luận điểm thể hiện lập trường triết học duy tâm lịch sử

 

 

Điểm

Lời Phê Của Thầy Cô

 

 

 

Bài tập trắc nghiệm số 1

 1.Một học viên đã tóm tắt nội dung khái niệm tồn tại xã hội thành 4 điểm như sau:

a. Đó là một khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử .

b. Chỉ toàn bộ các yếu tố vật chất và tinh thần mà xã hội dựa vào để tồn tại và phát triển.

c. Bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất.

d. Trong đó phương thức sản xuất chi phối hoàn cảnh tự nhiên và dân số. Hãy phát hiện một điểm ghi sai nội dung.

 2. Có thể tóm tắt vai trò của tư liệu lao động trong sự phát triển xã hội thành 4 điểm sau đây:

a. Trình độ phát triển của tư liệu lao động, mà chủ yếu là công cụ lao động, là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người.

b. Là cơ sở xác định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

c. Là tiêu chí để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế.

d. Đối với mỗi thế hệ mới, những tư liệu lao động do thế hệ trước để lại trở thành điểm xuất phát của sự phát triển tương lai. Vì vậy, những tư liệu đó là cơ sở của sự gián đoạn trong lịch sử.

Hãy phát hiện một điểm tóm tắt sai nội dung.

3. Có thể tóm tắt nội dung của khái niệm quan hệ sản xuất thành 4 điểm sau đây:

a. Mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất được coi là quan hệ sản xuất.

b. Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội.

c. Tính vật chất của quan hệ sản xuất được biểu hiện ở chỗ chúng tồn tại phụ thuộc vào ý thức con người.

d. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế- xã hội. Hãy phát hiện một điểm tóm tắt sai nội dung.

 4.Có thể tóm tắt nội dung mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo các điểm sau đây:

a. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, tồn tại không tách rời nhau.

b. Tác động biện chứng giữa hai mặt đó tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất  với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất.

c. Đó là quy luật xã hội phổ biến chỉ trong tất cả các xã hội có đối kháng giai cấp.

d. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của quan  hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Hãy phát hiện một điểm tóm tắt sai nội dung.

 5. Có thể tóm tắt nội dung mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo các điểm sau đây:

a. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, tồn tại tách rời nhau.

b.Tác động biện chứng giữa hai mặt đó tạo thành quy luật về sự phù  hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất.

c. Đó là quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người.

d. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Hãy phát hiện một điểm  tóm tắt sai nội dung.

 

 

6. Cho 4 luận điểm sau đây:

a. "Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, đồng thời thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình".

b. "Trong tất cả những chuyển biến lịch sử thì chuyển biến về chính trị là chuyển biến quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của lịch sử".

c."Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử".

Hãy chỉ ra luận điểm thể hiện lập trường triết học duy tâm lịch sử.

7. Trong các lập luận sau đây hãy phát hiện một lập luận sai:

a. Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy

b. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.

c. Bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng dù là nhà nước, pháp luật, đảng phái hay triết học, đạo đức, v.v… đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.

d. Do đó bất kỳ hiện tượng nào trong kiến trúc thượng tầng cũng có thể được giải thích chỉ bằng những nguyên nhân kinh tế.

8. Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng theo mấy điểm sau đây:

a. Từ trong toàn bộ các quan hệ xã hội  hết sức phức tạp, C.Mác đã phân biệt những quan hệ vật chất tạo nên cơ sở hạ tầng của xã hội, với những quan hệ tư tưởng tinh thần tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội.

b. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

c. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của nó.

d.Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Nhưng không phải bất cứ sự biến đổi nào trong kiến trúc thượng tầng cũng được giải thích chỉ bằng những nguyên nhân kinh tế.

Hãy phát hiện một điểm tóm tắt thiếu nội dung.

 

9. C.Mác đã nhìn thấy động lực của lịch sử không phải là do một tinh thần thần bí nào, mà do hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của những quy luật khách quan, của những mâu thuẫn bên trong của mỗi hình thái kinh tế- xã hội. Cụ thể là:

a. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất.

b. Mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng tương ứng.

c. Mâu thuẫn giữa cải tiến sản xuất với nhu cầu xã hội không ngừng tăng lên.

d. Mâu thuẫn giữa các giai cấp bị bóc lột với giai cấp bóc lột trong các xã hội có giai cấp đối kháng.

e. Mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.

Hãy xác định, trong các mâu thuẫn kể trên, mâu thuẫn nào là động lực cơ bản và thường xuyên của các xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

10. Trong một hình thái kinh tế - xã hội, lực lượng sản xuất có các vai trò sau đây:

a. Là nền tảng vật chất- kỹ thuật của xã hội.

b. Là nhân tố, xét đến cùng, quyết định sự hình thành và phát triển của mọi xã hội.

c. Thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người.

d. Tiêu biểu cho bộ mặt của xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển .

Hãy chỉ ra một vai trò bị viết sai.

 

Tổng số lượt xem trang