Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồ Án. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồ Án. Hiển thị tất cả bài đăng

Đồ Án Quy Hoạch Môi Trường

MỞ ĐẦU

1. Đặt Vấn Đề

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác    kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của  thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía  Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050” được thực hiện với mục đích xác định nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề còn tồn tại, cũng như dự đoán các diễn biến môi trường tại tỉnh Bắc Ninh từ đó đề xuất các chương trình, dự án phù hợp nhằm cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây.

2. Mục tiêu nghiên cứu

1. Đánh giá sơ bộ được hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh
2. Xác định được các vấn đề môi trường cấp bách tỉnh Bắc Ninh
3. Đề xuất các chương trình, dự án giải quyết các vấn đề môi trường cốt lõi.

3. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp;
2. Phương pháp kế thừa;
3. Phương phân tích và xử lý số liệu;
4. Phương pháp ma trận định lượng;




CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH

 1.1.1. Vị trí địa lý:

Bắc Ninh vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.038.229 người.
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương;
Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.




1.1.2 Địa hình

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn.
Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ.
Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.

1.1.3 Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 – 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.
Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s.
Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.
Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3.. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 2224,71m3/s và vào mùa khô là 336,45m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.

1.1.4 Khí hậu

Nhiệt độ - độ ẩm:
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC.
Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
Số giờ nắng- gió:
Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.

1.1.5 Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đất năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82,272 km2; Diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 65,85%, trong đó đất Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,81%; Đất phi nông nghiệp chiếm 33,31% trong đó đất ở chiếm 12,83%; Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84%.

1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a) Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào gieo trồng  các cây rau màu vụ hè thu. Kết quả, toàn tỉnh đã gieo cấy 33.000,7 ha lúa mùa, đạt 97,1% kế hoạch và bằng 95,7% so với cùng kỳ, trong đó diện tích lúa cấy 27.104,1 ha, gieo thẳng 5.896,6 ha
b) Lâm nghiệp:
Công tác trồng rừng và chăm sóc rừng được tiến hành theo kế hoạch. Tháng 8, toàn tỉnh trồng được 11 nghìn cây phân tán tạo cảnh quan môi trường, khai thác được 570 m3 gỗ và 652 ste củi. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện trồng, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc phá rừng, đốt rừng, triệt phá các đường dây buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Các ngành chức năng và các địa phương thường xuyên cảnh báo nguy cơ cháy rừng và đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong tháng 8 trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nào.

1.2.2 Sản xuất công nghiệp

Đến hết tháng 7 năm nay, các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút 1.278 dự án đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 17,43 tỷ USD; trong đó có 848 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,4 tỷ USD; 430 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,03 tỷ USD.
Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 500.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 19 tỷ USD; giá trị nhập khẩu 11 tỷ USD; nộp ngân sách đạt 6.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 282.000 lao động; trong đó 70% là lao động ngoại tỉnh. 

 

1.2.3. Một số vấn đề xã hội

a) Hoạt động y tế: 
 Toàn tỉnh thực hiện khám chữa bệnh cho 167 nghìn lượt người, tăng 10,3% so cùng tháng năm trước; trong đó điều trị nội trú cho 19,9 nghìn lượt người, tăng 12,4%. Sau 8 tháng, đã khám chữa bệnh cho 1.273 nghìn lượt người, tăng 6,9% so cùng kỳ năm trước; điều trị nội trú cho 151 nghìn lượt người, tăng 16,1%.
Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh môi trường, VSATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được quan tâm và không có vụ ngộ độc thức ăn lớn xảy ra.
b) Giáo dục và đào tạo: 
Ngày 16/8, Sở GD-ĐT tổ chức tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018-2019. Kết thúc năm học 2017-2018, ngành GD-ĐT Bắc Ninh tiếp tục thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản, với kết quả: tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp đạt 97,2%; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 94,6%; phổ cập giáo dục các cấp học giữ vững tốp đầu trong cả nước. Năm học 2018-2019, ngành GD-ĐT Bắc Ninh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án về giáo dục và đào tạo. Trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp các cấp học với mục tiêu xóa phòng học cấp 4 trong toàn tỉnh; đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao năng lực, phẩm chất của người học, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục và kết quả các kỳ thi; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.

1.2.4 Lợi thế


- Hệ thống giao thông trong huyện là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế.

- Vị trí của tỉnh Bắc Ninh là điều kiện thuận lợi để huyện hợp tác, giao lưu với các quận, huyện khác của Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Truyền thống văn hóa ngàn năm, bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng và những giá trị bản sắc dân tộc vẫn được lưu giữ và phát huy là động lực cho sự phát triển bền vững của Bắc Ninh những năm tới.

1.2.5 Khó khăn


- Với nguồn nhân lực dồi dào từ địa phương, chưa tận dụng được hết. Vì vậy, cơ quan quản lý địa phương cần có chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào huyện; đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn.

- Cơ sở hạ tầng để phát triển thương mại-dịch vụ chưa đồng bộ. Chưa đa dạng hoá các loại hình, nâng cao chất lượng hoạt động thương mại dịch vụ theo yêu cầu văn minh, hiện đại, phù hợp với quá trình hình thành các khu công nghiệp và các khu đô thị mới.
- Chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện, đa dạng hoá các loại hình du lịch (du lịch văn hoá, dung lịch sinh thái, du lịch cuối...).
- Tốc độ phát triển không cao, khả năng hấp thụ đầu tư, khả năng thị trường hóa các hàng hóa và dịch vụ còn yếu kém. Cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển phải có nhiều chi phí đầu tư để cải tạo nâng cấp và xây dựng mới. Đây là khu vực dễ bị lũ lụt đòi hỏi phải có chi phí lớn để bảo dưỡng hệ thống đê và chi phí lớn về bơm để cung cấp nước tưới và thoát nước khi bị mưa ngập.
- Tổ chức bộ máy quản lí môi trường ở địa phương đã được kiện toàn ở cấp huyện và cấp xã, thị trấn, tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, chất lượng nhân lực còn yếu nên chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần giải quyết.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI VÙNG QUY HOẠCH


3.1 Quy hoạch sử lý chất thải rắn tỉnh Bắc Ninh: 
3.1.1  Mục tiêu : 
Mục tiêu chung : 
-                 3R : Giảm lượng thải – Tăng tái chế - Tái sử dụng chất thải rắn 
-                 Có được các không gian chứa rác trung chuyển,tăng cường khả năng sử lý chất thải rắn nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và giữ gìn cảnh quan tỉnh Bắc Ninh 
-                 Chôn và đốt nhóm chất thải rắn không thể tái chế, không thể tái sử dụng giảm nhu cầu đất dành cho sử lý chất thải rắn tại tỉnh. 
Mục tiêu cụ thể: 
-                 Giảm lượng chất thải phát sinh: 1,0kg/người/ngày 
-                 Đến năm 2025 phải nhanh chóng hoàn thành quy hoạch và lập dự toán chi tiết để xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập chung tại các khu đô thị khu dân cư tập trung cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung tại  tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 các khu đô thị của tỉnh phải có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt hoàn chỉnh và đạt tiêu chuẩn 6772-2005(mức I) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. 
-                 Thu gom và xử lý chất thải rắn của tỉnh đạt 60% vào năm 2025 và đạt 75% vào năm 2030. Xử lý trên 70% chất thải nguy hại và 90% chất thải y tế. 
3.1.2       Nội dung thực hiện : 
-                 Phân loại, thu gom, vận chuyển các chất thải rắn trên toàn tỉnh. 
-                 Xử lý và tái sử dụng chất thải rắn 
-                 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân và nhà quản lý về việc phân loại rác tại nguồn và quản lý chất thải rắn trên toàn tỉnh. 
3.2         Biện pháp và chương trình dự án cụ thể : 
a.              Biện pháp về giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường :
-                 Tổ chức truyền thông  cho người dân từ tỉnh đến huyện, xã về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn: tổ chức truyền thông cho người dân định kì 6 tháng 1 lần giúp giảm lượng chất thải phát sinh 1kg/ người/ ngày. 
-                 Tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân hạn chế phát thải chất thải rắn ra môi trường bằng áp phích nơi công cộng: giúp giảm được 20% lượng chất thải rắn phát sinh và nhận thức người dân được tăng cao. 
-                 Giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh từ mầm non về việc xả thải chất thải rắn: 90% học sinh đã nhận thức được việc xả thải rác gây ô nhiễm môi trường trong đó 50% đã hạn chế xả thải rác thải bừa bãi. 
b.             Biện pháp về tổ chức và tăng cường năng lực quản lý môi trường: 
 - Các cán bộ tỉnh được tập huấn công tác truyền thông môi trường tối thiểu hằng năm 1 lần. 
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho các địa phương để đáp ứng công tác giám sát chất lượng môi trường và công tác quản lý chất thải rắn. 
- Tăng cường và bổ sung lực lượng cán bộ quản  lý môi trường tại địa phương ( ít nhật là 5 cán bộ tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh và 1 cán bộ chuyên trách tại UBND mỗi xã/thi trấn). 
- Các cán bộ cơ quan chủ quán hỗ trợ tạo điểu kiện để cán bộ học tập nâng cao trình độ. 
- Tổ chức, tham gia học hỏi kinh nghiệm , chuyển giao công nghệ mới từ các cuộc hội thảo liên tỉnh, hội thảo quốc tế về xử lý chất thải rắn 
c.              Biện pháp về khoa học kĩ thuật 
-                 Phối hợp với các các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức khoa học trong nước và quốc tế tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm do chất thải rắn, quy hoạch chi tiết khu xử lý chất thải rắn. 
-                 Sử dụng các máy móc tiên tiến hiện đại cho công tác quản lý và sử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. 
-                 Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh và có công suất lớn. 
-                  
d.              Xác định chương trình, dự án trong tương lai : 

Dự án 1: Nâng cao nhận thức về Quản lý chất thải rắn:
  
Mục tiêu của dự án: 
-                 Giảm thiểu nồng độ các chất độc hại và lượng chất thải rắn của các KCN, làng nghè, nhà máy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 
-                 Thực hiện trôi chảy chương trình 3R: Giảm lượng thải- Tăng tái chế- Tái sử dụng chất thải rắn. 

Tổng chi phí thực hiện:
-   3-5 tỷ (tuỳ thuộc vào quy mô của các KCN, làng nghề,nhà máy) 

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý:
-    UBND tỉnh Bắc Ninh và các sở ban ngành liên quan. 

Thời gian thực hiện :2018-2025 


Các hoạt động : 
-                 Mở lớp tập huấn về moii trường cho người dân và nhà quản lý tại tỉnh. 
-                 Tuyên truyền về 3R , phân loại và sử lý rác thông qua báo đài, tờ rơi…. 
-                 Mở 3 cuộc hội thảo, toạ đàm cho các cán bộ , nhân dân của tỉnh về phương hướng hoạt động, mục tiêu của các hoạt động và cách sử lý của các hoạt động sẽ được xây dựng tại địa phương 

Đánh giá tính khả thi của dự án:  
-                 Dự án phù hợp với mục tiêu phát triển với tỷ lệ rác thải được thu gom đạt 95% 
-                 Nguồn vốn của dự án được lấy từ kinh phí bảo vệ môi trường của tỉnh nên tỉnh cần phê duyệt. 
-                 Dự án được thực hiện góp phần nâng cao nhận thưc của người dân và nhà quản lý. 

                Dự án 2: Cải thiện quản lý chất thải rắn cho tỉnh Bắc Ninh 

Mục tiêu của dự án
-                 Đến năm 2025 phải nhanh chóng hoàn thành quy hoạch và lập dự toán chi tiết để xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập chung tại các khu đô thị khu dân cư tập trung cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung tại  tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 các khu đô thị của tỉnh phải có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt hoàn chỉnh và đạt tiêu chuẩn 6772-2005(mức I) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. 

 Thời gian thực hiện: 2018- 2025 

 Kinh phí thự hiện dự án: 8 tỷ 

 Cơ quan chịu trách nhiệm:
-        UBND tỉnh cùng với các cơ quan ban nghành.

Nội dung 
-                 Tuyên truyền , giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ quản lý và nâng cao trách nhiệm đối với vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn. 
-                 Xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và công suất sử lý chất thải rắn của bãi chôn lấp khoảng 20.000 tấn/ năm. 
-                 Đầu tư trang thiết bị và máy móc hiện đại phục vụ cho công tác thu gom và sử lý chất thải rắn. 
-                 Xây dựng nhà máy tái chế các chất thải rắn có thể sử lý sơ qua và tái chế lại. 
Đánh giá tính khả thi của dự án: 
-                 Dự án phù hợp với mục tiêu phát triển của dự án, đáp ứng nhu cầu sử lý chất thải được thu gom và sử lý đạt 90% 
-                 Dự án cần nguồn kinh phí lớn và nguồn vốn từ nhiều nguồn nên cần hệ thống và từng bước khi dự án đi vào hoạt động. 
-                 Dự án góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện được chất lượng môi trường sống. 
               Dự án 3: Nghiên cứu sơ bộ về Quản lý chất thải rắn theo vùng: 

Mục tiêu của dự án:
-                  Khảo sát thực địa từ đó đề suất được giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường dó chất thải rắn gây ra. 

Thời gian thực hiện: 2018-2025 

Kinh phí thực hiện: 3 tỷ 
Cơ quan chịu trách nhiệm: UBND tỉnh Bắc Ninh cùng với các cơ quan ban nghành. 
Các hoạt động của dự án:  
-                 Thu thập số liệu và thông tin cần thiết để phục vụ cho hoạt động của dự án. 
-                 Thảo luận với các cơ quan ban ngành từ đó đề suất ra được những giải pháp hợp lý. 
-                 Nghiêm cứu và khảo sát thực địa quanh khu vực thựuc hiện dự án. 
Đánh giá tính khả thi: 
-                 Dự án phù hợp và khả thi đối với mục tiêu sử lý chất thải rắn phát sinh trên diện rộng trong tương lai mang tính liên kết toàn diện về bảo vệ môi trường. 
-                 Huy động được nhiều nguồn vốn giúp thực hiện dự án tốt hơn và tránh được tranh chấp trong sử dụng đất tại tỉnh. 




3.3  Quy hoạch giảm thiểu ô nhiễm không khí và cải tạo cảnh quan của khu vực

Mục tiêu chung:
- 100% Các thành phố lớn tập trung đông dân cư sẽ có các khu công viên sinh thái.
- Cải tạo nạo vét các dòng sông chảy qua địa bàn trả lại môi trường trong sạch
- 100% các tuyến đường giao thông đều có các cây xanh hạn chế lượng bụi và khí thải do các phương tiện gây ra. 
Mục tiêu cụ thể:
-         Xây dựng các khu công viên, khu vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần và ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
-         Xử lý nước thải do các dòng sông bị ô nhiễm do hoạt động phát trển kinh tế gây ra, trả lại một phần cảnh quan, sử dụng nước sông cho các hoạt động nông nghiệp và thủy sản.
-         Xây dựng cây xanh dọc các tuyến  đường chính của thành phố, tạo cảnh quan đô thị gần gũi với thiên nhiên



Nội dung thự hiện:
- Xây dựng các khu công viên, khu vui chơi giải trí, theo hướng đô thị sinh thái.
- Xử lý ô nhiễm, nạo vét các sông bị ô nhiễm do hoạt động phát triển kinh tế gây ra.
- xây dựng các tuyến giao thông xanh sạch đẹp, tạo tính thẩm mỹ.






Biện pháp và các chương trình cụ thể:
a, nâng cao tinh thần và nhận thức về môi trường:
-         Trong thời kì đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển bền vững, để nâng cao nhận thức môi trường cho người dân về bảo vệ môi trường, đặc biệt là chúng ta có quyền sống trong một môi trường trong lành vì vậy nhóm sẽ đưa ra những dự án gắn liền với sự phát triển kinh tế mà còn nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho người dân

b,
nguồn nước sông có thể sử dụng cho sinh hoạt cũng như phát trển nông nghiệp và thủy sản
-         Các dòng sông ngày một ô nhiễm số liệu quan trắc môi trường định kì cho thấy nguồn nước của các dòng sông ngày càng gia tăng, hệ sinh thái của dòng sông ngày càng dần đi do thói quen cũng như ý thức của người dân chưa cao, chưa có các hệ thống xử lý nước thải tập chung cho các khu dân cư. Nước sông bị ô nhiễm sẽ không thể sản xuất và sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản được nên nhóm đề xuất cải tạo dòng sông theo từng đoạn, trả lại cảnh quan và nguồn nước sạch



c, giảm thải ô nhiễm tại các nút giao thông trọng điểm.
-         Với mạng lưới giao thông ngày cành dày đặc cùng với sự gia tăng khí thải do các phương tiện di chuyển trong thành phố nhóm đề xuất bổ sung, trồng mới lượng cây xanh cũng như các nút giao thông trọng điểm, trồng các loại cây ít rụng lá, hấp thu tốt các chất ô nhiễm do phương tiện xả thải, trả lại một phần môi trường không khí trong lành
d, Từ các vấn đề về quyền con người được sống trong môi trường trong lành, hạn chế được lượng khí phác thải gây hiệu ứng nhà kính, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nhóm đã đề xuất ra 3 dự án cụ thể sau:


Dự án 1 : Xây dựng Công viên sinh thái, Khu vui chơi giải trí, Nâng cao đời Sống Tinh thần của người dân.
 Mục tiêu dự án : Tạo không gian sinh thái cho các khu vực đông dân cư nâng cao tinh thần của người dân về bảo vệ môi trường.

- Tổng kinh phí thực hiện : 500 tỷ đồng nguồn vốn hỗ trợ từ doanh nghiệp, nhà nước.

- Cơ quan chịu trách nhiệm, quản lý
: Ban quản lý dự án.

- Thời gian thực hiện : 2020 – 2030

- Các hoạt động: Xây dựng Khu Công viên sinh thái tại khu vực:




Với Diện tích khoảng 29ha đản bảo cho việc tạo ‘ Lá Phổi xanh” Cho các khu công nghiệp và hệ số phác thải khí nhà kính mức thấp, đạt được các kì vọng là đô thị công nghiệp xanh kiểu mẫu cấp quốc gia.


Dự án 2: Cải tạo, nạo vét sông Đuống và Sông Cầu , khôi phục cảnh quan bị ô nhiễm sung quanh sông:
- Mục tiêu của dự án:

 Cải tạo cảnh quan, chất lượng nước của dòng sông. Chất lượng nước sông có thể sử dụng nước cho nông nghiệp, thủy sản.

- Tổng kinh phí thực hiện: 400 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý: Cơ quan quản lý, chủ dự án đấu thầu.
- Các hoạt động:




Với Chiều dài khoảng 180Km của các dòng sông, nơi có thể cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp và đồng hóa một phần các chất ô nhiễm do quá trình sử lý chưa triệt để của nước thải sinh hoạt, 90% lượng nước do sự rửa trôi bề mặt bị ô nhiễm có thể tự đồng hóa được.

Dự án 3:
- Xây dựng cây xanh dọc các tuyến đường chính của Thành Phố Bắc Ninh
- Mục tiêu của dự án: Giảm thải ô nhiễm môi trường không khí tại các tuyến giao thông trọng điểm.
 - Tổng kinh phí thực hiện: 400 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý: Cơ quan quản lý, chủ dự án đấu thầu.
- Các hoạt động:

Với chiều dài 470Km đủ  đản bảo cho việc tạo ‘ Lá Phổi xanh”  cho các hoạt động giao thông vận tải có phác thải khí nhà kính và hệ số phác thải khí nhà kính mức thấp, đạt được các kì vọng là tuyến đường được trồng nhiều cay xanh nhất, mát nhất, người dân có thể đi ra đường mà không cần áo chống nắng…

CHƯƠNG IV. TRÁCH NHIỆM VÀ GIẢI PHÁP TRONG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

 4.1. Cơ Quan Quản Lý

Trong thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hết sức nặng nề, áp lực phát triển công nghiệp lên môi trường ngày càng lớn, nguy cơ trở thành các bãi chứa chất thải công nghiệp ngày càng cao. Để từng bước khắc phục, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là : Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp tác động ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đến sức khỏe nhân dân và môi trường sinh thái. Lấy tiêu chí môi trường là tiêu chí cơ bản để đánh giá các tổ chức đạt danh hiệu cơ sở, tổ chức văn hóa. Xây dựng kế hoạch phát động toàn dân tham gia BVMT.
Hai là : Với quan điểm “Không vì lợi ích, phát triển kinh tế mà làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân và môi trường sinh thái”, Sở TNMT sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các địa phương trong việc gắn kết công tác BVMT trong  Quyết định cấp phép đầu tư, Quy hoạch phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vực. Không cấp phép đầu tư cho các loại hình, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tiến tới đình chỉ sản xuất, di dời địa điểm đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu dân cư . Xác định môi trường luôn là Trụ cột sống còn của phát triển bền vững.
Ba là : Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm bằng các hình thức cao nhất đối với các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là các doanh nghiệp tại các làng nghề, CCN, các doanh nghiệp cố tình vi phạm, xả trộm chất thải không xử lý gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận, đặc biệt là các dòng sông: Sông Đuống, sông Cầu, sông Ngũ huyện Khê và các kênh tưới tiêu nội đồng.
Bốn là : Tập trung triển khai các đề án, các chiến lược về bảo vệ môi trường nông thôn, làng nghề, chiến lược xử lý rác thải; thực hiện nghiêm các biện pháp xử lý  đã quy định trong Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp; Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường tại các CCN, làng nghề: Văn Môn, Đại Bái, Châu Khê, Khắc Niệm, Đại Lâm, Phú Lâm và Phong Khê  theo Quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn, làng nghề đã được HĐND tỉnh, khóa 18, kỳ họp thứ 3 thông qua. Xây dựng Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2030 và định hướng đến năm 2050.
Năm là: Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về môi trường từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường nhân lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp huyện và xã.
Nâng cao năng lực hệ thống mạng lưới quan trắc, giám sát, dự báo diễn biến chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên, xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ môi trường; đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc, giám sát tự động đối với môi trường nước mặt, không khí, nước thải của các KCN, CCN, doanh nghiệp có nguồn xả thải lớn trên địa bàn tỉnh.
Sáu là: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái môi trường; Huy động các nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích để huy động, thu hút đầu tư có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các dự án môi trường trọng điểm.
Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản và là trụ cột của phát triển bền vững. Để thực hiện hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Ngành Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và các địa phương trong công tác bảo vệ môi trường vì một tỉnh Bắc Ninh phát triển bền vững.

4.2 Chính Sách

Thực hiện việc đầu thầu (đấu giá) quy hoạch khu công nghiệp, xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng, công nghệ, cán bộ quản lý môi trường
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc xây dựng, khai thác, sử dụng tài nguyên
- Khuyến khích các Doanh nghiệp đầu tư về thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên khoáng sản và cơ sở hạ tầng, hạn chế tác động đến môi trường; ưu tiên cấp phép khai thác đối với những khu quy hoạch về phát triển kinh tế của vùng, dãy cát bồi tụ đẩy trục dòng chảy ép bờ, những bãi bồi trên các nhánh sông; Ưu tiên các dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghê tiên tiến trong khai thác, chế biến, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu qủa kinh tế- xã hội cao, không tác động môi trường, cảnh quan.

4.3 Về kỹ thuật và công nghệ

- Thực hiện tham vấn ý kiến chính quyền địa phương và nhân dân khu vực thực hiện, xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ.
- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói, đá xây dựng; nghiên cứu phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Quy định cụ thể về diện tích, quy mô mỏ phù hợp cho từng dự án đầu tư khai thác và sản xuất sét gạch ngói nhằm tránh lãng phí tài nguyên và đất nông nghiệp;
- Đầu tư thoả đáng cho công tác thăm dò trước khi khai thác nhằm nâng cao độ tin cậy về trữ lượng, chất lượng mỏ để giảm thiểu rủi ro khi khai thác, chế biến;
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình công nghệ thăm dò, khai thác và phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản sau khi kết thúc khai thác.

4.4 Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Tiến hành công bố rộng rãi danh mục, trữ lượng các mỏ đã được quy hoạch thăm dò, khai thác trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư thăm dò và khai thác khoáng sản phục vụ công nghiệp VLXD 

4.5 Các giải pháp bảo vệ môi trường

- Xây dựng quy chế ký quỹ môi trường bắt buộc đối với các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn. Có những chế tài mạnh để bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp quỹ đúng theo quy định.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát môi trường. Thành lập bộ phận chuyên trách, có đầy đủ điều kiện trang thiết bị và nhân lực để theo dõi và quản lý môi trường.
- Hình thành quỹ bảo vệ môi trường để chi cho các hoạt động kiểm tra, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hoặc hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên thực hiện các Dự án khai thác khoáng sản có phương án tái tạo cảnh quan, phục hồi môi trường và sử dụng hiệu qủa diện tích được phép khai thác cho mục đích khác sau khi đóng cửa mỏ.

Kết luận

Quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh có tầm chiến lược, phạm vi nghiên cứu toàn tỉnh, đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ tới Vùng Thủ đô. Vì thế tỉnh Bắc Ninh đang tập trung hướng tới những mục tiêu sau:
1. Mục tiêu tổng quát và cụ thể của Quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh.
 2. Định hướng không gian, tính chất và quy mô phát triển đô thị, đặc biệt là đô thị lõi của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Định hướng không gian phát triển kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp …) của tỉnh, xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo từng giai đoạn đến năm 2020, 2030 và 2050.
4. Định hướng phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cấp nước và xử lý nước thải, xử lý chất rắn, cấp điện, thông tin liên lạc… đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
5. Xác định vùng không gian xanh cần gìn giữ, phát triển và bảo tồn.
6. Định hướng phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan, trong đó có vấn đề bảo tồn di sản, phát huy kiến trúc truyền thống trong xu thế phát triển kiến trúc hiện đại.
7. Những vấn đề cần quan tâm trong mối liên hệ Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ… và một số vấn đề liên quan khác.

Kiến nghị

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bạn quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 tầm nhìn 2050, một số kiến nghị với UBND Thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

Kiến nghị đối với quốc hội và chính phủ
1. Sớm rà soát, ban hành bổ sung, hoặc điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường đối với tất cả các lĩnh vực môi trường nhằm cụ thể hóa quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã được ban hành.
 2. Có cơ chế tài chính đặc thù trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án trọng điểm; đầu tư các công trình xử lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
 3. Xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xả thải (nước thải, khí thải) ra môi trường cho phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực; vừa đảm bảo về hiệu quả công tác bảo vệ môi trường vừa đảm bảo khả năng xử lý của chủ doanh nghiệp trong điều kiện thực tế của Việt Nam.
4. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan đầu mối đề xuất cơ chế phối hợp cụ thể hơn giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với các Bộ ngành khác, giữa các tỉnh, Thành phố với nhau để thực hiện có hiệu quả các chương trình bảo vệ môi trường, nhất là các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh, quản lý lưu vực sông. - Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án xử lý môi trường bức xúc nhằm khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Kiến nghị đối với các Bộ, ngành và địa phương

1. Thường xuyên tập huấn cho các cán bộ quản lý môi trường cấp quận, huyện và  đầu tư kinh phí để cán bộ quản lý môi trường cấp huyện luân phiên thăm quan học tập kinh nghiệm quản lý môi trường tại những địa phương có kinh nghiệm điển hình.
2. Có cơ chế phối hợp phù hợp, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả các vấn đề môi trường phát sinh trên địa bàn huyện
3. Đầu tư phương tiện, máy móc, trang thiết bị đo kiểm tra môi trường cho phòng Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các nhà máy, cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.
4. Thương xuyên quan tâm, chỉ đạo UBND huyện và cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
5. Xác định bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo các hoạt động theo hướng phát triển bền vững.
6. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân tích cực chung tay bằng những việc làm thiết thực bảo vệ môi trường. Xây dựng cuộc sống xanh, nếp sống mới thân thiện với môi trường sâu rộng trong mọi tổ chức và toàn cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện.
7. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp tổng thể, đồng bộ trong công tác bảo vệ môi trường huyện. Chấp thuận chủ trương đầu tư và thúc đẩy thực hiện các chương trình, công trình, dự án bảo vệ môi trường theo quy hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Niên giám thống kê: https://gso.gov.vn
Thư viện đại Học Tài nguyên Và Môi Trường http://lib.hunre.edu.vn
Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh: http://stnmt.bacninh.gov.vn/
Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh: http://bacninh.gov.vn
Hội nông dân Việt Nam http://mtnt.hoinongdan.org.vn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Trường đại học Khoa học tự nhiên
Hình ảnh quy hoạch tỉnh Bắc Ninh tại google map

Tổng số lượt xem trang