KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TẠI NHÀ MÁY.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TẠI NHÀ MÁY.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người biên soạn

Người kiểm tra

Phê duyệt

 

 

 

 

 

 

Sửa đổi lần

Ngày sửa đổi

Người sửa

Người kiểm tra

Phê duyệt

Diễn giải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0  MỤC ĐÍCH

1.1   Đánh giá rủi ro mà Nhà máy F17 có thể đối mặt và chứng tỏ kế hoạch liên tục kinh doanh trong trường hợp có thảm họa.

1.2   Mục tiêu;

Ø Ngăn ngừa các thiệt hại cho khách hàng do ảnh hưởng của thảm họa và đưa ra các phương thức khắc phục sau thảm họa,

Ø Tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro và huấn luyện nhân viên ứng phó với thảm họa

Ø Truyền thông kế hoạch liên tục kinh doanh đến tất cả các bên có liên quan

 

 


2.0   PHẠM VI

2.1 Qui trình này được áp dụng tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.

 

 


3.0   ĐÀO TẠO

 

4.1 Trách nhiệm của tất cả các trưởng phòng phải đảm bảo rằng nhân viên của họ hợp tác nỗ lực tái thiết dưới sự chỉ đạo của Đội khắc phục thảm họa

 

 


4.0   TRÁCH NHIỆM

         

4.1   Đội khắc phục thảm họa.

4.1.1 Sơ đồ tổ chức – Đội khắc phục thảm họa

   4.1.2.   Trách nhiệm của Đội khắc phục thảm họa gồm như sau:

i) Phối hợp phản ứng ban đầu để bảo vệ mạng sống và giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại về tài sản.

ii) Thông báo cho toàn bộ nhân viên về thời gian dự kiến thực hiện hành động.

iii) Dựa trên báo cáo đánh giá, Đội khắc phục thảm họa sẽ quyết định kế hoạch hành động để thông báo cho khách hàng thông qua các đội trưởng liên quan

 

4.2 Đội IT

                4.2.1 Phối hợp các hoạt động cần thiết để khôi phục hệ thống ở hiện trường cũ, tạm thời, địa điểm mới.

                4.2.2 Phê duyệt kế hoạch, đặt hàng và chi phí cho việc phục hồi hệ thống 

                4.2.3 Cung cấp thông tin và phối hợp cho toàn đội IT

     

4.3  Đội Sản xuất.

4.3.1 Phối hợp các hoạt động cần thiết để khôi phục tất cả các thiết bị cần thiết để vận hành sản xuất.

4.3.2 Liên hệ với các nhà thầu bên ngoài tiến hành kế hoạch dọn dẹp để đảm bảo điều kiện an toàn và phù hợp vận hành.

4.3.3 Làm việc với cơ quan chính quyền và đội hỗ trợ chuyên nghiệp khác để được giúp đỡ nếu cần.

4.4    Đội An toàn

4.4.1      Phối hợp với các lực lượng bên ngoài để đảm bảo an toàn cho nhân viên và tài sản công ty.

4.4.2      Cung cấp thông tin liên lạc

4.4.3      Đảm bảo việc thông báo đến tất cả các cơ quan ứng cứu phù hợp.

4.4.4      Tiến hành di tản nhân viên đến khu vực an toàn bên ngoài nhà máy.

4.4.5      Thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ kết hợp với chính quyền địa phương, khi được thông báo an toàn từ viên ứng phó khẩn cấp bên ngoài

4.4.6      Thiết lập khu vực cấp cứu để điều trị vết thương.

4.4.7      An ninh nhà máy được xác nhận cho đến khi được xác định an toàn.

4.4.8      Cung cấp thiết bị cấp cứu cho nhân viên thực hiện công tác cấp cứu.

4.4.9      Cung cấp trang bị bảo vệ cá nhân cho nhân viên.

 

4.5         Đội An ninh

4.5.1    Hỗ trợ cảnh sát trong việc bảo vệ an toàn nhà máy

4.5.2   Liên hệ với dịch vụ bảo vệ bên ngoài để tăng cường lực lượng, lên kế hoạch và giám sát viên nếu cần.

4.5.3   Đánh giá thiệt hại cho hệ thống an ninh.

4.5.4   Phối hợp công tác sửa chữa khi hệ thống được xây dựng lại.

4.5.5   Phục hồi băng ghi hình từ hệ thống CCTV.

 

4.6         Đội Bảo trì

4.6.1      Đánh giá thiệt hại đối với thiết bị, máy móc và dụng cụ.

4.6.2      Đánh giá tồn kho phụ tùng.

4.6.3      Xác nhận phương pháp tốt nhất để tận dụng thiết bị.

4.6.4      Xúc tiến sửa chữa những thiết bị hiện có nếu cần.

 

4.7 Đội Kho

4.7.1 Phối hợp với các bộ phận chức năng để quản lý nguyên liệu bao gồm mua hàng, lên kế hoạch sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho và phân phối.

4.7.2 Phát triển các qui định và qui trình mới đối với việc đáp ứng nhanh chóng cho những nguồn cần thiết.

4.7.3 Xác định ảnh hưởng của thảm họa đối với nguyên vật liệu đang có, việc giao nhận nguyên liệu, năng lực nội bộ và nguồn nhân lực.

4.7.4 Định lượng và phân loại vật liệu hư hỏng để làm việc với công ty bảo hiểm.

4.7.5 Nhận diện các giới hạn về vận tải, xuất nhập kho và định lượng tác động lên việc vận tải.

4.7.6 Ưu tiên giao hàng theo yêu cầu khách hàng.

4.7.7 Thông tin đến từng khách hàng về kế hoạch giao hàng và tác động đến việc giao hàng.

4.7.8 Phối hợp với các nhà cung cấp để đảm bảo thời gian giao hàng phù hợp nhất.

 

 4.8 Đội Kế toán

 4.8.1 Phối hợp các hoạt động cần thiết để đảm bảo cập nhật các thông tin và công cụ tài chính ở vị trí tạm hay vị trí mới.

                 4.8.2 Thu xếp lương cho nhân sự làm việc suốt quá trình diễn ra thảm họa và tái thiết.

                 4.8.3 Thu xếp duyệt kinh phí.

                 4.8.4 Tập trung các tài liệu tài chính để làm việc với công ty bảo hiểm.

                 4.8.5 Thu xếp thanh toán cho các nhà cung cấp hỗ trợ trong quá trình xảy ra thảm họa và tái thiết

                 4.8.6 Đảm bảo rằng các bản lưu của phần mềm kế toán có sẵn.

 

4.9 Đội nhân sự

                 4.9.1 Tiến hành thuê nhân sự thay thế nếu cần.

                 4.9.2 Cung cấp thông tin nội bộ để nhân sự được thông báo tình hình tái thiết công ty.

                 4.9.3 Phối hợp và cung cấp phương tiện đi lại cho nhân viên nếu cần.

 

4.10 Đội Kinh Doanh

4.10.1    Liên lạc với các công ty cùng ngành khác để yêu cầu hỗ trợ và khách hàng để duy trì niềm tin của khách hàng nếu cần.

4.10.2 Cập nhật tồn kho để duy trì đầu ra sản phẩm.

 

          Ghi chú: Giám đốc điều hành là người liên hệ, sẽ ra quyết định cho hành động kế tiếp.

 

 

   5.0   LƯU ĐỒ QUI TRÌNH

Thảm họa

Kết thúc

Bắt đầu

-        Phát hiện thảm họa / trường hợp khẩn cấp

-        Thông báo dịch vụ cấp cứu

-        Thông báo với người chịu trách nhiệm

Bước nhận diện thảm họa

-        Ổn định tình hình hoặc tiến hành di tản

-        Tuân theo qui trình xử lý khẩn cấp cho các thiệt hại về điện/ HVAC và nguồn nước

-        Báo cáo ngắn gọn cho Đội trưởng

Bước đánh giá

-        Tiến hành đánh giá thiệt hại (nếu cần)

-        Xác định mức độ thiệt hại,

Thảm họa

Bước kích hoạt kế hoạch

-        Bắt đầu thông báo và triển khai công tác với nhóm tái thiết sau thảm họa

-        Thông báo cho các nhà cung cấp quan trọng

-        Thông báo khu vực dự phòng dự định sử dụng

-        Thành lập trung tâmđiều hành tình trạng khẩn cấp EOC

 

 

Qui trình tái thiết

-        Bắt đầu các hoạt động tái thiết

-        Tiếp tục các qui trình quan trọng.

Hủy các hoạt động tái thiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

No

Không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

    6.0 HƯỚNG DẪN

 

6.1 Thông báo khẩn.

 6.1.1 Người phát hiện ra trường hợp khẩn cần:

a) Xác minh vấn đề.

b) Lập tức hô hoán, nhấn chuông báo động, gọi điện thoại cho đội trưởng báo cáo tình hình.

c) Trung tâm kiểm soát an ninh sẽ lập tức liên hệ với các cơ quan chức năng địa phương (như phòng cháy chữa cháy, cảnh sát, cấp cứu) theo số sau:

 

Cơ quan

Số điện thoại

PCCC

114

Cảnh sát

113

Cấp cứu

115

 

6.2 Danh sách liên hệ.

Chi tiết liên hệ sẽ được duy trì/ cập nhật bởi trưởng phòng và được lưu giữ tại bộ phận nhân sự.

 

6.3 Rủi ro tự nhiên & Rủi ro kỹ thuật/ do con người gây ra.

6.3.1 Có vô số rủi ro tự nhiên là nguyên nhân tiềm ẩn gián đoạn việc kinh doanh hằng ngày. Các tác động này có thể được giảm nhẹ nếu các phương pháp phù hợp được áp dụng để giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa.

Ø Lũ lụt

Ø Động đất

Ø Gió lốc

Ø Bão.

6.3.2 Các rủi ro kỹ thuật/ do con người gây ra buộc phải xem xét trong kế hoạch kinh doanh bền vững. Những nguy cơ này có thể ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến kế hoạch kinh doanh hằng ngày. Những trường hợp sau phải đưa vào xem xét.

Ø Cháy

Ø Các mối đe dọa về bom

Ø Mất điện

Ø Cúp nước

Ø Bất ổn dân sự

Ø Tội phạm, cướp có vũ trang

Ø Mạng IT gián đoạn

Ø Rò rỉ nguyên liệu nguy hại

Ø Bệnh dịch

Ø Hạ tầng hư hỏng

 

6.4 Đánh giá rủi ro

6.4.1 Trong việc xem xét giảm thiểu tác động, Đánh giá rủi ro chỉ ra cụ thể trong qui trình này để làm giảm hơn nữa các tác động tiêu cực bởi thảm họa.

6.4.2 Đánh giá rủi ro                                             

 

Mức độ rủi ro

Hành động

1 Cao

Yêu cầu hành động ngay lập tức

2 Trung bình

Theo dõi thường xuyên giám sát loại bỏ

3 Thấp

Đánh giá lại khi có thay đổi

4 Không xác định

Không có hành động yêu cầu

 

 

 

 

 

 

Hình thức rủi ro

Cấp độ rủi ro

Hành động

Mất điện

3

  1. Hệ thống máy tính chính được trang bị UPS duy trì trong vòng ..... giờ
  2. Toàn bộ dữ liệu được sao lưu và lưu trữ trên server.
  3. Máy phát điện tại chỗ phục vụ cho nhu cầu của server máy tính, hệ thống an ninh, hệ thống bơm chữa cháy, kho và một số thiết bị khác. Máy phát điện được khởi động và cung cấp nguồn điện ổn định nếu cần.

Rớt máy bay

4

Nhà máy cách khá xa khu vực sân bay quốc tế Cam Ranh.

 

Gió, Bão

3

Khánh Hòa được ghi nhận là khu vực ít xảy ra hiện tượng bão và lốc xoáy. Theo ghi nhận cơn bão lớn nhất ở Khánh Hòa là cơn bão số 12 gió giật cấp 15 tên Damrey diễn ra ngày 4/11/2017.

Hành động khi có thông báo gió bão: Giằng cố mái bằng dây thép kiên cố, chặt bớt các tán cây, di chuyển sản phẩm hàng hóa đến vị trí kiên cố an toàn. Chuẩn bị sự cố mất điện, mất nước an toàn.

Nguy cơ về bom

4

Tình hình chính trị Việt Nam hiện tại rất ổn định. Pháp luật Việt Nam rất nghiêm khắc trong vấn đề này. Nghiêm cấm tuyệt đối hiện trạng kinh doanh mua bán chất gây nổ. Tình trạng bất ổn dân sự và chiến tranh không có nguy cơ xảy ra.

Cháy

3

Nguy cơ cháy trong nhà máy được giảm thiểu triệt để với qui định cấm hút thuốc. Các khu vực có nhiều nguy cơ khác là nhà bếp, lò hơi. Xung quanh khu vực nhà máy và kho được trang bị:

1.    Hệ thống chữa cháy vách tường được trang bị khắp xưởng và hệ thống vòi chữa cháy được lắp đặt theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy địa phương.

2.    Bình chữa cháy CO2 và bình chữa cháy mini Firerescue được trang bị khu vực tủ điện để bảo vệ các thiết bị điện và dung dịch hóa chất được trang bị khu vực bếp.

3.    Nhân viên được hướng dẫn các thao tác chữa cháy cơ bản định kì hằng năm.

4.    Tuân thủ các yêu cầu về phòng cháy của cơ quan địa phương và có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

5.    Kiểm tra hệ thống phòng cháy định kỳ và có lưu hồ sơ ghi nhận.

Lũ lụt

3

Khu vực không ghi nhận hiện tượng lũ lụt trong quá khứ

Tội phạm: cướp có vũ trang

4

Hệ thống giám sát Camera được bố trí bao quanh khu vực làm việc và các tòa nhà được giám sát từ xa với màn hình tivi và trang bị chuông báo tại các cửa ra vào.

Nguồn nước  

3

Bồn nước dự trữ 200m3 kết hợp việc sử dụng nước ngầm có thể cung cấp đủ nước trong trường hợp bị gián đoạn. Nguồn nước do Nhà máy F17 tự xử lý và cấp.

Động đất

4

Khánh Hòa không có ghi nhận động đất trong quá khứ.

IT

3

Các bình chữa cháy mini Firerescue và bình CO2 được trang bị gần khu vực tủ server. Tủ server được đặt ở vị trí khô, thoáng và không dột nước. Dữ liệu được sao lưu tại server hằng ngày.

Bệnh dịch lây lan

3

Tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của cơ quan y tế chính phủ trong việc sàng lọc khách và nhân viên tại cổng chính. Áp dụng phương pháp sàng lọc phù hợp cho từng loại bệnh dịch. Mặc BHLĐ, rửa tay, khử trùng khi vào xưởng sản xuất.

Rò rỉ hóa chất

 

2

Nhà máy không sử dụng hóa chất bị giới hạn sử dụng hoặc cấm sử dụng.

Khi hóa chất bị rò rỉ, nguy cơ được kiểm soát như sau:

  1. Đào tạo nhận diện hóa chất khi có hóa chất mới hoặc đào tạo lại.
  2. Kiểm tra kho hóa chất hàng tuần.
  3. Đánh giá an toàn hằng tháng để đánh giá việc sử. dụng, vận chuyển và tình trạng tồn kho hóa chất.
  4. Kiểm tra bộ xử lý rò rỉ hóa chất hằng tuần để đảm bảo đủ thiết bị/ dụng cụ  xử lý trong trường hợp bị rò rỉ.

Hư hỏng hạ tầng

 

4

Khu vực nhà xưởng được sửa chữa.

                                                                                               

 

Tổng số lượt xem trang