Top 6 Bộ Phim Các Start-up Trẻ Không Thể Bỏ Qua Nếu Muốn Khởi Nghiệp Thành Công

 

Top 6 Bộ Phim Các Start-up Trẻ Không Thể Bỏ Qua Nếu Muốn Khởi Nghiệp Thành Công

1.Phim Start-Up (Khởi Nghiệp)

là một trong những bộ phim được mong đợi nhất trong năm 2020 với sự tham gia của Bae Suzy, Nam Joo Hyuk, Kim Seon Ho và Kang Han Na. Đó là câu chuyện khởi nghiệp của những thanh niên trẻ tuổi, bắt đầu từ những xuất phát điểm khác nhau và cùng chung mục đích thành công trong lĩnh vực công nghệ cao tại Hàn Quốc.

Gia đình ly tán vì khởi nghiệp

Gia đình của chị em Seo In Jae và Seo Dal Mi đã từng rất hạnh phúc cho đến khi bố mẹ ly hôn vì người bố bị cấp trên đối xử tệ bạc và quyết định khởi nghiệp về công nghệ. Seo In Jae theo mẹ sang Mỹ cùng bố dượng rồi đổi luôn thành họ Won. Dal Mi ở lại với bố, sống một cuộc sống thiếu thốn nhưng giàu tình thương. Tình cảm chị em thắm thiết rồi sau nhiều năm không liên lạc cũng phai dần theo thời gian.

Khi trưởng thành, Won In Jae trở thành CEO của công ty khởi nghiệp Sand Box nổi tiếng, sống một cuộc sống giàu có và sung sướng. Ngược lại, sau khi bố mất, Dal Mi sống cùng bà và cô phải làm rất nhiều công việc làm thêm khác nhau để trang trải cuộc sống. Dù vậy mà cô nàng vẫn chưa bao giờ hối hận về quyết định khi ấy, đó là chọn ở lại với bố mình. Một ông bố rất yêu thương vợ con và cố gắng làm việc chăm chỉ để hàn gắn lại gia đình.

Khi trưởng thành, Won In Jae trở thành CEO của công ty khởi nghiệp Sand Box nổi tiếng, sống một cuộc sống giàu có và sung sướng. Ngược lại, sau khi bố mất, Dal Mi sống cùng bà và cô phải làm rất nhiều công việc làm thêm khác nhau để trang trải cuộc sống. Dù vậy mà cô nàng vẫn chưa bao giờ hối hận về quyết định khi ấy, đó là chọn ở lại với bố mình. Một ông bố rất yêu thương vợ con và cố gắng làm việc chăm chỉ để hàn gắn lại gia đình.

Sau nhiều năm gặp lại, một người đang rất thành công trên con đường khởi nghiệp còn người kia lại chưa tìm được lối đi riêng cho mình. Chính vì điều này mà khiến người chị In Jae trở nên tự kiêu hơn bởi cô đã chọn sống với mẹ cùng cha dượng giàu có sau này. Cả Bae Suzy và Kang Han Na đều thể hiện rất tốt hai vai diễn, hòa mình vào cảm xúc nhân vật và rất được lòng khán giả.

Lầm tưởng về mối tình đầu qua những bức thư tay

Han Ji Pyung là một cậu bé có tài nhưng mồ côi cha mẹ, chính bà của Dal Mi đã cho cậu nơi nương tựa trong những lúc khó khăn nhất. Để an ủi Dal Mi khi mẹ và chị của cô rời đi, cậu đã viết những bức thư để làm bạn với Dal Mi, cậu không lấy tên thật của mình mà gửi với cái tên Nam Do San – cậu bé đạt huy chương vàng toán học trên tờ báo hôm đó. Người bạn qua thư chưa hề gặp mặt nhưng cảm giác Dal Mi đã thích cậu bạn đó lâu lắm rồi.

Cứ ngỡ người gửi là Nam Do San nên cái tên ấy vẫn ở trong tâm trí của cô nàng cho đến khi trưởng thành. Nam Do San trong suy nghĩ của Dal Mi khi ấy là một cậu bé hoàn hảo, tốt bụng và luôn đứng về phía cô. Chỉ có Ji Pyung và người bà của Dal Mi là biết sự thật về những bức thư ấy.

Nhưng Nam Do San thực sự của sau này lại khác, một chàng trai đang tiến chậm trên con đường khởi nghiệp về công nghệ. Bề ngoài lôi thôi và chưa có gì trong tay cả. Nhưng ý chí của cậu vẫn luôn sục sôi, luôn kiên trì quyết tâm thành công trong tương lai.

Còn về Han Ji Pyung, cậu đã trở thành một người thành đạt, mỗi tháng kiếm được cả trăm triệu won. Bộ phim Start-Up xây dựng một nhân vật nam phụ quá hoàn hảo: đẹp trai, tài giỏi, tốt bụng và đặc biệt đã ở bên Dal Mi khi còn nhỏ để an ủi cô. Ấy vậy mà chỉ vì cái tên Nam Do San trên bức thư mà nam chính đã gần như dành trọn được tình cảm của Dal Mi. Bộ phim mới chỉ chiếu hết hai tập đầu tiên mà thuyền nam chính – nam phụ đã bất cân xứng rồi đấy nhé.

Từ những người xa lạ mà tất cả họ đã gặp nhau, tạo nên một cuộc chiến khốc liệt không những ở lĩnh vực khởi nghiệp mà còn cả tình yêu nữa. Dal Mi sẽ về bên ai và Nam Do San sẽ thành công như thế nào, hãy cùng BlogAnChoi theo dõi hết 16 tập của bộ phim Start-Up này nhé. Bạn yêu thích cặp đôi nào thì hãy bình luận bên dưới để cùng thảo luận nha.

 

2.Joy (Người phụ nữ mang tên niềm vui)

         Bộ phim nói về người mẹ đơn thân Joy Mangano do nữ diễn viên nổi tiếng Jennifer Lawrence thủ vai. Sau những biến cố lớn: cha mẹ chia tay, bản thân mình cũng trở thành người mẹ đơn thân của 2 đứa trẻ, cùng với rất nhiều xáo trộn ập đến. Giữa giai đoạn khó khăn ấy, cô bất chợt nảy ra ý định kinh doanh sản xuất một sản phẩm mới dành cho những bà nội trợ như mình: cây lau nhà tự động. Từ một người phụ nữ của gia đình không có kinh nghiệm kinh doanh, cách mà Joy mày mò, học hỏi và đôi lần vấp ngã trên thương trường để rồi trở thành một nhà sáng chế, một doanh nhân thực thụ, chính là nguồn động lực cho bất cứ ai mong muốn khởi nghiệp. Bộ phim vẽ nên toàn cảnh quá trình khởi nghiệp của Joy: từ việc thiết kế sản phẩm, sản xuất thử, kêu gọi nhà đầu tư, sản xuất hàng loạt, quảng bá trên truyền hình và được tiêu dùng rộng rãi.

 Qua 90 phút của bộ phim, ta cũng có thể có được cái nhìn khái quát về quá trình hình thành và phát triển của một start-up trẻ, những bất trắc, cách thức điều hành hoạt động, quảng bá sản phẩm cũng như xử lý sự cố có thể xảy ra. Bộ phim mang thông điệp: Bí mật lớn nhất trong cuộc sống chính là ‘Không có gì bí mật’. Bất kể mục đích của bạn là gì, bạn sẽ đạt được nếu bạn sẵn sàng thực hiện nó. Bộ phim này đã mang về cho Jenniffer giải thưởng nữ diễn viên chính xuất sắc nhất mảng phim ca nhạc và hài kịch ở giải Quả cầu vàng năm 2015.

3.Thực tập sinh (The intern)

         Câu chuyện xoay quanh ông lão góa vợ Ben (Robert De Niro) 70 tuổi, dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng khi cảm thấy quá chán nản với sự nhàn rỗi, ông quyết định trở lại công việc bằng việc nộp đơn làm thực tập sinh cho một công ty thời trang do  Jules Ostin (Anna Hathaway) sáng lập và điều hành. Sự đối lập giữa hai người trong công việc Ben điềm tĩnh, luôn có kế hoạch trong khi Jules Austin lại kỳ quặc, điên cuồng và hay làm việc quá sức khiến họ tưởng chừng không thể hòa hợp. Thế nhưng chỉ một thời gian sau đó, Ben đã khiến mọi người trong văn phòng đều phải suy nghĩ lại, đặc biệt là Jules, cô thấy mình còn phải học hỏi nhiều từ người thực tập sinh này. Ben là người sống và làm việc theo châm ngôn “Tình yêu và công việc, công việc và tình yêu, tất cả chỉ có thế” (Love and work, work and love, that’s all there is). Nhưng quan trọng hơn, ông sẵn lòng đón nhận những điều mới mẻ, luôn giữ thái độ từ tế và bình tĩnh. Bộ phim cho ta bài học về sự không ngừng nỗ lực trong công việc, cách hài hòa hóa các mối quan hệ, công việc và gia đình, ngoài ra The Intern còn khéo léo đề cập đến các khái cạnh khác: ánh mắt kỳ thị của những bà nội trợ dành cho phụ nữ thành đạt, vấn đề nảy sinh khi vợ thành công hơn chồng… Tuy  không đề cập nhiều đến công việc kinh doanh, thế nhưng bộ phim lại cho ta cái nhìn  về cách những người trẻ điều khiển công việc, làm chủ và cân đối giữa danh vọng và gia đình trước cãi bẫy thương trường – có thể hủy hoại cuộc sống của những ai đang quá sức trong công việc  

 4.The Social Network (Mạng Xã Hội)

         Bộ phim ra mắt năm 2010 lấy cảm hứng từ  Mark Zuckerberg, tỉ phú trẻ sáng lập và điều hành Facebook. Tuy không được chính Mark Zuckerberg ủng hộ, thế nhưng bộ phim đã mang lại những hành công vang dội với cả người xem và giới truyền thông. The Social Network khắc họa chi tiết quá trình Facebook được xây dựng, gọi vốn và và vận hành như thế nào dưới một mạch phim nhanh và gay cấn. Bộ phim giới thiệu nhân vật chính: Mark Zuckerberg, một thiên tài vi tính thông minh, nhưng vô cùng ngạo mạn, thích dạy đời, thiếu chín chắn và kém cỏi trong giao tiếp. Theo đó khéo léo dẫn tới câu chuyện về sự hình thành và phát triển của Facebook, cùng những người khởi tạo ra nó.

  Bộ phim sẽ đem đến những bài học vô giá đối với những người trẻ đam mê khởi nghiệp như Mark Zuckerberg. Jesse Eisenberg, người thủ vai Mark Zuckerberg - người sáng lập Facebook cũng được trao giải Nam diễn viên xuất sắc nhất. The Social Network còn được bình chọn là Phim hay nhất 2010 do Hiệp hội Các nhà phê bình quốc gia Mỹ (The National Board of Review - NBR) và Hội các nhà phê bình phim Mỹ (National Society of Film Critics).

 5.The Pursuit of Happiness (Mưu cầu hạnh phúc)

Tác phẩm của đạo diễn Gabriele Muccin với sự diễn xuất của nam diễn viên chính tài năng Will Smith trong vai Chris Gardner – Một nhà kinh doanh gặp khá nhiều trắc trở trong công việc cũng như cuộc sống và quá trình anh trở thành chủ sở hữu một công ty chứng khoán trị giá nhiều triệu đô la. Khi việc đầu tư vào những cái máy quét mật độ xương lưu động không thành công, anh bị vợ bỏ và rời nhà lên New York, đem theo cậu con trai nhỏ với mong muốn làm lại từ đầu. Sau khi trải qua không ít khó khăn, Christ bén duyên với chứng khoán, với rất nhiều sự nỗ lực học hỏi. anh trở thành nhà tư vấn đầu tư chứng khoán - nơi sự nghiệp của anh được thăng hoa. Những nhà khởi nghiệp trẻ có thể rút ra nhiều bài học từ bộ phim, từ việc đánh giá tiềm năng của ý tưởng, nhận định tình hình và thậm chí phải từ bỏ điều mình đang theo đuổi. Giống như Chris, anh đã rất khó khăn trong việc phải từ bỏ đầu tư vào một thiết bị gọi là máy quét mật độ xương lưu động có giá thành quá cao, lại bộc lộ nhiều nhược điểm và chắc chắn sẽ không có hiệu quả. Bên cạnh đó còn là vô số khó khăn và mệt nhọc, thậm chí có cả sự tuyệt vọng mà anh gặp phải trong công việc, thế nhưng điều đó vẫn không thể nào khiến Chris  gục ngã. Với diễn xuất của mình, Will Smith được đề cử giải Oscar và giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên xuất sắc nhất.

6. Top secret (Thiếu niên bạc tỷ)

        Bộ phim điện ảnh Thái Lan lấy cảm hứng từ cuộc đời của tỷ phú Aitthipat Kulapongvanich (còn được gọi là TOB hay TOP – chủ nhân của công ty Tao Kae Noi nổi tiếng tại xứ sổ chùa vàng. Câu chuyện về cuộc đời của Top Ithiphat ( do Phud Phochon thủ vai) – một nam sinh trung học khởi nghiệp năm 16 tuổi bằng việc bán đồ trong trò chơi điện tử, 18 tuổi bỏ học để bán hạt dẻ, 19 tuổi đem rong biển Đại gia nhí bán cho 3000 chi nhánh của hệ thống bán lẻ Seven Eleven, làm chủ thương hiệu rong biển số 1 Thái Lan có cổ phần chiếm 85% thị trường, doanh số tương đương 1000 triệu baht tương đương 600.000 triệu việt nam khi mới 26 tuổi. Từ một cậu bé học hành kém cỏi, là nỗi lo lắng của cha mẹ, thầy cô, cách mà Top vươn lên, mày mò học hỏi và đam mê chính là nguồn động lực cho bất cứ một người trẻ nào có dự định start-up.

 

Tổng số lượt xem trang