Thủ tục môi trường

Thủ tục môi trường là một trong những yếu tố căn bản cần thiết nhất đối với một doanh nghiệp dù mới được thành lập hay đã đi vào hoạt động. Để tuân thủ đúng những quy định của pháp luật về thủ tục môi trường, các cá nhân, tổ chức cần nắm bắt và cập nhật những Thông tư, Nghị định thường xuyên nhằm giúp quá trình hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn.
Xã hội càng phát triển, các vấn nạn về môi trường lại càng trở nên phức tạp. Trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, người ta đều chú trọng đến khâu bảo vệ môi trường để góp phần giảm thiểu những nguy hại từ ô nhiễm môi trường lên hệ sinh thái.
Khi quá trình công nghiệp hóa trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm, các nhà máy, xí nghiệp lại càng bị giám sát chặt chẽ hơn. Nhằm đảm bảo các đoàn thể, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc trách nhiệm về môi trường, bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra những Thông tư, Nghị định chặt chẽ các thủ tục môi trường trong quá trình thành lập doanh nghiệp.

Trước khi hoạt động

thu-tuc-moi-truong-can-thiet-khi-thanh-lap-doanh-nghiep
Trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần chuẩn bị hai hồ sơ chính:
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường: Áp dụng đối với những dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô không thuộc vào phụ lục II và IV của nghị định 18/2015/NĐ-CP.
2. Đánh giá tác động môi trường (EIA hay DTM): Đối tượng doanh nghiệp phải lập ĐTM được quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Hoạt động nhưng chưa có 2 hồ sơ trên

thu-tuc-moi-truong-can-thiet-khi-thanh-lap-doanh-nghiep
Nếu đã đi vào hoạt động những chưa chuẩn bị hai hồ sơ trên, tùy thuộc vào ngày thành lập và quy mô, doanh nghiệp cần bổ sung một trong hai đề án sau đây:
+Đề án BVMT đơn giản: Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
+Đề án BVMT chi tiết: được áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và được quy định cụ thể tại  Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

Trong quá trình hoạt động

thu-tuc-moi-truong-can-thiet-khi-thanh-lap-doanh-nghiep
Khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, việc cập nhật và thực hiện thường xuyên các thủ tục môi trường là điều hết sức cần thiết. Cụ thể, doanh nghiệp phải thực hiện được những điều sau để đảm bảo mức độ hoạt động hiệu quả:
Báo cáo giám sát chất lượng môi trường: Đây là một trong những yếu tố cơ bản mà bất cứ cơ sở sản xuất, kinh doanh hay cung cấp dịch vụ nào cũng phải thực hiện nếu thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay kế hoạch bảo vệ môi trường.
Hợp đồng xử lý chất thải sinh hoạt: Thiết lập hợp đồng xử lí chất thải sinh hoạt với công ty có chức năng thu gom và xử lý.
Hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp: Lập hợp đồng xử lí chất thải công nghiệp với công ty có chức năng thu gom và xử lý.
Đăng ký sổ chủ nguồn thải, hợp đồng xử lý và báo cáo quản lý chất thải nguy hại (CTNH): Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoặc cung cấp dịch vụ có hoạt động có phát sinh CTNH cần phải đăng kí sổ chủ nguồn thải, lập hợp đồng xử lí chất thải nguy hại và báo cáo quản lí CTNH định kì theo đúng quy trình của Bộ.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không cần thiết thực hiện bước này gồm:
  • Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm;
  • Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ;
  • Cơ sở dầu khí ngoài biển.
Xin cấp giấy phép và báo cáo khai thác nước ngầm: Khi có nhu cầu khai thác và sử dụng nước ngầm với các công trình khai thác nước ngầm có quy mô 10 m3/ ngày đêm và chiều sâu lớn hơn 20m, các doanh nghiệp cần xin cấp giấy phép và lập báo báo đầy đủ.
 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xin cấp giấy phép xả thải, báo cáo xả thải: Đối với các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh cần xây dựng hệ thống xử lí khí thải theo quy định khi có những hoạt động xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng lớn hơn 5 m3/ngày đêm, được quy định trong Nghị định  201/2013/NĐ. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải xin cấp giấy phép xả thải và lập báo cáo thường xuyên để đo lường mức độ thực hiện.
 Báo cáo kết quả thực hiện: Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần phải báo cáo kết quả công trình bảo vệ môi trường thường xuyên và cập nhật tình hình liên tục đúng theo quy định pháp luật.
Thủ tục môi trường là một trong những điều kiện cần thiết khi thành lập một doanh nghiệp. Những thủ tục này không chỉ giúp các cơ quan đánh giá và đo lường quy trình thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, mà còn là tiền đề giúp định hướng phát triển bền vững, lâu dài cho tổ chức và đoàn thể.

TƯ VẤN:


0985.674.519

Tổng số lượt xem trang