghiên cứu về Trái Đất. Tuy nhiên, Khoa học Địa lý đề cập chủ yếu đến các yếu tố hình học của bề mặt Trái Đất trong khi Khoa Học Địa chất quan tâm nhiều hơn đến thành phần vật chất.
 6. Hải dương học: Là môn khoa học nghiên cứu về động lực các dòng biển, sóng biển, mối tương tác giữa biển và các lục địa, hệ sinh thái biển…. Nghiên cứu sự liên quan mật thiết giữa sự vận động của các đại dương với sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Một số đóng góp của ngành Khoa học Trái Đất? Vẽ lại bức tranh thế giới cổ đại: Khoa Học Trái Đất mô tả quá trình hình thành và vận động của vỏ trái đất từ cách đây 4-5 tỉ năm cho đến cấu tạo bình ổn hiện nay chứng minh sự hội tụ và di chuyển các mảng thạch quyển là nguyên nhân dẫn đến quá trình hình thành các hoạt động tạo núi, tạo sông, phát sinh núi lửa, động đất… Thế giới cổ đại đã từng có những loài sinh vật nào từng tồn tại – cá
Ở nước ngoài, vị trí của ngành Khoa học Trái đất là ở đâu so với các ngành khoa học khác? Còn ở Việt Nam thì sao? Một số ngành thuộc Khoa Học Trái Đất được đầu tư và khuyến khích phát tiển tương đối cao như các ngành thăm dò và khai thác khoáng sản, dầu khí, ngành công nghệ môi trường... Đối với các nước luôn bị đe dọa bởi thiên tai như Nhật Bản, Hoa Kỳ thì việc đầu tư cho ngành Khoa học Trái đất được đưa lên rất cao vì ứng dụng thực tiễn của nó trong việc dự báo, phòng chống và giảm thiểu thiên tai như động đất, núi lửa, bão lụt, sóng thần... Tại Việt Nam, ứng dụng của Khoa học Trái Đất vào thăm dò dầu khí và khoáng sản đang được đặt lên hàng đầu, tiếp sau đó là các ứng dụng trong việc dự báo bão lụt, hạn hán và một số các ứng dụng quan trọng khác trong việc sử dụng và qui hoạch đất đai trong nông nghiệp... Ở nước ta, các nhà nghiên cứu Khoa Học Trái Đất có thể làm những công việc gì? Ở Việt nam, các nhà nghiên cứu Khoa Học Trái Đất có thể làm các công việc nghiên cứu lý thuyết đến áp dụng thực tiễn ví dụ như nghiên cứu lịch sử phát triển của một vùng đất, khai thác thăm dò tài nguyên, dự báo về những thay đổi của tự nhiên trong tương lai hay có thể tham gia vào các hoạt động quản lí và hoạch định chính sách đất đai. Đặc biệt là khả năng hợp tác cùng nghiên cứu với các nhà nghiên cứu Khoa học Trái đất trên toàn thế giới đã giúp cho các nhà nghiên cứu Khoa Học Trái Đất ở Việt Nam có nhiều cơ hội làm việc và cộng tác hơn. Trong thời điểm đang thực thi công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển bền vững , thì việc sử dụng chất xám của các nhà nghiên cứu Khoa học trái đất đang rất cần thiết để phát triển và xây dựng đất nước. Những tố chất quan trọng để theo học ngành Khoa Học Trái đất? Đối với một ngành học, ngành nghiên cứu đều cần đến sự yêu thích và niềm say mê tìm hiểu, ngành Khoa học Trái Đất cần ở người học, nghiên cứu, làm việc tình yêu thiên nhiên, say mê tìm hiểu các hiện tượng diễn ra trên chính Trái Đất. Bên cạnh đó, ngành Khoa học về Trái đất là ngành khoa học tổng hợp nên nó đòi hỏi sự tổng hợp các kiến thức của các khoa học cơ bản khác như Toán học, Vật lý, Hóa học và Tin học... để phân tích và minh giải các vấn đề liên quan. Làm sao tôi có thể biết mình có năng khiếu về Khoa Học Trái Đất? Nếu bạn luôn tự đặt các câu hỏi "tại sao", “như thế nào” về những hiện tượng thiên nhiên luôn xảy ra xung quanh bạn như: đồi núi, sông ngòi đã được hình thành như thế nào, tại sao lại có những thiên tai, tại sao đá lại nhiều màu, những khoáng sản được tích tụ và phát hiện ra sao... thì bạn đã có thể khẳng định phần nào sự yêu thích và năng khiếu về Khoa học Trái Đất của bạn.. Từ chính niềm yêu thích tìm hiểu thiên nhiên này, cùng với kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội cần thiết (Toán học, Vật lý, Hóa học...) sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên. Khoa học Trái Đất.
Khoa học Trái đất. Thế giới tự nhiên phong phú và đa dạng vô cùng nên những gì học được trên giảng đường chỉ là một phần nhỏ trong hành trang kiến thức. Việc tổ chức đi thực tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường, có thể là đi thực tập ngoài thiên nhiên, thực tập tại các cơ quan, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu với các ngành, chuyên ngành tương ứng. Sinh viên cũng có thể chủ động liên hệ nơi thực tập. Tốt nghiệp các ngành Khoa học về Trái Đất, có thể làm gì và ở đâu? (Hướng nghiệp Khoa học Trái Đất?) * Nghiên cứu khoa học, giảng dạy các ngành, chuyên ngành thuộc Khoa học Trái Đất tại các trường Đại học có các ngành, chuyên ngành tương ứng. Công tác nghiên cứu khoa học tại các Trung tâm, các Viện nghiên cứu tương ứng trong cả nước. * Tìm kiếm, phát hiện, đánh giá, khai thác và giữ gìn các nguồn tài nguyên, giúp tăng trưởng kinh tế và đồng thời bảo vệ lợi ích lâu dài cho con người --> Tổng cục Dầu khí, các công ty khai thác khoáng sản và dầu khí, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (DGMV), Tổng cục quản lí tài nguyên nước, Tổng cục Du lịch… * Quy hoạch, quản lý và bảo vệ môi trường --> Bộ Tài nguyên thiên và môi trường và các Sở KHCN tại tỉnh, thành phố gồm: Cục bảo vệ môi trường (NEA) và các đơn vị trực thuộc, Tổng Cục Đo đạc và Bản đồ, Tổng cục Bảo vệ Môi trường, Tổng cục quản lí tài nguyên nước, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Tổng cục Địa chính, Tổng cục Du lịch, các công ty phát triển du lịch sinh thái... * Xây dựng và qui hoạch công trình, qui hoạch và phát triển đô thị, nông thôn: Tổng cục Đo đạc và Bản đồ; Sở Địa chính và các đơn vị trực thuộc; Vụ khảo sát thiết kế xây dựng - Bộ xây dựng và các đơn vị trực thuộc. * Nghiên cứu, dự báo, đánh giá các hiểm họa thiên nhiên: --> Cục phòng chống thiên tai và các đơn vị trực thuộc; Tổng cục Khí tượng thủy văn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (KTVN) và các trạm khí tượng phân vùng... Ngoài các ví dụ tổng quát trên, tốt nghiệp một ngành, chuyên ngành thuộc Khoa học Trái Đất có thể tìm các cơ hội công tác, làm việc tại rất nhiều đơn vị cơ quan, xí nghiệp với nhu cầu kiến thức tương ứng, ví dụ cử nhân chuyên ngành Ngọc học có thể làm việc tại bộ phận kiểm định đá quý thuộc một công ty vàng bạc và đá quý... Tốt nghiệp cử nhân ngành Sư phạm Địa lý có thể giảng dạy môn Địa lý tại các trường Phổ thông Cơ sở và Phổ thông Trung học Chọn khối thi nào để thi vào các ngành Khoa học về Trái Đất? Khoa học Trái đất có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, vì vậy có thể học các khối A, B, C, D tùy theo yêu cầu của mỗi chuyên ngành riêng. Ví dụ: để theo học ngành địa chất, môi trường phải thi khối A hoặc B; theo học ngành địa lí du lịch phải thi khối C, D... Các cơ sở đào tạo các ngành Khoa học về Trái Đất bậc cao đẳng và đại học ở Việt Nam? - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (Hanoi University of Science - Vietnam National University, Hanoi) với các ngành Địa lý, Địa chất, Địa chính, Địa kỹ thuật - Địa môi trường, Khí tượng - Thuỷ văn - Hải dương học, Thổ nhưỡng, Khoa học Môi trường, Công nghệ Môi trường.

Tổng số lượt xem trang