Lập hồ sơ môi trường dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư

 Xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư là một trong những dự án có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế  và ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 

            Và tầm nhìn đến năm 2025 với mục tiêu xây dựng từng bước hoàn chỉnh hệ thống đô thị nước ta để có nền kiến trúc đô thị, tiên tiến và có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế – xã hội  quốc gia và khu vực, quốc tế. Để có thể hoàn thành mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra thì đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và khu dân cư thì việc lập hồ sơ môi trường cho những dự án này trước khi đi vào xây dựng là một bước rất quan trọng và không thể thiếu.

         Hồ sơ môi trường sẽ giúp các chủ đầu tư , ban quản lý dự án, công ty thiết kế xây dựng sẽ phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án này. 

Nắm bắt được tình hình về xu thế đó thì Công ty Hòa Bình Xanh đã phát triển dịch vụ lập hồ sơ môi trường cho dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư. 

du an xay dung ha tang do thi va khu dan cuHình 1dDự án xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, khu dân cư

I. Quy mô lập hồ sơ môi trường cho dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư

     Vậy để lập hồ sơ môi trường cho dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư thì quy mô nào thì làm đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường?

    Căn cứ vào Nghị định 18/2015/NĐ-CP tại bảng phụ lục II nhóm các dự án về xây dựng ban hành ngày 14/02/2015 thì:

Bảng 1Quy mô dự án xây dựng dự án kết cấu hạ tầng đô thị

ho so moi truong du an xay dung ha tang do thi, khu dan cuII. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

II.1. Văn bản pháp lý để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án

 Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính Phủ

– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường.

II.2. Quy trình thực hiện lập báo cáo ĐTM cho dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư

qtdtm

II.3. Tài liệu, hồ sơ cần thiết

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư
  2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
  3. Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư hoặc thuyết minh kinh tế kỹ thuật của dự án
  4. Quyết định quy hoạch 1/500
  5. Bản vẽ mặt bằng tổng thể (có đánh dấu vị trí nhà chứa rác, vị trí hệ thống xử lý nước thải)
  6. Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải (có đánh dấu vị trí hố ga cuối cùng trước khi đấu nối ra cống)
  7. Hồ sơ thiết kế các hạng mục bảo vệ môi trường (bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải)
  8. Chủ trương cho phép thực hiện dự án/ giấy thỏa thuận địa điểm
  9. Cung cấp các tài liệu liên quan đến dự án như: Quy hoạch sử dụng đất và các hạng mục công trình chính, hệ thống điện , hệ thống cấp nước, PCCC,…

Đây là những hồ sơ, tài liệu cơ bản. Tuy nhiên, nhà đầu tư và ban quản lý dự án có thể cần cung cấp thêm  thông tin, giấy tờ, hồ sơ hoặc có thể giảm bớt một vài thủ tục, hồ sơ không cần thiết tùy theo từng trường hợp cụ thể.

III. Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư

III.1. Văn bản pháp lý để lập kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Luật bảo vệ môi trường 2014
  • Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính Phủ
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường.

III.2. Quy trình thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư

du an xay dung ket cau ha tang do thi va khu dan cu

  – Bước 1Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh liên quan đến dự án như:

  •  Khảo sát thu thập tài liệu, các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư.
  •  Đi khảo sát, điều tra về  điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến các hoạt động của dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư.

 – Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

    Bước 3: Chuyên viên môi trường lập báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường. 

  –  Bước 4: Nộp báo cáo lên Cơ quan Nhà nước có chức năng (Phòng hoặc Sở TNMT).

  –  Bước 5: Chỉnh sửa theo ý kiến của Cơ quan Nhà nước có chức năng (Phòng hoặc Sở TNMT).

  – Bước 6: Chờ xét duyệt và cấp giấy

III.3. Tài liệu, hồ sơ cần thiết cho dự án xây dựng hạ tầng đô thị và khu dân cư

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư
  2. Hợp đồng thuê đất, nhà xưởng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  3. Phương án sản xuất kinh doanh hay báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật, báo cáo dự án đầu tư hay tài liệu tương đương cho dự án
  4. Bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy và bản vẽ phân khu chức năng (có đánh dấu vị trí nhà chứa rác, vị trí hệ thống xử lý nước thải), bản vẽ xác định vị trí xây dựng có tọa độ mốc ranh giới .
  5. Bản vẽ mặt bằng cấp nước, mặt bằng thoát nước mưa, thoát nước thải (có đánh dấu vị trí hố ga cuối cùng trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN).
  6. Bản vẽ + thuyết minh kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải, khí thải (nếu có)
  7. Chi tiết vốn đầu tư cho dự án (bao gồm chi phí xây dựng, chi phí lắp đặt máy móc thiết bị bổ sung, chi phí dự phòng….)

Đây là những hồ sơ, tài liệu cơ bản. Tuy nhiên, nhà đầu tư và ban quản lý dự án có thể cần cung cấp thêm  thông tin, giấy tờ, hồ sơ hoặc có thể giảm bớt một vài thủ tục, hồ sơ không cần thiết tùy theo từng trường hợp cụ thể.


Tổng số lượt xem trang