Câu 1 Phân tích quan điểm triết học phật giáo ( Ấn Độ Cổ Đại) về vấn đề Nhân Sinh Quan.
Câu 2 Phân
tích nội dung liên hệ về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
của nguyên lý này Anh Chị phân tích nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu
hiện nay.
Bài
Làm:
Câu 1 Phân
tích quan điểm triết học phật giáo ( Ấn Độ Cổ Đại) về vấn đề Nhân Sinh Quan.
Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện
tượng trong vũ trụ ( chư pháp ) là vô thuỷ, vô chung (vô cùng, vô tận). Tất cả
thế giới đều ở quá trình biến đổi liên tục (vô thường ) không có một vị thần
nào sáng tạo ra vạn vật cả. Tất cả các Pháp đều thuộc về một giới ( vạn vật đều
nằm trong vũ trụ) gọi là Pháp giới. Mỗi một pháp ( mỗi một sự việc hiện tượng,
hay một lớp sự việc hiện tượng) đều ảnh hưởng đến toàn Pháp. Như vậy các sự
vật, hiện tượng hay các quá trình của thế giới là luôn luôn tồn tại trong mối
liên hệ, tác động qua lại và qui định lẫn nhau.
Tác phẩm “ thanh dung thực luận” của kinh
phật viết rằng: “ Có người cố chấp là có Đại tự nhiên là bản thể chân thực bao
khắp cả, lúc nào cũng thường định ra chư pháp, đạo Phật cho rằng toàn bộ chư
pháp đều chi chi phối bởi luật nhân quả, biến hoá vô thường, không có cái bản
ngã cố định, không có cái thực thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh viễn
cả. Tất cả đều theo luật nhân quả biến đổi không ngừng và chỉ có sự biến hoá ấy
là thường còn (vĩnh viễn). Cái nhân nhờ có cái duyên mới sinh ra được mà thành
quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại thành quả. Quả lại
nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành quả mới
... Cứ thế nối nhau vô cùng vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài, cứ sinh
sinh, hoá hoá mãi.
Như vậy ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra
mục đích giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học một cách biện chứng và duy vật.
Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của các “đấng tối cao” của
“Thượng đế” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan và không do vị
thần nào sáng tạo ra cả. Cái bản thể ấy chính là sự thường hằng trong vận động
của vũ trụ, là muôn ngàn hình thức của vạn vật trong vận động, nó có mặt trong
vạn vật nhưng nó không dừng lại ở bất kỳ hình thức nào. Nó muôn hình vạn trạng
nhưng lại tuân hành nghiêm ngặt theo luật nhân quả.
Do qui luật nhân quả mà vạn vật ở trong
quá trình biến đổi không ngừng, thành, trụ, hoại, diệt ( sinh thành, biến đổi,
tồn tại, tan rã và diệt vong). Quá trình đó phổ biến khắp vạn vật, trong
vũ trụ, nó là phương thức thay đổi chất lượng của sự vật và hiện tượng.
Phật giáo trong quá trình giải thích sự
biến hoá vô thường của vạn vật, đã xây dựng nền thuyết “ nhân duyên”. trong
thuyết “nhân duyên” có ba khái niệm chủ yếu là Nhân, Quả và Duyên.
- Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay
nhiều kết quả nào đó, được gọi là Nhân.
- Cái gì tập lại từ Nhân được gọi là Quả.
- Duyên: Là điều kiện, mối liên hệ, giúp
Nhân tạo ra Quả. Duyên không phải là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự
tương hợp, điều kiện để giúp cho sự biến chuyển của vạn Pháp.
Ví dụ hạt lúa là cái quả của cây lúa đã
thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành. Lúa muốn thành cây lúa có bông
lại phải nhờ có điều kiện và những mối liên hệ thích hợp như đất, nước, không
khí, ánh sáng. Những yếu tố đó chính là Duyên.
Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích
về nguyên nhân biến hoá vô thường của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện đại
tới tương lại. Phật giáo đã trình bày thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên” ( mười hai
quan hệ nhân duyên) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền
sinh, một cách tất yếu của sự liên kết nghiệp quả.
+ Vô minh: ( là cái không sáng suốt, mông
muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ).
+ Hành: ( là suy nghĩ mà hành động, do
hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái nghiệp, cái nếp. Do hành động mà có
thức ấy là hành làm quả cho vô minh và là nhân cho Thức).
+ Thức: ( Là
ý thức là biết. Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và làm nhân
cho Danh sắc).
+ Danh sắc: (
Là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta. Do danh
sắc mà có Lục xứ, ấy danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ).
+ Lục xứ hay
lục nhập: ( Là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức. Đã
có hình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật. Do Lục nhập mà có
xúc - tiếp xúc. ấy là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc.)
+ Xúc: ( Là
tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên cmở rộng xúc, cảm
giác. Do xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho Thụ.)
+ Thụ: (Là
tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngoài tác động vào mình. Do thụ mà có
ái. ấy là thụ làm quả cho Xúc và làm nhân cho ái.)
+ Ái: (Là
yêu, khát vọng, mong muốn, thích. Do ái mà có Thủ. Do ấy, ái làm quả cho
Thụ và làm nhân cho Thủ.)
+ Thủ: ( Là
lấy, chiếm đoạt cho minh. Do thủ mà có Hữu. Do vậy mà Thủ làm quả cho ái và làm
nhân cho Hữu.)
+ Hữu: ( Là
tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp. Do Hữu mà có sinh,
do đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân của Sinh).
+ Sinh: (
Hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh. Do
sinh mà có Tử, ấy là sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Tử).
+ Lão tử: (
Là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết -
sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng
linh hồn vẫn ở trong vòng vô minh. Cho nên lại mang cái nghiệp rơi vào vòng
luân hồi ( khổ não).
Thập nhị nhân
duyên như nước chảy kế tiếp nhau không bao giờ cạn, không bao giờ ngừng, nên
đạo Phật là Duyên Hà. Các nhân duyên tự tập nhau lại mà sinh mãi mãi gọ là
Duyên hà mãn. Đoạn này do các duyên mà làm quả cho đoạn trước, rồi lại do các
duyên mà làm nhân cho đoạn sau. Bởi 12 nhân Duyên mà vạn vật cứ sinh hoá vô
thường.
- Mối quan hệ
Nhân - Duyên là mối quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa vạn
vật. Mối quan hệ đó bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ,
không tính đến sự giản đơn hay phức tạp. Một hạt cát nhỏ được tạo thành trong
mối quan hệ nhân quả của toàn vũ trụ. Cả vũ trụ hoà hơp tạo nên nó. Cũng như nó
hoà hợp tạo nên cả vũ trụ bao la. Trong một có tất cả trong tất cả có một. Do
nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, Duyên tan thì diệt.
Vạn vật sinh
hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau mà ra. Nên vạn vật chỉ
tồn tại ở dạng tương đối, trong dòng biến hoá vô tận vô thường vô thực thể, vô
bản ngã, chỉ là hư ảo. Chỉ có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn sự theo nhân
duyên là thường còn không thay đổi.
Do vậy toàn
bộ thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ cũng chỉ là dòng biến hoá
hư ảo vô cùng, không có gì là thường định, là thực, là không thực có sinh, có
diệt, có người, có mình, có cảnh, có vật, có không gian, có thời gian. Đó chính
là cái chân lý cho ta thấy được cái chân thế tuyệt đối của vũ trụ. Thấy được
điều đó gọi là “ chân như” là đạt tới cõi hạnh phúc, cực lạc, không sinh, không
diệt, niết bàn.
Thế giới của
chúng sinh (loài người) cũng do nhân duyên kết hợp mà thành. Đó là sự kết hợp
của hai thành phần: Phần sinh lý và phần tâm lý.
- Cái tôi
sinh lý tức là thể xác, hình chất với yếu tố “ sắc” (địa, thuỷ, hoá, phong) tức
là cái cảm giác được.
- Cái tôi tâm
lý (tinh thần) linh hồn tức là “tâm” với 4 yếu tố chỉ có tên gọi mà không có
hình chất gọi là “ Danh”.
Trong “Sắc’
gồm những cái nhìn thấy được cũng như những thứ không nhìn thấy được nếu nó nằm
trong quá trình biến đổi của “sắc” gọi là “vô biến sắc” như vật chất chuyển hoá
thành năng lượng chẳng hạn.
Bốn yếu tố do
nhân duyên tạo thành phần tâm lý (tinh thần) của con người là:
+ Thụ: Những
cảm giác, cảm thụ về khổ hay sướng, đưa đến sự xúc chạm lĩnh hội thân hay tâm.
+ Tưởng: Suy
nghĩ, tư tưởng.
+ Hành: ý
muốn thúc đẩy hành động.
+ Thức: Nhận
thức, phân biệt đối tượng tâm lý ta là ta.
Hai thành
phần tạo nên từ ngũ uẩn do Nhân - Duyên tạo thành mỗi sinh vật cụ thể có danh
và có sắc. Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta. Duyên tan ngũ uẩn thì là diệt. Quá
trình hợp tan ngũ uẩn do Nhân - Duyên là vô cùng tận.
- Các yếu tố
của ngũ uẩn cũng luôn luôn biến hoá theo qui luật nhân hoá không ngừng không
nghỉ, nên mọi sinh vật cũng chỉ là vụt mất, vụt còn. Không có sự vật riêng
biệt, cố định, không có cái tôi, cái tôi hôm qua không còn là cái tôi hôm nay.
Kinh Phật có đoạn viết “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc là
không, không là sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế”.
Như vậy thế
giới là biến ảo vô thường, vô định. Chỉ có những cái đó mới là chân thực, vĩnh viễn, thường hằng. Nếu
không nhận thức được nó thì con người sẽ lầm tưởng ta tồn tại mãi mãi,
cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta. Do đó, mà con người cứ khát ái,
tham dục cứ mong muốn và hành động chiếm đoạt tạo ra kết quả mà kết quả đó có
thể tốt, có thể xấu gây nên nghiệp báo, rơi vào bể khổ triền miên không bao giờ
dứt.
Sở dĩ có nỗi khổ là do qui định của Luật
nhân quả. Vì thế mà ta không thấy được cái luật nhân bản của mình (bản thể chân
thực). Khi đã mắc vào sự chi phối của Luật Nhân - Duyên, thì phải chịu nghiệp
báo và kiếp luân hồi, luân chuyển tuần hoàn không ngừng, không dứt.
Triết học Phật giáo đã có phép biện chứng
sắc sảo, đã nhìn thấy sự vận động, biến đổi của thế giới hiện tượng với khái
niệm vô thường, đã vẽ lên một thế giới sinh động, đa dạng trong tính biến đổi
tương đối. Tuy nhiên, triết học Phật giáo đã tác rời và cô lập hoàn toàn trạng
thái đứng im, bất biến (chân không) với sự vận động, biến đổi (thế giới hiện
tượng). Sự tách rời này làm mất đi sức sống, tính chân thực của vận động.
Triết học Phật giáo đã tìm thấy sự đối lập
của các mặt trong sự đồng nhất của chúng, vạch ra được những mâu thuẩn nội tại
của chúng như: bản thể tuyệt đối và thế giới hiện tượng, ý thức và vô thức,
Niết bàn và vô minh, tự ngã và vô ngã, tam sai biệt và tâm tĩnh lặng… Song Phật
giáo đã nhấn mạnh tính đồng nhất của chúng và coi sự đối lập chỉ là trạng thái
biến thể của sự thống nhất mà thôi.
Phật giáo cũng có tư tưởng về quy luật chi
phối thế giới con người đó là luật nhân quả. Song những quy luật được nhấn mạnh
thái quá ơ bình diện đạo đức, tâm lý thiếu tính hiện thực và mang đậm màu sắc
thần bí. Tóm lại biện chứng ở triết học Phật giáo là phép biện chứng tự phát,
chưa hoàn chỉnh và chưa thoát khỏi hệ thống duy tâm, nên nó còn mang
nhiều ý nghĩa tiêu cực hơn là tích cực. Nhưng rõ ràng phép biện chứng ở Phật
giáo đã là một bước phát triển cao hơn tư duy triết học của các trường phái
khác ở Ấn Độ cổ đại.
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập
trung trong thuyết “Tứ Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary Arya Satya) tức
là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được Tứ diệu đế là:
·
Khổ đế:
Chân lí về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không
trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ. Phật xác nhận đặc tướng của cuộc
đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Có 8 nỗi
khổ là : sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau
phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong
muốn mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người).
Như vây, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ
về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý về bản chất.
Về phương triết học, khổ đau là một thực tại như thực đối với con người. khổ đế
là một chân lý khách quan hiện thực. khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng
lọat nhân duyên được tạo tác từ tâm thức. Như vậy tri nhân thực tại là một cách
trực tiếp đi vào soi sáng mọi hình thái khổ đau của con người. Để thấu hiểu
triệt để cái căn nguyên của khổ đau, con người không thể dừng lại ở sự thật của
đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, mà phải đi vào soi sáng cái bản chất nội tại
của nó.
Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối. Do
đó, con người ở đâu, làm gì cũng khổ. Cuộc đời là đau khổ không còn tồn tại nào
khác. Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới.
Phật ví sự khổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn
nước biển”.
·
Nhân đế (hay Tập đế):
là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ. “Tập” là tụ hợp,
kết tập lại. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả
mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc của
luân hồi. Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là
do “thập nhị nhân duyên”, tức 12 nhân duyên tạo ra chu
trình khép kín trong mỗi con người. 12 nhân duyên gồm:
1. Vô minh (không sáng suốt): đồng nghĩa với mê
tối, ít hiểu biết, không sáng suốt. Không hiểu được đời là bể khổ, không tìm ra
nguyên nhân và con đường thoát khổ. Trong mười hai nhân duyên, vô minh là căn
bản. Nếu không thấu hiểu Tứ diệu đế cũng được gọi là Vô minh.
2. Duyên hành: là ý muốn thúc đẩy hành động.
3. Duyên thức: tâm từ trong sáng trở nên u tối.
4. Duyên danh sắc: sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh
thần sinh ra các cơ quan cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức).
5. Duyên lục nhập: là quá trình xâm nhập của thế giới xung
quanh vào các giác quan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra sáu cửa là: nhãn, nhĩ,
tỳ, thiệt, thân để thiêu hủy, đón nhận.
6. Duyên xúc: là sự tiếp xúc của thế giới xung quanh
sinh ra cảm giác. Đó là sắc, thinh, hương vị, xúc và pháp khi tiếp xúc, đụng
chạm vào.
7. Duyên thụ: là sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới
bên ngoài tiếp xúc với lục căn sinh ra cảm giác.
8. Duyên ái: là yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọng
trước sự tác động của thế giới bên ngoài.
9. Duyên thủ: do yêu thích quyến luyến, không chịu xa
lìa, rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy không chịu buông ra.
10. Duyên hữu: cố để dành, tồn tại để tận hưởng cái đã
chiếm đoạt được.
11. Duyên sinh: sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12. Duyên lão tử: khi đã sinh thì xác thân phải tiêu
hoại mỏi mòn, trẻ rồi già, ốm đau rồi chết.
Thập nhị nhân duyên có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nhìn chung đều
cho rằng chúng có quan hệ mật thiết với nhau, cái này là nhân, làm duyên cho
cái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời là nhân cho cái sau. Cũng có
lời giải thích là 12 yếu tố tích luỹ đưa đến cái khổ sinh tử hiện tại mà yếu tố
căn đế là ái và thủ, nghĩa là tham lam, ích kỷ, còn gọi là ngã chấp. Mười hai
nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau
nhân loại.
Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê không
thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô
thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong
chúng. Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng
mình. Hay nói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà
có khổ hay không. Nếu không bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kỹ hay phiền não
khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc.
·
Diệt đế:
là chân lý về diệt khổ. Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ điều có thể tiêu
diệt được để đạt tới trạng thái “niết bàn”. Một khi gốc của mọi tham ái được
tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt. muốn diệt khổ phải đi ngược lại
12 nhân duyên, bắt đầu từ diệt trừ vô minh.
Vô minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng, hiểu rõ được bản chất tồn tại,
thực tướng của vũ trụ là con người, không còn tham dục và kéo theo những hành
động tạo nghiệp nữa, tức là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nói cách khác
diệt trừ được vô minh, tham dục thì hoạt động ngũ uẩn dừng lại, tu đến niết
bàn, tịch diệt khi ấy mới hết luân hồi sinh tử.
Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp
thủ, thì những nỗi lo âu, sợi hải, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên
thanh thản, đầu óc tĩnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn,
rộng lượng hơn. Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí không bị
chi phối bởi những tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị nung núng bởi các ngọn lửa
phiền muộn, lo lắng sợ hải mà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả
năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm được
chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn với mọi người xung quanh rộng lượng và bao
dung hơn. Tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, vô minh đến mức độ nào thì đời
sống của bạn sẽ tăng phần hạnh phúc đến mức độ ấy.
·
Ðạo đế:
là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Đây là con đường tu đạo để
hoàn thiện đạo đức cá nhân. Khổ được giải thích là xuất phát Thập nhị nhân
duyên, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng
sinh tử. Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ niết
bàn. Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát
chính đạo”. Bát chính đạo bao gồm:
1.Chính kiến: hiểu biết đúng đắn và gìn giữ một quan
niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
2.Chính tư duy: suy nghĩ luôn có một mục đích đúng đắn,
suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
3.Chính ngữ: nói năng phải đúng đắn, không nói dối hay
nói phù phiếm.
4.Chính nghiệp: giữ nghiệp đúng đắn, tránh phạm giới
luật, không làm việc xấu, nên làm việc thiện.
5.Chính mệnh: giữ ngăn dục vọng đúng đắn, tránh các nghề
nghiệp liên quan đến sát sinh.
6.Chính tinh tiến: cố gắng nổ lực đúng hướng không biết
mệt mỏi để phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
7.Chính niệm: tâm niệm luôn tin tưởng vững chắc vào sự
giải thoát, luôn tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý.
8.Chính định: kiên định, tập trung tư tưởng cao độ suy
nghĩ về tứ điệu đế, vô ngã, vô thường, tâm ý đạt bốn định xuất thế gian .
Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ vô minh,
đạt tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng
suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi.
Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra 5 đều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con
người và xã hội. Chúng bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (không dâm
dục), bất vọng ngữ (không nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu
trà) và bất đạo (không trộm cướp).
Như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư
tưởng biện chứng của thế giới. Phật giáo khuyên con người suy nghỉ thiện và làm
việc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Tuy nhiên trong triết lý
nhân sinh và con đường giải phóng của phật giáo vẫn mang nặng tính chất bi quan
không tưởng và duy tâm về xã hội. Và những tư tưởng xã hội phật giáo đã
phản ánh thực trạng xã hội đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ – trung đại
và nêu lên ước vọng giải thoát nổi bi kịch cho con người lúc đó. Phật giáo cũng
nói lên được tự do bình đẳng trong xã hội nhưng triết lý nhân sinh vẫn còn mang
nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội.
Câu 2 Phân
tích nội dung liên hệ về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
của nguyên lý này Anh Chị phân tích nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu
hiện nay.
a)
Khái
niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Trong
phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố
của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến
dùng để chỉ tính phổ biển của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của
thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật,
hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối
liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng
nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập,
lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện
tượng, v.v..
Như
vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc
thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Đồng
thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ
đặc thù là sự thế hiện những môi liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất
định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phố biến đó tạo nên unh thống nhất
trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối
liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
b) Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ
biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ.
- Tính khách quan của các mối liên hệ Theo quan điểm biện
chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có
tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn
nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của
nó, tôn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có
thể nhận thức và vận dụng các môi liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của
mình.
- Tinh phổ biến của các mối liên hệ
Theo điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay
quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá
trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải
là một cấu trúc hệ thông, bao gồm những yếu tố cấu thành với những môi liên hệ
bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là mọt hệ thống, hơn nữa
là hệ thống mở, tồn tại trong môi liên ne với hệ thống khác, tương tác và làm
biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác không chỉ khăng định tính
khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú,
đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các quan Lênin mối
liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều
có những mối liên hệ cụ thể.
khác nhau, giữ Vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và
phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện
tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau
trong quá trình vẫn động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những
tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị
trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện
tượng nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là các mối liên hệ bên
trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, liên hệ chủ yếu và thứ
yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, v.v. của mọi sự vật, hiện tượng trong
thế giới. 6 Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao
hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở
các mối liên hệ đặc thù mỗi mối trong sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ
thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
c)
Ý
nghĩa phương pháp luận
Từ tính khách quan và phố biến của các mối liên hệ đã cho thấy
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần
phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các
bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự
tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các Sự vật, hiện tượng khác.
Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có
hiệu quả các quan.
vấn
đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm
phiến diện, siêu hình trong nhận hiểu được sự vật, cần thức và thực tiễn.
V.I.Lênin cho rằng: "Muốn thực sự phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả
các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật
đó"!. - Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì
đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống
trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối
tượng nhận thức và tình huông phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải
Xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những
tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả
trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn
không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn
phải tránh và khắc trung, ngụy biện. phục quan điểm chiết trung nguỵ biện.
Vận dụng ý nghĩa phương
pháp luận của nguyên lý này Anh Chị phân tích nguyên nhân của biến đổi khí hậu
toàn cầu hiện nay.
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu
Nắm rõ các biểu hiện
của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như biến đổi khí hậu Việt Nam sẽ giúp mỗi
người dân tự ý thức được mức độ nguy hiểm của vấn đề đang xảy ra, chứ không
phải chỉ là trên giả thuyết.
Biểu hiện của biến đổi
khí hậu toàn cầu
Nhiệt độ trung bình
toàn cầu tăng cao
Tình hình biến đổi khí
hậu toàn cầu hiện nay ngày càng chuyển biến theo chiều hướng xấu, điển hình là
sự nóng lên trái đất Nói cách khác, nhiệt độ trung bình ngày càng tăng cao do
sự nóng lên của bầu khí quyển chính là một trong những biểu hiện của biến đổi
khí hậu toàn cầu.
Phát biểu về vấn đề
biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vào ngày 23/9/2019, chuyên viên khoa học cấp
cao của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) – ông Omar Baddour cho biết, nhiệt độ
trung bình toàn cầu đang trên đà chạm mức tăng ít nhất từ 1.2 – 1.3 °C so với
mức của thời kỳ tiền công nghiệp trong 5 năm tới.
WMO cũng cho biết
thêm, trong giai đoạn 2015 – 2019 nhiệt độ trung bình toàn cầu có xu hướng cao
kỷ lục, cao hơn 0.2 °C so với giai đoạn từ năm 2011 – 2015. Dự đoán tốc độ tăng
nhiệt sẽ không dừng lại, trái đất sẽ tiếp tục nóng lên.
Hạn hán xuất hiện
nhiều nơi trên Trái Đất
Biểu hiện biến đổi khí
hậu trên Trái Đất tiếp theo là hạn hán ngày càng gia tăng ở nhiều vùng, miền
trên thế giới. Đây chính là thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu rất nguy hiểm,
đe dọa sự sống của con người và sinh vật.
Kể từ năm 1970, diện
tích chịu sự ảnh hưởng của hạn hán ngày càng gia tăng. Biểu hiện của hiện tượng
biến đổi khí hậu toàn cầu này dễ dàng nhận thấy nhất ở các nước khu vực Châu
Âu, phía Tây của Hoa Kỳ và Châu Úc.
Lượng mưa tăng giảm
thất thường
Trái ngược với hạn hán
thì lượng mưa gia tăng và thay đổi thất thường cũng chính là biểu hiện biến đổi
khí hậu trên thế giới mà quý khách nên bổ sung thêm vào kho tàng kiến thức của
mình ngay hôm nay.
Theo đó, thay vì mưa
theo quy luật vào một số mùa nhất định trong năm thì hiện nay thường xuất hiện
những cơn mưa lớn trái mùa ở nhiều khu vực trên thế giới. Thống kế từ 1900 –
2005, tại các khu vực phía Bắc vĩ độ 30°N lượng mưa có xu hướng gia tăng gây lũ
lụt, trong khi đó lượng mưa vùng nhiệt đới lại có xu hướng giảm khiến nguồn
nước tưới tiêu khan hiếm.
Mực nước biển dâng
cao, axit hóa đại dương
Biến đổi khí hậu
nguyên nhân và biểu hiện mực nước biển dâng cao là do nhiệt độ tăng cao và băng
tan khiến nước bị giãn nở. Theo nguồn thông tin chính thống của NASA, dự đoán
đến năm 2100, mực nước có khả năng dâng cao thêm 0.3 – 1.2m.
Bên cạnh đó, sự phát
thải khí CO2 của con người vào tầng khí quyển cũng khiến lượng CO2 bị hấp thụ ở
đại dương tăng dẫn đến hiện tượng axit hóa đại dương. Hiện nay, mỗi năm tỷ lệ
CO2 bị hấp thụ vào đại dương tăng 2 tỷ tấn.
Liên tục xuất hiện các
hiện tượng thời tiết cực đoan
Thêm một biểu hiện của
biến đổi khí hậu toàn cầu điển hình nữa, đó là sự xuất hiện các hiện tượng thời
tiết cực đoan. Có thể là sự gia tăng đột biến về cả số lượng và cường độ của
những cơn bão lớn, mưa đá, lốc xoáy, hiện tượng EL Nino … mỗi năm. Bắc Băng
Dương, Ấn Độ Dương và các khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương … là những trọng điểm
quý khách có thể nhìn thấy rõ nét nhất những hiện tượng thời tiết cực đoan
khiến toàn thế giới hoang mang, lo sợ.
Các nguyên nhân gây
biến đổi khí hậu toàn cầu:
Nguyên nhân dẫn đến
biến đổi khí hậu toàn cầu có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Bao gồm:
Quỹ đạo Trái đất thay
đổi
Trái Đất tự quanh
quanh Mặt Trăng và quay xung quanh trục của nó nghiêng một góc 23.5 độ. Bất kỳ
sự thay đổi nào ở các tham số quỹ đạo Trái Đất đều là nguyên nhân biến đổi khí
hậu toàn cầu.
Tuy nhiên, sự thay đổi
chuyển động Trái Đất diễn ra khá chậm chạp, cụ thể sự thay đổi độ lệch tâm có
chu kỳ lên đến 96.000 năm, độ nghiêng trục dao động khoảng 41.000 năm, tiến
động của trục Trái Đất khoảng 19.000 – 23.000 năm.
Thay đổi dòng hải lưu
ở đại dương
Biến đổi khí hậu nước
biển dâng là một trong những biểu hiện điển hình, bởi đại dương là nền tảng
quan trọng của hệ thống khí hậu, dòng hải lưu giữ vai trò vận chuyển một lượng
lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Do đó, sự thay đổi trong lưu thông ở dòng hải
lưu trong đại dương cũng chính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sự thay đổi về phát xạ
của mặt trời và hấp thụ bức xạ của trái đất
Thêm một nguyên nhân
của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu nữa, đó là sự thay đổi phát xạ của
mặt trời và sự hấp thụ bức xạ của trái đất. Theo đó, phát xạ của mặt trời yếu
đi sẽ gây ra băng hà, còn phát xạ mặt trời mãnh liệt dẫn đến khí hậu khô và
nóng trên bề mặt trái đất. Cùng với đó, các vết đen trên mặt trời sẽ làm cường
độ bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, dẫn đến thay đổi về khí hậu.
Do các hoạt động địa
chất, phun trào núi lửa
Qua các thời kỳ địa
chất do quá trình kiến tạo, phun trào núi lửa, sự trôi dạt của các lục địa … bề
mặt Trái Đất cũng sẽ bị biến dạng, dẫn đến thay đổi trong phân bố lục địa – đại
dương, Khi hình thái bề mặt Trái Đất thay đổi thì sự phân bố bức xạ mặt trời và
cân bằng nhiệt cũng biến đổi.
Bên cạnh đó, khí và
tro được tạo ra khi núi lửa phun trào vào khí quyển có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến khí hậu trong nhiều năm. Đồng thời, các SOL khí do núi lửa phản chiếu bức
xạ mặt trời trở lại vào không gian cũng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt Trái Đất.
Những tác động của con
người
Bên cạnh 4 nguyên nhân
dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu khách quan ở trên thì còn có nguyên nhân chủ
quan do những tác động tiêu cực của con người đối với môi trường. Bởi vì, ô
nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu có mối liên quan mật thiết.
Cụ thể, đó là tất cả
những hoạt động phát thải quá mức các khí nhà kính như CO2, CH4, N2O, HFCs,
PFCs … vào bầu khí quyển khiến trái đất nóng lên và bị thay đổi khí hậu do hiện
tượng hiệu ứng nhà kính.
Mặt khác, rừng và biến
đổi khí hậu cũng có mối liên kết với nhau. Nạn chặt phá rừng, đốt rừng cũng là
nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Lý do, rừng
chính là “Lá phổi xanh” của Trái Đất, có tác dụng hấp thụ CO2.
Đặc biệt, trong thời
kỳ tiền công nghiệp, con người đã sử dụng rất nhiều nguồn nhiên liệu hóa thạch
(than, dầu, khí đốt) vì thế tốc độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gia tăng
mạnh, khiến trái đất ngày một nóng hơn.
Đến năm 2011, nồng độ
khí nhà kính tăng 40% ppb, CH4 (metan) tăng 150% và N2O tăng 20% so với thời kỳ
tiền công nghiệp. Đây là mức tăng khủng khiếp chưa từng có trong suốt 22.000
năm qua.
Đề xuất một số biện
pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu
Gây ra rất nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho nhân loại nên biến đổi khí hậu và cách khắc phục luôn là
mối quan tâm hàng đầu của những người dân gương mẫu. Sau đây Thanh Bình xin
được đề xuất một số biện pháp ngăn chặn, phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu
để quý khách cùng tham khảo.
Bảo vệ rừng, tích cực
trồng cây xanh
Rừng và biến đổi khí
hậu có ảnh hưởng qua lại, nếu hệ sinh thái rừng bị suy thoái thì sẽ gia tăng
tình trạng ô nhiễm môi trường vì không còn “lá phổi xanh” để hấp thụ khí CO2 c
– một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu khiến trái đất ngày
càng nóng lên.
Chính vì thế, bảo vệ
rừng và trồng thêm cây xanh có khả năng hấp thụ CO2 cao là giải pháp ứng phó,
khắc phục và chống biến đổi khí hậu toàn cầu mà mỗi người dân, mỗi quốc gia
trên thế giới đều phải nghiêm túc thực hiện.
Hạn chế sử dụng các
nhiên liệu hóa thạch
Biện pháp khắc phục
biến đổi khí hậu toàn cầu thứ hai là hạn chế tối đa việc sử dụng các loại nhiên
liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, đá phiến, khí đốt. Bởi vì đây là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến phát tán các chất gây hiệu ứng nhà kính và biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Khai thác các nguồn
năng lượng sạch
Sử dụng năng lượng
sạch là cách khắc phục và cũng là biện pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu đe
dọa sự sống còn của toàn thể nhân loại. Năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng thủy triều … là những nguồn năng lượng từ thiên nhiên, vô cùng thân
thiện với môi trường sống của trái đất.
Liên tục cập nhật
thông tin về biến đổi khí hậu
Cập nhật thường xuyên
các thông tin về biến đổi khí hậu là biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
toàn cầu một cách chủ động. Quý khách có thể tìm hiểu về những chính sách biến
đổi khí hậu ở địa phương, quốc gia mình đang sinh sống hoặc theo dõi các cuộc
họp bảo vệ môi trường mang tính quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí
hậu, hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Thực hiện chính sách
tiết kiệm điện
Thêm một biện pháp để
ứng phó, giảm nhẹ biến đổi khí hậu mà ai trong số chúng ta cũng đều làm được.
Theo đó, quý khách có thể sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời vào ban ngày thay vì
dùng điện để thắp sáng, khi ra khỏi phòng nên tắt các thiết bị đang chạy bằng
điện, sử dụng đèn compact thay vì đèn neon và đèn sợi đốt.
Chuyển đổi mô hình
trồng trọt, chăn nuôi
Còn đây là cách khắc
phục, phòng chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các nước có nền nông nghiệp
lúa nước vô cùng thông minh. Chúng ta có thể thay các loại cây trồng dài hạn
bằng cây trồng ngắn hạn để tránh bão lũ, sử dụng nhóm cây có khả năng chịu mặn,
chịu phèn tốt.
Trong chăn nuôi, quý
khách nên xây dựng hầm biogas cải tiến, hầm cầu tự hoại để ngăn chặn phân thải
xả trực tiếp ra môi trường làm khí gây hiệu ứng nhà kính gia tăng, dẫn đến
những biến đổi khí hậu khôn lường.
Ưu tiên mua các thiết
bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng
Đây cũng là cách ứng
phó với biến đổi khí hậu hữu hiệu. Ví dụ, khi sử dụng một chiếc tủ lạnh có dán
nhãn tiết kiệm năng lượng nghĩa là quý khách đã giảm được gần một nửa tấn khí CO2
mỗi năm so với việc sử dụng một chiếc tủ lạnh thông thường.
Làm việc gần nhà và
dùng phương tiện giao thông công cộng
Nếu làm việc gần nhà,
quý khách có thể đi bộ hoặc đi xe đạp thay vì di chuyển bằng xe máy, ô tô nên
sẽ hạn chế tối đa việc phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp làm
việc xa nhà thì chọn các phương tiện giao thông công cộng để lưu thông cũng là
biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cần tuyên dương.
Cải tạo và nâng cấp cơ
sở hạ tầng
Theo thống kê khoa
học, nhà ở chiếm tới ⅓ lượng phát tán khí thải gây ra hiện tượng nhà kính dẫn
đến biến đổi khí hậu. Vì vậy, giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu tiếp theo là
cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở thân thiện môi trường, sử dụng cầu thang
điều chỉnh nhiệt, tăng cường hệ thống chống ồn… Các công trình cầu đường cũng
nên được đầu tư thỏa đáng để đảm bảo lưu thông thuận lợi, giảm thải nguồn nhiên
liệu tiêu thụ cho xe cộ.
Không sử dụng hoặc hạn
chế sử dụng túi nilon
Túi nilon gây tác hại
cho môi trường ngay từ khâu sản xuất vì phải sử dụng nguyên liệu dầu mỏ và khí
đốt, các chất phụ gia, phẩm màu, kim loại nặng. Do đó, không sử dụng hoặc hạn
chế sử dụng túi nilon là một trong những biện pháp ngăn chặn, phòng chống, giảm
nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu mà chúng ta nên thực hiện ngay từ hôm nay.