Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiếng Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiếng Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngữ pháp TOEIC – Bài 6: Cách nhận biết vị ngữ – P3: không có trợ động từ

Ngữ pháp TOEIC – Bài 6: Cách nhận biết vị ngữ – P3: không có trợ động từ

Bài này chỉ cách nhận biết vị ngữ của câu hay một mệnh đề khi không có trợ động từ.

Lời thoại của video:

Tuy nhiên chúng ta cũng có những câu mà vị ngữ không có trợ động từ.
Ví dụ những câu như thế này: I work at home. Đây là câu ở thì hiện tại đơn nên không cần có trợ động từ. Hoặc là: He works at home (hiện tại đơn), I worked at home (quá khứ đơn). Bạn chú ý quá khứ đơn thường thêm -ed. Dựa vào đó để nhận biết động từ. Hay những câu như I drove a FerrariDrove là quá khứ của động từ drive.
Những câu như thế này không có trợ động từ thì làm sao biết vị ngữ ở chỗ nào?
Thứ nhất là dựa vào những kiến thức của chúng ta, ví dụ như work – là hành động, là động từ nên ta có thể đoán vị ngữ bắt đầu từ đây.
Hoặc ta có thể nhìn vào đuôi của động từ đó trong cụm động từ làm vị ngữ. Ví dụ động từ  indicate (đuôi -ate thường là động từ), hoặc recognize (đuôi -ize là động từ), hoặc là notify (đuôi -fy là động từ). Nhìn vào đấy ta có thể đoán được đó là động từ và có thể có vị ngữ ở đó.
Chúng ta còn có thể dựa vào cấu trúc của câu và kiến thức ta đã biết về cấu trúc của một câu. Ví dụ: The president drove a Ferrari – Ông chủ tịch lái một chiếc Ferrari. Cấu trúc của câu trong tiếng Anh như thế nào thì tiếng Việt cũng vậy. Nó sẽ có một cụm danh từ ở phía trước, ở giữa là một hành động, ở phía sau là một cụm danh từ. Cụm danh từ phía trước (The president) thực hiện hành động này (drove), và hành động drove tác động lên cái này (a Ferrari).
Cấu trúc câu thường là như vậy. Khi nhìn vào ta thấy phía trước là cụm danh từ, phía sau là cụm danh từ thì ở giữa sẽ là động từ. Ta hiểu vị ngữ bắt đầu từ drovetrở đi và phía trước sẽ là chủ ngữ. Nhìn vào ta cũng có thể đoán ngay sát phía trước là chữ có đuôi -ent (president) – thường là danh từ chỉ người. Vậy chủ ngữ sẽ là The president, thì vị ngữ là phần còn lại.
Chúng ta hãy cùng xét một số ví dụ.
Câu 104
Nhìn vào đoạn đầu ta thấy có chữ có -s, có thể đoán đó là một động từ ở thì hiện tại đơn và phía trước nó là một danh từ. Ngoài ra đuôi -ain thường là động từ. Ví dụ như remain, retain,… Hoặc ta có thể thấy phía trước là cụm danh từ (The summary), phía sau là cụm danh từ (not only a technical), thì ta hiểu chữ ở giữa sẽ là một động từ. Cụm danh từ ở trước thực hiện hành động contain và hành động đó tác động lên cụm danh từ phía sau. Ta hiểu vị ngữ bắt đầu từ contains… trở đi (cái gì đó chứa đựng cái gì đó).
Câu 105
Nhìn vào ta thấy khúc đầu có chủ ngữ kéo dài thành cụm danh từ (The conference’s keynote speaker…) kéo dài đến addressedcó đuôi -ed. Ta đoán được đây là động từ ở thì quá khứ đơn cột 2. Ta hiểu đây là một hành động. Phía sau là một danh từ gì đó. Cụm danh từ phía trước thực hiện hành động addressed với cái gì đó. Ta hiểu vị ngữ bắt đầu từ addressed… trở đi. Ngoài ra nhìn vào ta cũng thấy speaker có đuôi -er là danh từ chỉ người nên nó là chủ ngữ.
Câu 114
Khá dễ để nhận biết. Ta nhìn vào khúc The team members là một cụm danh từ, the same opinions là một cụm danh từ, thì rõ ràng have là hành động (những cái gì đó có cái gì đó). Vị ngữ sẽ bắt đầu từ have… trở đi, chủ ngữ từ members trở về trước.
Câu 124
Rất dễ để ta nhận biết hành động vì nó rất quen thuộc – make. Ở phía trước (All laboratory employees) là cụm danh từ, it ở phía sau là một đại từ. Vị ngữ từ make…trở đi.
Câu 128
Cũng là một hành động rất dễ nhận ra – takes. Phía trước rõ ràng là tên một người nào đó và là danh từ, phía sau là một danh từ (cái gì đó của cái gì đó). Vị ngữ sẽ bắt đầu từ takes… trở đi.
Câu 133
Có từ summarize là đuôi -ize thường gặp của động từ. Nhìn vào ta biết summarize là hành động. Ở trước là cụm danh từ (cái gì đó) thực hiện hành động summarize ở phía sau. Hành động sẽ bắt đầu từ summarize (cái gì đó summarize cái gì đó ở phía sau).
Câu 134
Ta cố gắng kiếm hành động ở chỗ nào. Ta thấy arise là từ có đuôi -ise, cũng là đuôi thường gặp của động từ, ta hiểu đây là động từ. Vị ngữ sẽ bắt đầu từ arise… trở đi, toàn bộ phía trước là cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ (những vấn đề gì đó arise).

Ngữ pháp TOEIC – Bài 6: Cách nhận biết vị ngữ – P2: các trợ động từ

Ngữ pháp TOEIC – Bài 6: Cách nhận biết vị ngữ – P2: các trợ động từ

Bài này chỉ cách nhận biết vị ngữ của một câu hay một mệnh đề bằng cách tìm trợ động từ.


Lời thoại của video:

Ngoài động từ to be ra, chúng ta còn có thể dựa vào những trợ động từ khác để xác định vị ngữ. Ví dụ ta có trợ động từ rất thường gặp là have/has. Nó đi với động từ ở dạng cột 3 V-ed trong bảng động từ bất quy tắc. Đây là thì hiện tại hoàn thành, nôm na có nghĩa là đã làm hành động đó.

Những trợ động từ khác hay gặp là will/would: nghĩa là sẽ. Hay can/could: có thể. Should: nên. Must/have/has to: phải. Lúc nào nó cũng đi với động từ nguyên mẫu. Nhìn vào câu và thấy những trợ động từ này thì chúng ta hiểu vị ngữ sẽ bắt đầu từ đây. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số ví dụ.

Câu 101

Nhìn vào ta thấy vị ngữ rõ ràng bắt đầu từ will be… trở đi. Will là trợ động từ mang nghĩa sẽ làm một cái gì đó.

Câu 102

Vị ngữ sẽ lại bắt đầu từ will be… – sẽ là – giống như câu 101.

Câu 109

Vị ngữ cũng bắt đầu từ will và rất dễ nhìn ra.

Câu 115

Đây là thì hiện tại hoàn thành có trợ động từ have, phía sau là một động từ có -ed(đã làm cái gì đó). Vị ngữ bắt đầu từ have… trở đi (cái gì đó đã làm gì đó).

Câu 131

Vị ngữ rõ ràng bắt đầu từ has… trở đi cho đến hết. Trợ động từ ở đây là has, có động từ decided ở sau, nghĩa là đã quyết định. The company là chủ ngữ.

Câu 135

Trợ động từ là must (phải làm gì đó). Vị ngữ bắt đầu từ must… trở đi.

Ngữ pháp TOEIC – Bài 6: Cách nhận biết vị ngữ – P1: động từ BE




Ngữ pháp TOEIC – Bài 6: Cách nhận biết vị ngữ – P1: động từ BE

Bài này chỉ cách nhận biết vị ngữ của một câu hay một mệnh đề bằng cách nhìn vào động từ BE.


Lời thoại của video:

Xin chào các bạn,

Trong video này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách xác định vị ngữ của câu.

Hôm trước chúng ta đã học về cấu trúc của một vị ngữ và chúng ta biết là trong một vị ngữ có thể có một cái đứng trước gọi là trợ động từ (loại từ đứng trước động từ chính của câu). Cách xác định vị ngữ dễ nhất là cứ nhìn vào trợ động từ, chúng ta sẽ biết là vị ngữ bắt đầu ở chỗ đó.

Bây giờ chúng ta lấy ví dụ: I am sleeping. Vị ngữ của chúng ta bắt đầu từ chữ am, và am ở đây là trợ động từ bổ trợ cho động từ sleeping. Nhìn vào chữ am ta biết vị ngữ bắt đầu từ chỗ này. Hoặc ví dụ như: He has worked here. Vị ngữ bắt đầu từ chữ has, là trợ động từ bổ trợ cho worked. Hoặc I should go (tôi nên đi) – should là trợ động từ bổ trợ cho động từ chính là go. Cứ nhìn vào những từ này thì chúng ta biết nó bắt đầu một vị ngữ.

Chúng ta sẽ xem có những trợ động từ như thế nào.

Thứ nhất ta có động từ to beam/is/are. Ta có hai trường hợp là V-ing và V-ed. Khi đi với động từ -ing, trợ động từ to be có nghĩa là đang làm gì đó. Khi đi với -ed thì có nghĩa là bị/được làm gì đó. Các bạn chú ý khi động từ to be đi với một tính từ (adj), lúc đó nó không phải trợ động từ mà chỉ là động từ bình thường. Ta hiểu động từ to be lúc này có nghĩa là có tính chất gì đó. Hoặc nếu đi với danh từ (noun) thì lúc đó nó có nghĩa “là” – là cái thứ đó, là cái danh từ đó. Các bạn lưu ý am/is/are chỉ là những ví dụ tiêu biểu vì thực ra động từ to be ở nhiều dạng khác nhau. Ví dụ ở quá khứ thì nó là was/were/been/be.

Bây giờ chúng ta sẽ xét các ví dụ thực tế trong bài thi TOEIC để xem vị ngữ bắt đầu bằng động từ to be là như thế nào.

Câu 103, nhìn vào ta biết vị ngữ là từ đây (are) trở đi. Nó là trợ động từ cho một chữ có -ed ở phía sau, nghĩa là được khuyên.

Câu 106, nhìn vào ta biết vị ngữ từ đây (are) đến đây (box). Ta biết nó là động từ to be (are) và phía sau là động từ thêm -ed (retained) : cái gì đó được giữ lại.

Câu 108, nhìn vào đây ta thấy được vị ngữ sẽ bắt đầu từ is… đến attendance. Vì lại có động từ to be (is) làm trợ động từ, phía sau là một động từ thêm -ed : cái gì đó được xem là gì đó.

Câu 129, nhìn vào ta thấy vị ngữ bắt đầu từ was… trở đi. Vì ta có was là động từ to be dạng quá khứ, phía sau là một động từ thêm -ed: cái gì đó/ai đó/bà nào đó đã được thăng chức.

Câu 130, ta thấy vị ngữ từ was… trở đi cho đến hết. Was ở đây không làm trợ động từ vì phía sau chúng ta không thấy chữ có -ed nào hết. Động từ to be ở đây là một động từ bình thường, phía sau đi với serious – một tính từ: mang nghĩa đã nghiêm trọng hơn.

Câu 137, vị ngữ sẽ bắt đầu từ is most… trở đi. Vì is là động từ to be, và nó là động từ thường chứ không phải trợ động từ vì chúng ta không thấy V-ing hay V-ed ở sau mà ta thấy một cụm danh từ. Động từ to be ở đây chúng ta hiểu nó là nguyên nhân của cái gì đó.

Câu 138, vị ngữ sẽ bắt đầu từ is available… trở đi. Động từ to be đi với tính từ available: cái gì đó nó được cung cấp/có sẵn.

Câu 139, vị ngữ rõ ràng bắt đầu từ are…cho đến hết. Are là trợ động từ vì phía sau là một V-ing. Ta hiểu đây là thì hiện tại tiếp diễn, chủ ngữ phía trước đang discovering – khám phá cái gì đó.

Ngữ pháp TOEIC – Bài 5: Ví dụ phân tích cấu trúc của vị ngữ




Ngữ pháp TOEIC – Bài 5: Ví dụ phân tích cấu trúc của vị ngữ

Bài này bàn về các ví dụ thực tế trong đề thi TOEIC nhằm chỉ cách phân tích cấu trúc của vị ngữ của câu, hay nói cụ thể hơn là một cụm động từ.

appears to be the only person in the team who can finish the survey by himself

Cụm động từ này có appears đứng đầu. Đây là động từ chính của cụm động từ này. Phía sau nó là một cụm từ bắt đầu bằng chữ to. Phía sau nữa là động từ to be ở dạng nguyên mẫu be.

To đứng trước một động từ dạng nguyên mẫu thì đây là cụm động từ nguyên mẫu có to (cụm to-verb). Cụm to-verb này nó sẽ đi theo động từ chính appears.

Chữ appears này nghĩa là “có vẻ”. Vậy appears to be nghĩa là “có vẻ là”.

Ta thấy trong cụm to-verb này có một cụm động từ. Chúng ta hãy cùng xem xét bên trong nó xem có đúng với cấu trúc của một cụm động từ hay không.

Chúng ta có be là động từ chính. Phía sau nó là the only person… – “người gì đó …”, là một cụm danh từ.

Trong cái cụm danh từ này chúng ta có một mệnh đề quan hệ: who can finish…Trong bài trước chúng ta đã biết là một cụm danh từ có thể có mệnh đề quan hệ đứng phía sau mô tả cho nó.

Trong mệnh đề quan hệ này lại có một cụm động từ who can finish… – “có thể hoàn thành…” Chúng ta hãy cùng xét xem cụm động từ này có những cái gì? Động từ chính là finish – “hoàn thành”. Phía trước là chữ can là trợ động từ – “có thể hoàn thành”. Phía sau là the survey, là cụm một danh từ – “có thể hoàn thành bản khảo sát”. Phía sau nữa chúng ta có by himself, là một cụm bắt đầu bằng chữ by, một giới từ. Đây chính là một cụm giới từ, nghĩa là “bởi chính anh ấy”. Nguyên cụm này có nghĩa là “có thể hoàn thành bản khảo sát tự chính anh ấy”.

are scheduled to undergo renovations

Ta thấy cụm này bắt đầu bằng một động từ ở thể bị động are scheduled. Nghĩa là nó có động từ to be là are và một động từ ở dạng –ed hoặc là dạng V3 phía sau. Động từ to be ‘are’ chính là trợ động từ, còn động từ scheduled là động từ chính. Chúng ta có thể hiểu nôm na trợ động từ are có nghĩa là “bị làm gì đó” hay “được làm gì đó”.

Phía sau chúng ta thấy có một cụm từ bắt đầu bằng chữ to, chính là cụm to-verb đi theo động từ chính, nghĩa là “để làm gì đó”.

Trong cái cụm “để làm gì đó” này lại là một cụm động từ nhỏ, với undergo là động từ chính, và phía sau nó là renovations là cụm danh từ.

Nghĩa của nguyên cụm này là “được dự định để trải qua những sự tân trang / đổi mới”.

enter graduate school immediately after completing a bachelor of science degree

Cụm động từ này có enter – “đi vào” ở ngay phía trước, là động từ chính.

Ngay phía sau là graduate school là một cụm danh từ, theo sau động từ chính mô tả cho động từ chính enter – “đi vào cái graduate school”.

Sau đó chúng ta có immediately – “một cách ngay lập tức”, là trạng từ mô tả cho động từ chính enter – “đi vào một cách ngay lập tức”.

Phía sau là một cụm từ bắt đầu bằng giới từ after, và phía sau là một động từ dạng V-ing, đóng vai trò như một cụm danh từ. Cụm từ mà có một giới từ và một cụm danh từ thì chính là cụm giới từ.

Trong cụm giới từ này, ta có completing – “hoàn thành”, đóng vai trò là một danh từ nhưng bản chất của nó là một động từ. Cái việc “hoàn thành…” lại là một cụm động từ nhỏ.

Trong đó có completing là động từ chính. Phía sau nó có a … degree – “một tấm bằng…” là một cụm danh từ.

Cụm này có nghĩa là “đi vào trường này… ngay lập tức sau khi đã hoàn thành tấm bằng…”

plan to hire more personnel

Cụm động từ này có chữ plan – “lên kế hoạch” là động từ chính.

Phía sau có to hire…, là một cụm động từ nguyên mẫu có to (to-Verb), nghĩa là “để làm cái gì đó). Trong này lại là một cụm động từ nhỏ, với hire là động từ chính, phía sau có more personnel là cụm danh từ đi với hire.

Cụm này nghĩa là “lên kế hoạch để thuê thêm người”.

request an HDTV cable box at no extra charge

Cụm động từ này có động từ chính là request – “yêu cầu”.

Phía sau là một cụm danh từ an HDTV cable box.

Phía sau cụm danh từ đó là một cụm bắt đầu bằng chữ at, là một cụm giới từ.

can easily rebuild your credit by taking steps to repair your credit as soon as possible

Cụm động từ này bắt đầu bằng can, là một trợ động từ đứng trước động từ chính.

Rebuild là động từ chính.

Easily là trạng từ mô tả cho động từ chính đó.

Và ta thấy trợ động từ can cũng bổ trợ cho động từ chính này.

Phía sau có cụm danh từ your credit.

Cụm phía sau by taking steps… có giới từ by và taking steps…, là cụm động từ dạng V-ing đóng vai trò là một cụm danh từ. Vậy chúng ta có một giới từ đi với một cụm danh từ tại thành cụm giới từ.

Trong cụm động từ dạng V-ing này thì ta có taking là động từ chính.

Phía sau có steps… – “những bước…” là một cụm danh từ đi theo động từ chính.

To repair… – “để sửa chữa…” là to-Verb, là một cụm động từ nguyên mẫu có to đi theo động từ chính.

Cụm to-Verb này bản thân nó là một cụm động từ. Trong đó có repair là động từ chính. Your credit là danh từ đứng phía sau. As soon as possible – “nhanh nhất có thể” chúng ta có thể hiểu là một thành ngữ, đóng vai trò như một trạng từ. Làm việc đó như thế nào? Làm việc đó “một cách nhanh nhất có thể”.

• Chúng ta có thể thấy là một cụm động từ có thể phân ra thành những cụm động từ nhỏ. Hiểu được cấu trúc mình đã nói ở bài trước sẽ giúp chúng ta nhận biết được những cụm động từ này.

becomes more expensive

Với cụm động từ này, chúng ta có becomes là động từ chính.

Phía sau chúng ta có cụm tính từ more expensive, bao gồm tính từ expensive và chữ more phía trước mô tả cho nó.

Nghĩa của cụm này là “trở nên mắc hơn”. Động từ chính là “trở nên”, kèm theo phía sau là tính từ “mắc hơn” mô tả cho việc “trở nên” này.

is still on the rise

Động từ chính là to be ‘is’On the rise là một cụm giới từ đi theo isStill – “vẫn” là một trạng từ cũng đi theo is. Cụm này có nghĩa là “thì vẫn đang trên sự gia tăng”.

have fallen dramatically in recent years

Chúng ta có have đi với fallen, là một động từ dạng V3, tức động từ ở cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc của chữ fall. Chữ have đi cùng với V3 chính là cấu trúc của thì hiện tại hoàn thành.

Trong thì hiện tại hoàn thành, chữ havenày chính là trợ động từ. Động từ chính là fall – “giảm”. Trợ động từ have – “đã” đi theo mô tả cho động từ chính, tạo thành “đã giảm”.

Phía sau có dramatically – “một cách nhanh chóng” là một trạng từ mô tả cho động từ chính. Giảm như thế nào? “Giảm một cách nhanh chóng”.

Phía sau là cụm giới từ in recent years – “trong những năm gần đây”.

Ta thấy tất cả những cụm động từ này đều tuân theo cấu trúc mà chúng ta đã học ở bài trước.

Ngữ pháp TOEICBài 4: Ví dụ phân tích cấu trúc của chủ ngữ












Ngữ pháp TOEIC

Bài 4: Ví dụ phân tích cấu trúc của chủ ngữ


Bài này bàn về các ví dụ thực tế trong đề thi TOEIC nhằm chỉ cách phân tích cấu trúc của chủ ngữ của câu, hay nói cụ thể hơn là một cụm danh từ.

All the storage rooms

Như chúng ta đã biết, phía sau danh từ chính chúng ta có những cái này: Thứ nhất là to verb, phải cần có chữ to. Thứ hai là mệnh đề quan hệ, phải bắt đầu bằng những chữ như who, which, why… Còn nếu mệnh đề quan hệ rút gọn thì nó phải có V-ed hay là V-ing. Mình sẽ nói về điều này trong một cái ví dụ tiếp theo. Hoặc là có một cụm giới từ. Cụm giới từ thì phải bắt đầu bằng những chữ như on, at, for… Sau danh từ chính là những thành phần đó.

Nhưng nhìn vào cụm danh từ này các bạn thấy không có ba thành phần đó. Vậy thì các bạn biết ngay là chữ sau cùng là một danh từ chính rooms – “những căn phòng”.

Storage đây là danh từ của động từ store, nghĩa là “việc cất trữ”. Storage rooms – “những căn phòng dùng cho việc tích trữ”. Storage là một danh từ đứng trước một danh từ chính, mô tả cho danh từ chính.

Chữ the là từ hạn định, giúp xác định những căn phòng, ý nói là ta đã biết là những căn phòng nào rồi.

All – “tất cả” cũng là từ hạn định. Giới hạn của nó là “tất cả những căn phòng”.
Many science majors

Cũng tương tự như ví dụ trên, majors là danh từ chính. Science – “khoa học”, là một danh từ bổ nghĩa cho danh từ chính majors phía sau. Many chính là từ hạn định, giới hạn ở đây là “nhiều”. Many science majors – “nhiều sinh viên chuyên ngành khoa học”.
Many companies interviewed

Ví dụ này chúng ta thấy có thêm một thành phần khác. Phía sau ta thấy có một chữ có –ed ở sau cùng. Vậy đây là động từ dạng V-ed. V-ed mà nằm sau cùng thì chúng ta hiểu đó là mệnh đề quan hệ rút gọn. Dạng đầy đủ của nó là which were interviewed. Nhưng mà nó đã rút gọn lại, bỏ which và were đi. Nó mô tả cho danh từ chính là companies – “công ty” ở phía trước. Many – “nhiều” là từ hạn định mô tả cho danh từ chính. Nghĩa của cụm này là “nhiều công ty mà được phỏng vấn”.
A new approach to information asset protection

Ở đây chúng ta thấy phía sau có chữ to. Nó có phải là bắt đầu động từ dạng to verb – to do something không? Nó có phải là cụm động từ nguyên mẫu có tochỉ mục đích “để làm một cái gì đó” không? Không phải. Tại vì phía sau là chữ information, không phải là động từ. Information, asset, protection đều là danh từ. Suy ra chữ to không phải là “để”, mà chính là giới từ có nghĩa là “đến”, như go to school – “đi đến trường”.

Nếu to là giới từ, thì nguyên cụm to information asset protection là một cụm giới từ, mô tả cho danh từ chính là chữ approach.

Phía trước chữ approach có chữ new là một tính từ bổ nghĩa cho danh từ chính.

Và a là từ hạn định, và giới hạn ở đây là bất kỳ – “bất kỳ một cái gì đó”.

Cụm này có nghĩa là “một phương pháp mới đối với việc bảo vệ tài sản thông tin”.
Customers who purchase more than 500 dollars worth of items

Nhìn vào ví dụ này chúng ta thấy rất rõ ràng là nó có chữ who. Vậy ta biết được từ chữ who trở đi là một mệnh đề quan hệ. Trong đây có động từ purchase – “mua”. Nguyên cái mệnh đề quan hệ này bổ nghĩa cho danh từ chỉ người ở phía trước là customers – “khách hàng”. Chữ customers này chính là danh từ chính. Nguyên cụm này có nghĩa là “những người khách hàng mà mua một cái gì đó”.

• Nãy giờ các bạn có thể để ý là chúng ta chỉ nói về những sự vật, sự việc, không nói về hành động. Lí do là chúng ta đang nói về cụm danh từ chỉ một sự vật sự việc nào đó và những thành phần mô tả cho nó.
Employers interested in obtaining information concerning grants for technician

Chúng ta có giới từ in và for. Chúng có phải là những cụm giới từ bổ nghĩa cho danh từ chính không? Chúng ta để ý phía trước có một chữ interested, có tận cùng là -ed. Vậy chúng ta hiểu đó là mệnh đề quan hệ rút gọn từ who are interested… Một chữ interested bằng với who are interested. Vậy thì từ chữ interested trở về sau là một mệnh đề quan hệ, mô tả cho danh từ chính ở phía trước là employers.

Nguyên cụm này nghĩa là “những người chủ mà quan tâm đến việc làm gì đó…”
The majority of small-sized firms

Nhìn vào cụm này chúng ta thấy ngay chữ of là giới từ, có nghĩa nôm na là “của”. Đây là một cụm giới từ, “của cái gì đó” ở phía sau. Cụm giới từ này mô tả cho majority là danh từ chính. The ở phía trước là từ hạn định.

Cụm này có nghĩa là “đại đa số trong những công ty cỡ nhỏ”.
Applicants for the managerial position

Ở ví dụ này chúng ta thấy có chữ for là một giới từ. Nên đây là một cụm giới từ, bao gồm một giới từ for và một cụm danh từ phía sau. Cụm giới từ này mô tả cho danh từ chính ở phía trước là applicants.

Nghĩa của cụm này là “những người nộp đơn xin việc cho vị trí quản lý”.
The application submitted

Chúng ta thấy một chữ có –ed ở phía sau. Suy ra đó là mệnh đề quan hệ rút gọn của which were submitted – “mà đã được nộp”, bổ nghĩa cho danh từ chính phía trước là applications.

Cụm này có nghĩa là “những đơn xin việc mà đã được nộp”.
Attendance of the annual conference

Chúng ta thấy cụm này có chữ of, vậy từ chỗ nó trở về sau là cụm giới từ – “của một cái gì đó”. Cụm giới từ này bổ nghĩa, mô tả cho danh từ ở phía trước là attendance.

Nghĩa của cụm là “số lượng người tham dự của hội nghị hàng năm”.
The unemployment rate

Chữ sau cùng chắc chắn là danh từ chính rate. Unemployment là một danh từ, đứng trước danh từ chính và bổ nghĩa cho danh chính. The là từ hạn định.

Cụm này có nghĩa là “tỉ lệ thất nghiệp”.
A detailed quotation on the ongoing maintenance

Chúng ta thấy chữ on là một giới từ. Cụm on the ongoing maintenance là một cụm giới từ, mô tả cho danh từ chính là quotation.

Detailed là chữ có –ed đứng trước danh từ chính. Nó chính là tính từ đứng phía trước bổ nghĩa cho danh từ chính.

Chữ a là từ hạn định, với giới hạn ở đây là bất kỳ một cái nào.

Cụm này có nghĩa là “một bản báo giá chi tiết về việc bảo trì đang diễn ra”.
Attempts to ease congestion during peak hours

Chúng ta thấy có chữ to ở đây. Nhưng đây không phải là giới từ to nghĩa là “đến” hay là “đối với” như ở trên. Ở đây chính là động từ dạng to-V vì ease là động từ nguyên mẫu. Động từ ease là động từ của tính từ easy, có nghĩa là “làm cho cái gì đó trở nên dễ hơn”. Vậy từ chữ to trở đi là một cụm động từ nguyên mẫu có to, mô tả cho danh từ chính phía trước là attempts – “những nỗ lực”. Chữ to ở đây có nghĩa là “để” và nguyên cả cụm này chỉ mục đích cho danh từ chính.

Vậy cụm này có nghĩa là “những nỗ lực để giảm bớt sự ách tắc giao thông trong những giờ cao điểm”.
Domestically produced movies

Cụm này đặc biệt hơn, vì ở phía trước chúng ta thấy một chữ có –ly, là một trạng từ. Chúng ta có danh từ chính là chữ movies ở sau cùng. Tiếp theo là chữ có –ed, là tính từ mô tả cho danh từ chính. Vậy thì trạng từ domestically mô tả cho tính từ produced, không phải mô tả cho danh từ chính.

Cụm này có nghĩa là “những bộ phim được sản xuất trong nước”.

Đó là một vài ví dụ cho chủ ngữ hay chính xác là cụm danh từ. Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu về vị ngữ hay cụm động từ. Xin hẹn gặp lại các bạn vào bài sau.


nguồn gtv kiên vy

Ngữ pháp TOEIC – Bài 3: Cấu trúc của vị ngữ




Ngữ pháp TOEIC

Bài 3: Cấu trúc của vị ngữ

Phần 2 trong hai video về cấu trúc câu trong tiếng Anh.

Bài này sẽ nói về cấu trúc của vị ngữ, cụ thể là nói về những thành phần trong vị ngữ, cùng với vị trí và chức năng của những thành phần này.


Lời thoại của video:

Chào các bạn! Trong bài hôm trước mình đã nói về chủ ngữ của câu, những thành phần của nó, và những thành phần đó có mối quan hệ gì với nhau, có chức năng gì và vị trí như thế nào.

Trong bài này chúng ta sẽ nói qua về vị ngữ, là thành phần diễn tả hành động và tính chất của chủ ngữ.

Vị ngữ là một cụm động từ

Hôm trước mình có nói chủ ngữ là một cụm danh từ, thì vị ngữ là một cụm động từ.

cụm danh từ như một hệ mặt trời

Mình cũng nói là chủ ngữ hay một cụm danh từ thì giống như một hệ mặt trời, có một danh từ chính làm mặt trời ở giữa và xung quanh có những cái hành tinh quay quanh và bổ nghĩa cho danh từ chính.

Tương tự như vậy, cụm động từ cũng giống như một hệ mặt trời. Mặt trời ở giữa là một động từ chính, và có những thứ quay xung quanh bổ nghĩa và mô tả cho nó.

Hôm trước chúng ta đang nói về con mèo này. Bây giờ chúng ta cần một cái vị ngữ để diễn tả hành động của con mèo đó.

eats hay smiles làm động từ chính

Ví dụ chúng ta có động từ chính là eats – “ăn” hoặc là smiles – “cười”. Những thành phần nào bổ nghĩa cho động từ chính như thế này?

Cụm danh từ

danh từ fish phía sau mô tả cho động từ eats phía trước

Thứ nhất, chúng ta có thể nói là “ăn cái gì đó”, thì phía sau chữ “ăn” chúng ta sẽ cần một “cái gì đó”, tức là một cụm danh từ. Ví dụ như chữ fish – con mèo này “ăn cá”. Chữ fish mô tả cho hành động ăn. Ăn cái gì? Ăn cá. Chữ fish là một cái gì đó đứng phía sau chịu ảnh hưởng của hành động này. Nó bị con mèo nó ăn. Vậy đây là một danh từ mô tả, làm rõ cho hành động này.

Cụm giới từ

Chú ý là không phải lúc nào chúng ta cũng cần một danh từ phía sau mô tả cho hành động này. Ví dụ như động từ smiles – “cười”. Chúng ta có thể nói là ăn cá, ăn bánh, ăn mì… Nhưng mà smiles – “cười”, chúng ta không thể nói là “cười cá” được. Có những động từ gọi là nội động từ – động từ ở bên trong. Chúng không có tác động ra bên ngoài giống như eats (ngoại động từ). Nội động từ không có danh từ ở phía sau.

cụm giới từ at the dog

Nhưng nếu bạn muốn nói “cười với ai đó” thì sao? “Với ai đó” – sau chữ “với” là một danh từ. Nhưng danh từ này không chịu ảnh hưởng trực tiếp của hành động “cười”, mà nó đã có chữ “với” là một giới từ phía trước.

Vì smiles là một nội động từ. Bạn có thể hiểu là giống như tự một mình chúng ta cười và chúng ta hướng nụ cười về người ta, chứ không phải chúng ta tác động trực tiếp lên người ta. Vì smiles là nội động từ nên không có cái gì trực tiếp ở phía sau được. Nếu muốn nói cười đối với ai đó thì chúng ta cần một cái giới từ ở đây. Trong tiếng Anh thì giới từ tương đương là giới từ at. Ví dụ như là at the dog – “với con chó”. Con mèo này “cười với con chó”.

Vậy thành phần này là gì? Bài trước chúng ta đã có nói qua rồi, nó giống như on the bed. Nó là một cụm giới từ. Nó có thể mô tả cho động từ.

Chúng ta còn có những trường hợp nào nữa?

Linking verb và tính từ

Có một loại động từ gọi là linking verb – tức là động từ dùng để “nối”.

động từ liên kết - linking verb

Chúng ta một danh từ (N), một động từ (V) và một tính từ (Adj). Loại động từ này có tác dụng nối danh từ và tính từ lại với nhau.

Những động từ tiêu biểu của loại này như là look – “trông”. Ví dụ như look happy – “trông có vẻ vui”. Sau động từ look là một tính từ. Một ví dụ khác nữa là seem, cũng có nghĩa là “trông có vẻ”.

Hoặc là một động từ rất quen thuộc với mọi người – động từ to be. Động từ to bekhi chia ở những thì hay thể khác nhau thì sẽ có nhữg dạng khác nhau. Ví dụ như số nhiều ở hiện tại là are.

tính từ phía sau mô tả cho động từ liên kết is

Ví dụ như ở trên chúng ta có con mèo thì động từ to be sẽ là is. Như mình nói, nó có thể kết nối với một tính từ, ví dụ như là cute – “dễ thương”. “Con mèo dễ thương”.

Vậy nếu một động từ là động từ kết nối – linking verb, thì phía sau nó có thể có một tính từ hay là một cụm tính từ bổ nghĩa cho nó.

Cụm động từ nguyên mẫu có to

cụm động từ nguyên mẫu có to: to smile

Còn trường hợp này nữa. Ví dụ chúng ta muốn nói: “con mèo cố gắng cười”. Có hai hành động “cố gắng” – tries và “cười” – smile. Chúng ta thấy động từ “cười” diễn tả mục đích của động từ “cố gắng” (cố gắng để mà cười). Để chỉ mục đích thì chúng ta dùng một cái mà bài trước mình có nói rồi, đó là cụm nguyên mẫu động từ có to. “Cố gắng cười” – tries to smile. To smile là một cụm động từ nguyên mẫu có to. Tức là nó là một cụm gồm chữ to đầu tiên và sau đó là một động từ nguyên mẫu, tức là động là ở dạng không có biến đổi gì cả. Nó diễn tả mục đích – cố gắng để làm cái gì đó.

Trợ động từ

Tiếp theo còn có thành phần nào nữa? Nhiều khi là trong vị ngữ không chỉ có một hành động mà còn có động từ đứng trước động từ chính. Người ta gọi nó là trợ động từ. Trợ động từ là gì?

trợ động từ is, have, can

Có những trường hợp chúng ta cần có một động từ ở phía trước, ví dụ như is doing.  Như các bạn đã biết, đây là cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn. Chữ is có thể hiểu nghĩa là “đang”. Nó là trợ động từ, tức là một động từ dùng để hỗ trợ cho động từ chính doing, để nói tạo ra nghĩa “đang làm”.

Một số trợ động từ khác như have trong have done – “đã làm”. Chữ have này là trợ động từ, có nghĩa đại khái là “đã”. Hoặc một trợ động từ khác là can – “có thể”. Can do – “có thể làm cái gì đó”.

Ishave, và can là những trợ động từ đứng trước động từ chính. Những chữ doingdonedo mới là động từ chính tạo nên nghĩa cho câu. Trợ động từ đứng trước chỉ để hỗ trợ, nói cho chúng ta biết động từ đang ở thì gì như is hay have, hay diễn tả khả năng như can

is eating

Ví dụ nếu như ta muốn nói: “con mèo đang ăn cá”, thì ta sẽ thêm một trợ động từ is đứng trước, nghĩa là “đang” và đổi chữ eats thành eating. Thì is là trợ động từ đứng trước danh từ chính, bổ nghĩa cho nó.

Trạng từ

Chúng ta còn một thành phần rất quan trọng là trạng từ. Như trong Bài 1 mình có nói trạng từ có thể mô tả cho động từ. Vậy trong một cụm động từ thì trạng từ đứng ở đâu? Trạng từ có thể ở rất nhiều vị trí khác nhau.

vị trí trạng từ

Thứ nhất, ví dụ như có một trạng từ happily – “một cách vui vẻ”. “Đang ăn một cách vui vẻ” – is happily eating. Trạng từ có thể đứng giữa trợ động từ và động từ chính như vậy.

Trạng từ cũng có thể đứng sau ngay động từ chính.

Trạng từ cũng có thể đứng giữa động từ to be và một tính từ. Nhưng trạng từ này không phải mô tả cho động từ giống những trạng từ ở trên. Mà ở đây nó là đang mô tả cho tính từ. Really cute ở đây người ta gọi là một cụm tính từ. Reallymô tả cho cuteReally cute – “thật sự dễ thương”. Chứ không phải really mô tả cho động từ to be.

Trạng từ có thể đứng sau động từ như to smile hay đứng sau at the dog ở cuối câu.

trạng từ không nằm giữa động từ chính và danh từ phía sau

Một câu hỏi quan trọng là nó có thể chui vào giữa động từ eating và danh từ fishkhông? Thì nguyên tắc là ta không được đưa một trạng từ vào giữa một động từ và một danh từ. Nguyên tắc ngữ pháp là như vậy. Trạng từ không thể đưa vào giữa động từ và cái chịu ảnh hưởng của động từ ở phía sau (tân ngữ).

Tóm tắt

Bây giờ chúng ta cùng tóm tắt lại xem cụm động từ làm vị ngữ của chúng ta bao gồm những thành phần nào?

thành phần của cụm động từ

Thứ nhất, chúng ta có một động từ chính đứng ở giữa làm mặt trời – cái trung tâm. Xung quanh nó có những hành tinh nào quay quanh? Phía trước có trợ động từ (Aux) hỗ trợ cho động từ chính của chúng ta. Phía sau chúng ta có thể có cụm danh từ (N) chịu ảnh hưởng của động từ chính. Chúng ta có thể có một cụm giới từ, cụm tính từ (Adj), cụm động từ nguyên mẫu có to – diễn tả mục đích. Và xung quanh có thể có trạng từ (Adv). Trạng từ có thể có rất nhiều vị trí: giữa trợ động từ và động từ chính, đứng sau cùng, sau động từ. Chú ý là trạng từ không được đứng giữa động từ chính và danh từ ở phía sau. Đó là những thành phần chính của cụm động từ.

Một câu hỏi các bạn có thể đặt ra là: liệu có bắt buộc phải có chỉ một trong những thành phần trên không? Câu trả lời là không.

có thể có nhiều thành phần trên cùng một hàng

Ví dụ như ở ví dụ trên mình có thể đặt at the dog nằm sau to smileAt the dog lại là một cụm giới từ bổ nghĩa cho to smile. Tức là chúng ta có thể có nhiều thành phần cùng một lúc, nằm trong cùng một câu, không nhất thiết là chỉ có một trong những cái này thôi.

Tóm lại, chúng ta có chủ ngữ gồm những thành phần này, đồng thời cũng là một cụm danh từ:

cấu trúc cụm danh từ

Và vị ngữ gồm những thành phần này, đồng thời cũng là một cụm động từ.

cấu trúc cụm động từ

Chỉ cần nhớ như vậy là các bạn đã có thể tăng cường khả năng đọc hiểu của các bạn rất nhiều.

Hẹn gặp lại các bạn trong bài sau.

Tổng số lượt xem trang