Tổng quan chung về làng nghề Bát Tràng

 MỞ ĐẦU

  Từ khi thực hiện cơ chế thị trường các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều đia phương cũng dần được phục hồi và phát triển. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài thu về nguồn lợi lớn cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn. Như chúng ta đã biết Bát tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm gốm sức hết sức tinh xảo và có giá tri kinh tế cao. Làng gốm Bát tràng không những chỉ sản xuất ra những sản phẩm gồm sứ nổi tiếng toàn quốc mà còn là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng cho du khách các miền gần xa đến tham quan du lịch. Tuy nhiên bên canh những lợi ích mà phát triển làng nghề mang lai là những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.

Bát tràng vào thời điểm gần 20 năm về trước, 100% các hộ kinh doanh sản xuất gốm sứ sử dụng than củi và than đá đã xả thải ra môi trường rất nhiều bui, hơi nước, SO2, CO2, CO, NOx..., gây ô nhiễm mội trường nghiệm trọng. Sau rất nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân dân, 10 năm trở lại đây, hầu hết các lò sản xuất gồm sứ tại Bát Tràng đã chuyển sang dùng lò nung bằng khí Gas, tình trang ô nhiễm môi trường tại làng gồm sứ Bát Tràng đã được cải thiên đáng kể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thưc tế của chúng tôi tại làng nghề, môi trường vẫn còn bị ô nhiễm khá nghiêm trong mà chưa có những biên pháp cụ thể để kiếm soát và khắc phuc. Trước tình trang đó, chúng tôi đã chọn để tài nghiên cứu: “Kiểm soát ô nhiểm tại làng nghệ gồm sứ Bát Tràng"

1. Tổng quan chung về làng nghề bát tràng

a) Vị trí địa lý

Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam.

b) Lịch sử hình thành và phát triển

Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ. Bát Tràng không chỉ lưu giữ được những nét văn hóa của một làng nghề truyền thống mà còn nổi tiếng về làm gốm sứ hàng đầu ở nước ta.

Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra đến cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô mà còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người ưa thích.

c) Sản phẩm

Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:

+ Gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.

+ Thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Đây là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng.

+ Trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng.

2. Quy trình sản xuất và các nguồn gây tác động

2.1. Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất gốm sứ tại làng nghề gốm sức Bát Tràng được thực hiện theo quy trình sản xuất gồm sứ chung, được thể hiện trong hình sau đây:

2.2. Các nguồn gây tác động

Quá trình sản xuất gốm sứ gây tác động tới hầu như tất cả các thành phần môi trường, bao gồm: môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn lẫn phát sinh nhiều chất thải rắn.

2.2.1. Môi trường không khí

  • Thực trạng môi trường không khí ở Bát Tràng

Sự phát triển mạnh mẽ của làng Gốm Bát Tràng là một minh chứng cho sự phát triển kinh tế cũng như sự hội nhập của các làng nghề nhưng bên cạnh sự phát triển đó, Bát Tràng lại đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động, đặc biệt là môi trường không khí.

Theo khảo sát mới đây của sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng bụi ở đây vượt quá tiêu chuẩn môi trường 3 - 3,5 lần, nồng độ các khí CO2, SO2, NO2 trong không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2 lần.

  • Tác nhân gây ô nhiễm

Tác nhân gây ra chính là những lò nung than thủ công đang chiếm một số lượng lớn trong làng. “Theo người dân thì hiện nay cả làng có khoảng hơn 1.000 lò gốm trong đó chỉ có chưa đầy 30% số hộ sử dụng lò nung khí gas còn lại người dân vẫn dùng những lò nung bằng than”.

Do hoạt động giao thông: người dân, khách du lịch đặc biệt là các xe tải lớn chuyên chở nguyên vật liệu vào làng gốm.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ những hoá chất dùng để nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ… cũng gây ảnh hưởng tới môi trường không khí.

2.2.2. Môi trường nước

Ô nhiễm nguồn nước ở Bát tràng là không đáng kể so với việc ô nhiễm không khí. Nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải do quá trình ngâm đất để tách các tạp chất, một phần nước do hoat động nhào trộn than để chuẩn bị cho quá trình nung gốm.

Vào những ngày mưa phía dưới đường làng mặc dù đã được đổ bê tông nhưng vẫn có những vũng nước đen ngòm bốc lên một thứ mùi khó chịu.

Nước thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân ở đây không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao hồ trong làng và còn được thải trực tiếp ra sông Hồng.

2.2.3. Môi trường đất

  • Hiện trạng

Quá trình sản xuất sản phẩm gốm sứ trên đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của đất.

Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất, phá hủy cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng, các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác…

Các loại hóa chất, khí thải của quả trình được thải trực tiếp hoặc theo nguồn nước thải không được xử lý đã ngấm sâu vào các tầng đất gây tích tụ các kim loại nặng, các độc chất ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất phân giải chất hữu cơ làm cho đất chai cứng, mất dinh dưỡng làm đất mất tính năng sản xuất đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

  • Các hoạt động, tác động gây ô nhiễm đất:

  • Quá trình khai thác đất, đá ở các tầng mặt và dưới các tầng sâu.

  • Sử dụng diện tích đất lớn xây dựng các lò, khu vực để phục vụ cho việc sản xuất gốm sứ gây thất thoát tài nguyên đất.

  • Các loại phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, xỉ than… không được xử lý khi vào trong môi trường đất rất khó bị phân hủy.

  • Sự rò rỉ từ các bãi chôn lấp, những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ (Asen, Cr) cùng với các dòng nước thải được xả thẳng ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm, suy giảm môi trường đất.

  • Qúa trình nung, đốt đã thải ra lượng lớn khí thải vào không khí theo nước mưa lắng đọng vào đất.

2.2.4. Tiếng ồn và chất thải rắn

Bên cạnh việc gây ra ô nhiễm không khí, đất, nước thì quá trình sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng còn gây ra ô nhiễm. Hàng ngày, hàng trăm lượt xe công nông, xe tải chở nguyên vật liệu và thành phẩm ra vào gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới hoạt động sống bình thường của người dân.

Trong quá trình sản xuất gốm không chỉ thải ra các khí độc hại mà trung bình mỗi lò nung gốm bằng than còn thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó, phế phẩm, phế liệu đất nung gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống bên đường hoặc có thể chuyên chở đổ ra sông Hồng.

3. Thuận lơi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường ở làng nghề Bát Tràng

Thuận lợi

- Làng nghề Bát tràng là một trong những làng nghề tiên phong trong bảo vệ môi trường làng nghề trong sản xuất

- Bên cạnh việc sản xuất, hoạt động du lịch tại làng nghề Bát Tràng cũng phát triển mạnh mẽ từ đó là động lực việc cải thiện chất lượng môi trường làng nghề tạo điều kiện cho hoạt động du lịch

- Kĩ thuật sản xuất ngày càng được nâng cấp theo hướng thân thiện với môi trường, từ đó góp phần giảm bớt tác động tới môi trường từ hoạt động sản xuất tại làng nghề

- Cơ sở hạ tầng tại làng nghề Bát Tràng phát triển kéo theo việc các hạng mục bảo vệ môi trường tại làng nghề cũng được xây dựng đẩy đủ, từ đó đóng góp vai trò không nhỏ trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Người dân tại làng nghề ngày càng có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường tại làng nghề

Khó khăn

- Do đặc thù của việc sản xuất cũng như còn tồn tại nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ do đó việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại làng nghề còn gặp nhiều khó khăn

- Một số các hộ sản xuất còn sử dụng các công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (đặc biệt là môi trường không khí)

- Công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tới làng nghề Bát tràng còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn do đặc thù mô hình sản xuất làng nghề tại làng nghề Bát Tràng

Cơ hội

- Làng nghề Bát Tràng được nhiều sự quan tâm và nhiều nguồn tài trợ trong và người nước cho việc bảo vệ môi trường làng nghề

- Thị trường của các sản phẩm tại làng nghề Bát Tràng bao phủ không chỉ ở trong nước mà còn vươn tầm quốc tế, đó là động lực lớn cho việc bảo vệ môi trường làng nghề trong quá trình sản xuất và kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề để sản phẩm của làng nghề có thể tiến xa trên thị trường quốc tế

- Công nghệ trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ ngày càng phát triển, có nhiều công nghệ sản xuất gốm sứ mới thân thiện với môi trường hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Thách thức

- Các hộ sản xuất vẫn còn nằm xen kẽ trong khu dân cư từ đó rất khó kiểm soát ô nhiễm tại làng nghề Bát Tràng

- Lượng khác du lịch ngày càng tăng, từ đó dẫn đến việc lượng chất thải và các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, gây khó khăn cho kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề

- Các hệ thống, dây chuyền và công nghệ sản xuất mới – thân thiện với môi trường có chi phí cao, quá trình vận hành tốn kém khiến là cản trở lớn đối với các hộ sản xuất tại làng nghề.

- Tồn tại một bộ phận không nhỏ các hộ sản xuất chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình sản xuất

- Sự quản lý của cơ quan quản lý NN về môi trường tại địa phương còn lỏng lẻo, hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trương tại làng nghề còn nhiều hạn chế

4.Thực trạng kiểm soát ô nhiễm tại làng nghề Bát Tràng

4.1. Thực trạng công tác quản lý

Trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước cấp cơ sở tại làng nghề chính là UBND xã. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã thành lập HTX dịch vụ tổng hợp Bát Tràng, chịu sự chỉ đạo của UBND, phối hợp cùng cán bộ Địa chính, trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất.

Tại các làng, có trưởng thôn và tổ trưởng các xóm, số lượng cán bộ quản lý khoảng 10 người so với diện tích và dân số địa phương. Năng lực cán bộ quản lý làng nghề chưa qua đào tạo về ngành môi trường.

Từ năm 2011 đến nay, thực hiện chương trình 05-Ctr/HU, ngày 18/2/2011 của Huyện Ủy Gia Lâm; Chương trình 01-Ctr/AU về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã Bát Tràng giai đoạn 2011-2015. Năm 2012, UBND Huyện Gia Lâm có quyết định phê duyệt quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bát Tràng; Thực hiện đồ án quy hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng hạ tầng, không gian kiến trúc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bát Tràng. Xã Bát Tràng quy hoạch 01 khu đất diện tích là 17 ha cho sản xuất công nghiệp làng nghề tập trung.

Bên cạnh đó, nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường làng của xã được nâng cao thông qua các Thông tư Nghị quyết của các ban ngành như 

  • Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề; 

  • Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT; 

  • Thông tư 46/201/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 quy đinh về BVMT làng nghề;

  • Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận làng nghề.

HTX đã có những hoạt động tuyên truyền, phố biển kiến thức BVMT nêu lên tác hại của việc sử dụng lò than, tác dụng của chuyển đổi từ lò nung than sang lò nung bằng gas, hoạt động này đã có hiệu quả nhất định, tương đối cao. 

Bên cạnh đó, theo thống kê của HTX.DVTH xã Bát Tràng, vẫn còn khoảng 60% các hộ làm nghề chưa di chuyển vào cụm CN tập trung, còn nằm rải rác xen kẽ trong khu dân cư. 

Công tác quản Iý công trình BVMT: chưa có công trình trạm xử lý nước thải, điểm tập kết CTR tạm thời, hiệu quả chưa cao, tình trạng tập kết chất thải vẫn diễn ra bừa bãi và còn tồn tại việc sử dụng hóa chất trong quy trình sản xuất, cho chưa đúng liều lượng, máy móc thô sơ, ít thay đổi. 

4.2. Thực trạng công tác BVMT

a) Các biện pháp giảm thiểu khí thải:

Hệ thống nhà xưởng tại cụm CN làng nghề tập trung cơ bản đầu tư xây dựng tường ngăn cách bằng gạch, phía bên trên chắn tôn; mái lợp tôn; có hệ thống ô thoáng, tạo điều kiện thông gió tự nhiên; nhà xưởng có chiều cao trung bình từ 3,5m - 5m tạo điều kiện thông thoáng; diện tích cho sản xuất đảm bảo phục vụ sản xuất. Nhà xưởng của các hộ sản xuất nằm trong khu dân cư: phần ít cải tạo nhà xưởng, nâng chiều cao mái che, nhằm cho không khí được lưu thông. 

Bên cạnh đó đường giao thông nội bộ đã được bê tông hóa 90%, với mặt đường chính rộng 6m - 10m, mặt đường nhánh rộng 4m - 6m giảm bụi và tiếng ồn.

Thay đổi dần dần công nghệ sản xuất theo hướng "sản xuất sạch hơn" chuyển đối từ lò nung than sang sử dụng lò gas, lò gas cải tiến. Đáp ứng đủ điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; hạn chế sử dụng than. Đã thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị hiện đại, bảo dưỡng, thay thế các máy móc quá cũ. 

Nung sản phẩm bằng lò gas cải tiến giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tới 30%. Lợi nhuận cũng tăng gấp 2 – 3 lần so với công nghệ cũ bởi doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí năng lượng mà công nghệ mới còn giúp tăng tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn chất lượng lên tới 95 – 98% so với mức từ 60 – 70% so với trước kia. Với việc giảm chi phí nhiên liệu, chất lượng sản phẩm tăng cao

b) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn:

Định kỳ bảo dưỡng máy móc: đa số các hộ dân đều thực hiện bảo dưỡng máy móc, tuy nhiên không có thời gian cố định, đã thay thế các bộ phận hỏng hóc.

Trong những năm gần đây, các hộ sản xuất đều đã thay thế các thiết bị sản xuất hiện đại hơn. Trong khu vực xưởng đã bố trí quạt thông gió số lượng chưa nhiều, tập trung chính ở cụm CN làng nghề. 

c) Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn:

Rác thải sinh hoạt được Xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm thu gom với tần suất 1 lần/ngày. CTR sản xuất không nguy hại: được thu gom vào góc nhà xưởng, không tập trung tại lề đường giao thông nội bộ. Sau đó sẽ được các hộ trong làng nghề thu mua về gia công lại, Chất thải nguy hại của làng nghề chưa có biện pháp xử lý theo đúng quy định (bùn thải được thu gom cùng chất thải sinh hoạt).

d) Các biện pháp giảm thiểu nước thải:

Đã xây dựng hệ thống rãnh thoát nước dọc tuyến đường giao thông trong khu vực đường làng, đường trong xã; rãnh kín có nắp đậy bằng bê tông, kích thước 1m x 0.7m. Hướng thoát nước chính từ Đông sang Tây, đổ về rãnh thoát nước xã Bát Tràng.

Tại CCN làng nghề tập trung và các hộ doanh nghiệp đều sử dụng hố gas, thu gom nước thải sản xuất trước khi chảy ra môi trường. 

Nước thải sinh hoạt được xử lý tại từng hộ bằng bể tự hoại 3 - 5 ngăn. HTX DVTH chịu sự lãnh đạo của UBND và kết hợp các hộ dân trong làng nghề định kỳ nạo vét rãnh thoát nước, tần suất: 3 - 4 tháng (mùa khô); 1 - 2 tháng (mùa mưa). 

5. Đề xuất giải pháp

5.1. Giải pháp giúp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại làng nghề gốm Bát Tràng tốt hơn

Chuyển đổi công nghệ sản xuất: từ công nghệ nung gốm bằng các lò than, lò gas truyền thống sang lò gas hiện đại.

Trồng cây xanh để hạn chế bụi, giảm nồng độ các khí độc ( CO2 ) đồng thời tăng cường O2.

Quy hoạch và xây dựng các bãi thải đạt tiêu chuẩn về môi trường.

Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về Bảo vệ môi trường.

5.2. giải pháp nhằm nhân rộng kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề nói chung

Quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Đồng thời, tại các khu vực này, phải được quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, đặc biệt là các công trình xử lý môi trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường làng nghề để các hộ, cơ sở sản xuất trong làng nghề biết và thực hiện.

Khuyến khích các làng nghề ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường.

Có cơ chế khuyến khích hình thành các hương ước, quy chế bảo vệ môi trường của các làng, xã để buộc mọi người lao động có trách nhiệm bảo vệ môi trường và giám sát bảo vệ môi trường.

Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý chất thải theo quy trình.

 Gắn công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề, làng nghề truyền thống với chương trình xây dựng nông thôn mới và chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương.

KẾT LUẬN

1. Làng nghề sản xuất gốm sứ Bát Tràng là một dạng sản xuất độc đáo và mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội nhưng cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

2. Sản xuất gốm sứ trong các làng nghề dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê theo hướng tích cực, làm tăng doanh thu và tỷ trọng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và cải thiện đời sống dân cư.

 3. Đối với làng nghề sản xuất gốm sứ vấn để ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn, rác thải trở nên cấp bách. Để khắc phục và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần nghiêm túc thực hiện các kế hoạch kiểm soát ô nhiễm làng nghề gốm Bát Tràng, áp dụng đồng bộ giải pháp giúp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại làng nghề.


Tổng số lượt xem trang